Bài giảng Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (tiết 4)

Tìm hiểu phần 1: An toàn thực phẩm khi mua sắm

-GV: An toàn thực phẩm là gì?

-HS: trả lời (An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng)

-GV: Hãy kể tên các loại thực phẩm mà gia đình em hay mua sắm:

-Thực phẩm tươi sống

-Thực phẩm đóng hộp

 

doc7 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 11205 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 42 Ngày soạn: 10/10/2010
Lớp 6 Ngày dạy:
 Nhóm 1_k13 CNA
Chương III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
 Bài 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
- Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nêu được các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
2, Kỹ năng:
- Biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Rèn luyên kỹ năng quan sát, trình bày
- Kỹ năng thảo luận và làm việc theo nhóm
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
-Quan tâm bảo vệ sức khỏe của bản thâ, gia đình và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
-Soạn giáo án
-Phóng to các hình 3.14, 3.15, 3.16, sưu tầm các hình ảnh có liên quan
2. Học sinh:
- Học bài cũ, đọc trước bài mới 
-Chuẩn bị bảng phụ
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV: Nếu hàng ngày em ăn quá nhiều hoặc quá ít chất béo, cơ thể em có được bình thường không? Em sẽ bị hiện tượng gì?
-HS: 
+Ăn thừa chất béo(hoặc ăn quá nhiều chất béo) sẽ bị tăng trọng quá mức (béo phì)
+Thiếu chất béo, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng và thiếu các vitamin tan trong chất béo(Vitamin A, D, E,K)
-GV: Kết luận 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
	Trong thời điểm hiện nay, các cơ quan luôn tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm. vậy an toàn thực phẩm là gì? Làm thế nào để phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm. Trong bài học này chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề trên.
b. Phát triển bài: 
T/gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vệ sinh thực phẩm:
-GV: Thực phẩm nếu không được bảo quản tốt thì sau một thời gian sẽ bị nhiễm trùng và phân hủy, nhất là trong thời tiết nước ta hiện nay.
?Hãy nêu một số loại thực phẩm dễ hư hỏng? Nguyên nhân?
-HS: trả lời 
-GV: thực phẩm dễ bị hư hỏng: thịt gia súc, thủy sản(lợn, gà , vịt, tôm, cá...)
Nguyên nhân:
+ Thực phẩm tươi sống sau khi giết mổ không được bảo quản đúng yêu cầu kĩ thuật, bị vi khuẩn có hại xâm nhập, phá hủy và bị nhiễm trùng
+ Thực phẩm mua về không chế biến ngay, không để nơi thoáng mát
-GV: Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm, nhiễm độc thực phẩm?
-HS: Trả lời
-GV: Củng cố.
? Khi ăn phải thức ăn nhiễm trùng hoặc nhiễm độc sẽ có tác hại như thế nào đối với người ăn?
-HS:
-GV: Khi thức ăn bị nhiễm trùng, nhiễm độc có thể bị ngộ độc thức ăn và rối loạn tiêu hóa.
-GV: Thực phẩm để tủ lạnh có đảm bảo an toàn không? Tại sao? (không đảm bảo, vì: thực phẩm thịt cá chưa qua chế biến thì chỉ giữ được trong ngăn đá trong một khoảng thời gian cho phép, để quá lâu thực phẩm sẽ bị kém chất lượng, bị nhiễm trùng. Thực phẩm đã chế biến không nên giữ lâu trong tủ lạnh, vi khuẩn vẫn có thể phát triển, gây ngiễm độc. Với thực phẩm đóng hộp trong quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh, không được bảo quản tốt thì nếu để trong tủ lạnh vẫn bị hư hỏng nên nấm mốc, vi khuẩn có hại phát triển..) 
-GV: Chuyển ý sang phần 2. 
-GV: Quan sát hình 3.14 SGK đọc thông tin và cho biết: nhiệt độ có ảnh hưởng đối với vi khuẩn như thế nào?
-HS: quan sát trả lời 
-GV: nhận xét, củng cố
-GV: theo em có nên uống nước đá, ăn rau sống hay không? Tại sao?
-HS: trả lời
-GV: củng cố và hỏi: để đảm bảo an toàn thực phẩm thì nên thực hiện khẩu hiệu gì? (ăn chín uống sôi).
Tổng kết hoạt động 1
* Củng cố: 
- Việc giữ gìn vệ sinh thực phẩm là điều cần thiết và phải thực hiện nghiêm túc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời tiết kiệm chi phí cho gia đình, xã hội.
* Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ
- Liên hệ bản thân xem gia đình đã thực hiện vệ sinh thực phẩm chưa.
Tiết 2: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu vấn đề vệ sinh thực phẩm. Hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề an toàn thực phẩm và biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về an toàn thực phẩm
-GV: đặt vấn đề ngộ độc thực phẩm hiện nay đang ngày càng gia tăng do thức ăn bị nhiễm độc do dùng thực phẩm không an toàn. Vậy, các em hãy đọc thông tin SGK/77.78 và cho biết an toàn thực phẩm là gì?
-HS: trả lời
-GV: nhận xét. Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao. Người sử dụng cần biết cách lựa chọn cũng như xử lí thực phẩm một cách đúng đắn, hợp vệ sinh
Tìm hiểu phần 1: An toàn thực phẩm khi mua sắm
-GV: An toàn thực phẩm là gì?
-HS: trả lời (An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng)
-GV: Hãy kể tên các loại thực phẩm mà gia đình em hay mua sắm:
-Thực phẩm tươi sống
-Thực phẩm đóng hộp
-Thực phẩm khô
-HS: trả lời
-GV: Thảo luận nhóm đôi (2 phút) 
Quan sát tranh (hình 3.15) SGK. Em hãy phân loại thực phẩm?
-HS: thảo luận trả lời
-GV: củng cố
-GV: Có những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm nào?
- HS: trả lời: 
(- Các loại thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh
- Các thực phẩm đóng hộp, có bao bì...phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống (rau, quả) với thực phẩm cần nấu chín (thịt, cá)).
-GV: Kết luận: 
Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm, cần phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, không quá hạn sử dụng, không bị ôi, ươn, ẩm mốc,...
GV: chuyển ý
Tìm hiểu phần 2: An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản
-GV: Trong gia đình em, thực phẩm thường được chế biến ở đâu?
-HS: trả lời (ở nhà bếp)
-GV: Ví dụ: Dùng dao thái thịt chưa chế biến, để thái thịt đã chế biến (chưa rửa dao). Vậy, khi chúng ta ăn thịt sau khi thái (dao chưa được rửa) thì sẽ như thế nào?
-HS: trả lời (có thể là đau bụng)
-GV: Đây chính là một trong những con đường để cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn. Vậy, ngoài ra vi khuẩn còn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào khác nữa?
-HS: trả lời (dụng cụ nhà bếp, bàn bếp...)
-GV: nhận xét, củng cố
Vậy, khi vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể thì sẽ gây ra hậu quả gì?
-HS: trả lời (Gây chứng ngộ độc như: tiêu chảy, ói mửa, mệt mỏi).
-GV: nhận xét 
Thảo luận nhóm đôi (2 phút). Hoàn thành bài tập trong SGK trang 78?
-HS: thảo luận nhóm trả lời 
(+Thực phẩm đã chế biến: Cho vào hộp kín để tủ lạnh(không nên để lâu)
+Thực phẩm đóng hộp: để tủ lạnh nên mua vừa đủ dùng.
+Thực phẩm khô: phải được phơi khô cho vào lọ kín và kiểm tra luôn để phát hiện kịp thời khi bị ẩm)
-GV: nhận xét, củng cố
Tổng kết hoạt động 2
Gv chuyển ý
Hoạt động 3: tìm hiểu: Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
Tìm hiểu phần 1: Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn
-Gv: yêu cầu Hs đọc SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết có những nguyên nhân nào gây ngộ độc thức ăn?
-HS: trả lời 
-GV: giải thích từng nguyên nhân (hình ảnh minh họa)
Gv chuyển ý
Tìm hiểu phần 2: Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
a. Phòng tránh nhiễm trùng
-GV: yêu cầu HS quan sát tranh (hình 3.16) nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng?
-HS: Trả lời
-GV: củng cố
Vậy ở gia đình em đã thực hiện được các biện pháp này chưa?
-HS: trả lời
-GV: vậy, ngoài ra, các em còn biết biện pháp nào nữa?
-HS: trả lời
Gv kết luận, chuyển ý
b. Phòng tránh nhiễm độc
-GV: hỏi: em hãy cho biết có những biện pháp phòng tránh nhiễm độc nào?
- HS: trả lời
-GV: nhận xét, kết luận 
-GV: nhấn mạnh phần chú ý cho HS
Tổng kết hoạt động 3
I. Vệ sinh thực phẩm
1. Nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm
-Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.
-Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn
- Nhiệt độ từ -10 đến -20 độ C thì vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chêt.
-Nhiệt độ từ 0-37 độ C thì vi khuẩn có thể sinh nở nhanh chóng rất nguy hiểm
- Nhiệt độ từ 50-58 độ C thì vi khuẩn không thể sinh nở ngưng cũng không chết hoàn toàn
- Nhiệt độ từ 100-115 độ 
C thì vi khuẩn bị tiêu diệt
II. An toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm
- Các loại thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh
- Các thực phẩm đóng hộp, có bao bì...phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống (rau, quả) với thực phẩm cần nấu chín (thịt, cá).
2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản.
- Thức ăn phải được nấu chín và bảo quản chu đáo. Nếu không có thể bị ngộ độc 
- Thực phẩm đã chế biến cần đậy kĩ hoặc bảo quản tốt 
- Thực phẩm đóng hộp cần để nơi thoáng mát, chú ý hạn dùng
-Thực phẩm khô cần cho vào bao bì kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
1. Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn
(SGK)
2. Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
a. Phòng tránh nhiễm trùng: phải giữu vệ sinh nơi nấu nướng và vệ sinh nhà bếp, rửa tay trước khi ăn, rửa kĩ và nấu chín thực phẩm, đậy kín thức ăn và bảo quản chu đáo.
b. Phòng tránh nhiễm độc: không dùng các thực phẩm có chất độc. Thức ăn bị biến chất, nhiễm các chất độc hóa học và đồ hộp quá hạn sử dụng.
c. Tổng kết bài
GV: gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ
4. Củng cố:
- Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm?
+ Biện pháp cơ bản để đảm bảo an toàn thực phẩm?
- Đọc phần " Có thể em chưa biết"
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Đọc trước bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

File đính kèm:

  • docbai16. ve sinh an toan thuc pham.doc
Bài giảng liên quan