Bài giảng Bài 29: Oxi – ozon (tiết 5)

 

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

+ Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản của H2S

Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế H2S

+ Vì sao H2S có tính khử mạnh, dung dich H2S có tính axit yếu

2. Kĩ năng

Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất hóa học của H2S

Giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và biện pháp chống ô nhiễm môi trường không khí.

II. Chuẩn bị

 

doc12 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 29: Oxi – ozon (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn :10/1/2010
CHƯƠNG VI: OXI – LƯU HUỲNH
 BÀI 29: OXI – OZON
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
+ Vị trí và cấu tạo nguyên tử oxi, cấu tạo phân tử ozon.
+ Tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản của oxi và ozon là tính oxi hoá mạnh ,nhưng ozon thể hiện tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
+ Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất.
+ Nguyên nhân tính oxi hoá mạnh của oxi và ozon. Chứng minh bằng phương trình hoá hoc.
+ Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
 2. Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất và phương pháp điều chế.
Viết pthh của phản ứng oxi với kim loại, phi kim, các hợp chất, một số phản ứng của ozon.
Tính % thể tích của các khí trong hỗn hợp.
Nhận biết các chát khí.
3. Thái độ : 
IV. Kế hoạch lên lớp :
1. Ổn định tổ chức .
*NgàyLớp10Asĩ.số.Vắng:............................................
2. Bài Cũ : (lồng vào bài mới )
3. Bài mới:
Hoạt động Thầy và Trò
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1:
+ Yêu cầu HS dựa vào bảng tuần hoàn xác định vị trí của nguyên tố oxi, từ đó viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, suy ra công thức phân tử và công thức cấu tạo của phân tử oxi.
+ HS Xác định vị trí của nguyên tố oxi, từ đó viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, suy ra công thức phân tử và công thức cấu tạo của phân tử oxi.
+ HS cho nhận xét về tính chất vật lí của oxi.
A. Oxi:
I. Vị trí và cấu tạo
- Vị trí của nguyên tố oxi:
 + Z = 8
 + Chu kì 2
 + Nhóm: VIA
 Cấu hình electron nguyên tử:
 8O: 1s22s22p4.
II. Tính chất vật lí
- Oxi ở trạng thái khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí: 
- Oxi tan ít trong nước, dưới áp suất khí quyển hóa lỏng ở -183oC.
Hoạt động 2:
Yêu cầu HS dựa vào độ âm điện, cấu hình electron của nguyên tử oxi dự đoán tính chất hóa học của oxi.
+ Yêu cầu HS dự đoán tính chất hóa học của oxi.
+ Giới thiệu oxi tác dụng được với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng với Na, Mg, Fe
+ Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng với C, Si, S, P rồi nhận xét 
III. Tính chất hóa học
Nguyên tử oxi có 6 electron lớp ngoài cùng.
Độ âm điện: = 3,44 (chỉ nhỏ hơn độ âm điện của flo là 3,98)
Oxi là phi kim hoạt động, dễ nhận thêm 2 electron. Nó thể hiện tính oxi hóa mạnh:
 O + 2e O2–
1. Tác dụng với kim loại
Oxi tác dụng được với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt):
VD: 0 0 -2
 3Fe + O2 Fe3O4
2. Tác dụng với phi kim
Oxi tác dụng được với nhiều phi kim (trừ các halogen):
 0 0 -2
 S + O2 SO2
 0 0 -2
4P + 5O2 2P2O5
 0 0 -2
 C + O2 CO2
Hoạt động 3 :
Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng với một số các chất có tính khử CO, H2S, CH4, NH3 ....
3. Tác dụng với hợp chất
Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ:
VD: C2H5OH + 3O22CO2 + 3H2O
 +2 0 +4 -2
 2CO + O2 2CO2.
 Kết luận:
 Oxi có tính oxi hóa mạnh, trong các hợp chất nó có số oxi hóa -2 (trừ hợp chất với flo và trong peoxit).
Hoạt động 4 :
Yêu cầu HS nêu một số ứng dụng của oxi mà các em biết.
GV:yêu cầu các em về nghiên cứu thêm SGK.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm mà các em đã được học, viết phương trình phản ứng.Giới thiệu ngắn gọn về cách sản xuất oxi trong phòng thí nghiệm.
+ Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng. 
IV. Ứng dụng
Oxi có rất nhiều ứng dụng như:
Dùng để luyện gang, thép.
Dùng trong y học,(SGK).
V. Điều chế oxi:
1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm
VD:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 2KCl + 3O2
2KNO3 2KNO2 + O2
2. Sản xuất oxi trong công nghiệp
a. Từ không khí:
 1.Hóa lỏng
Không khí sạch O2
 2. CCPĐ
b. Từ nước:
 2H2O 2H2 + O2
Ngày soạn :
BÀI 30: LƯU HUỲNH
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Sự biến đổi cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh theo nhiệt độ.
Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
- So sánh được những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa oxi và lưu huỳnh.
2. Kĩ năng
Biết được ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh.
Viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất của S.
II. Chuẩn bị
+ GV: GA + bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
+ HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà 
III.. Phương pháp dạy học chủ yếu :
 Học sinh làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
IV. Kế hoạch lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
*NgàyLớp10Asĩ.số.Vắng:............................................
2. Bài Cũ : Nêu những điểm khác nhau giữa oxi và ozon
3. Bài mới:
Hoạt động Thầy và Trò
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
+ Yêu cầu HS dựa vào bảng tuần hoàn cho biết vị trí của lưu huỳnh, viết cấu hình electron, nhận xét số electron lớp ngoài cùng.
I. Vị trí, cấu hình electron của nguyên tử 
-Vị trí: + Z = 16
 + Chu kì 3
 + Nhóm VI
- Cấu hình electron:
 1s22s22p63s23p4
=> Lớp ngoài cùng có 6 electron trong đó có 2 electron độc thân.
Hoạt động 2 :
 + Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ tinh thể hai dạng thù hình của lưu huỳnh, từ đó yêu cấu HS rút ra nhận xét về tính bền, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
II. Tính chất vật lý
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
-Lưu huỳnh có hai dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sa), lưu huỳnh đơn tà (Sb).
Kết luận: Hai dạng thù hình khác nhau về tính chất vật lý, có thể biến đổi qua lại với nhau tuỳ theo nhiệt độ.
1190C
1870C
4450C
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý 
SRắn ® SLỏng ® SQuánh ® SHơi
Vàng Vàng Nâu đỏ Nâu đỏ
Ở 1400oC hơi lưu huỳnh là những phân tử S2 
Ở 1700oC hơi lưu huỳnh là những nguyên tử S.
Hoạt động 3. 
+ Yêu cầu HS xác định số oxi hoá của lưu huỳnh trong các chất: H2S, S, SO2, H2SO4
+ Gợi ý HS dự đoán tính chất của lưu huỳnh.
+ Yêu cấu HS viết phương trình phản ứng.
+ Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng Fe tác dụng với S, H2 tác dụng với S. Xác định sự thay đổi số oxi hoá của lưu huỳnh từ đó rút ra nhận xét?
III. Tính chất hoá học của lưu huỳnh
S có các số oxi hóa sau: -2, 0, +4, +6 => Đơn chất lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim lọai và hiđro
+ Tác dụng với kim loại:
 0 0 –2
S + Cu CuS
 0 0 –2
S + Fe FeS
+ Tác dụng với H2:
0 0 –2
S + H2 H2S
=> Trong các phản ứng này S thể hiện tính oxi hóa:
 0 –2
S+ 2eS. 
S tác dụng với Hg ngay ở nhiệt độ thường:
0 0 –2
S + Hg HgS
+ HS viết phương trình hoá học của phản ứng S tác dụng với O2, F2. 
Yêu cầu HS xác định sự thay đổi về số oxi hoá của lưu huỳnh, từ đó cho nhận xét?
2. Tác dụng với phi kim
- ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng được với nhiều phi kim mạnh hơn:
 0 0 +4 –2
S + O2 SO2.
 0 0 +6 –1
S + F2 SF6.
=> Trong các phản ứng này, S thể hiện tính khử: 
 0 +4 0 +6
S S + 6e. S S + 4e 
Hoạt động : 
+ HS đọc SGK và liên hệ thực tiễn rút ra những ứng dụng của lưu huỳnh.
+ yêu cầu HS nghiên cứu thêm SGK.
+ Yêu cầu các em nghiên cứu SGK và tóm tắt trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh?
IV. Ứng dụng của lưu huỳnh
- Dùng để sản xuất axit H2SO4 :
S SO2 SO3 H2SO4
- Lưu hóa cao su, sản xuất diêm, dược phẩm, chất trừ sâu, phẩm nhuộm,(SGK).
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh
* Trạng thái tự nhiên:
- ở dạng hợp chất như muối sunfat, muối sunfua,
* Khai thác: dùng thiết bị đặc biệt.
V. Củng cố
GV: nhắc lại các kiến thức trong bài, yêu cầu HS nắm vững tính chất hóa học của lưu huỳnh và làm bài tập ở nhà
Ngày soạn :15/3/2010
BÀI 31: 
 Tiết 52: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
 TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 + Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh: Tính oxi hóa mạnh. Ngoài ra lưu huỳnh còn có tính khử.
+ Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh.
+ Khắc sâu kiến thức: O2 và S là những đơn chất phi kim có tính oxh mạnh. Oxi có tính oxh hơn lưu huỳnh, Lưu huỳnh có cả tính khử và tính oxh
 2. Kĩ năng:
 + Rèn luyện các thao tác làm thí nghiệm và quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hóa học xảy ra, thực hiện thí nghiệm an toàn, chính xác khoa học
II.Chuẩn bị
- GV: - Dụng cụ: - Hóa chất:
 +Ống nghiệm + KMnO4 ( KClO3)
 + Lọ thủy tinh miệng rộng 100 ml chứa O2 + Bột: S ; Fe
 + Cặp ống nghiệm + Than gỗ
 + Giá ống nghiệm + Dây thép
 + Muỗng đốt hóa chất 
 + Kẹp đốt hóa chất 
 + Đèn cồn
HS: Đọc bài thực hành trước ở nhà
III.. Phương pháp dạy học chủ yếu :
 Học sinh làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
IV. Kế hoạch lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
*NgàyLớp10Asĩ.số.Vắng:............................................
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu HS quan sát được dây thép cháy trong O2 sáng chói không thành ngọn lửa, không khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu bắn tóe xung quanh như pháo hoa: Fe3O4
I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành
1. Tính oxh của oxi 
- Dây thép sạch gỉ và uốn thành lò so
- Cắm mẩu than bằng hạt đậu xanh(que diêm) vào đầu dây thép và đốt nóng đỏ trước khi đưa vào lọ O2
- Cho 1 ít cát (nước) vào lọ thủy tinh
Hoạt động 2:
GV: Yêu câu HS quan sát được sự biến đổi trạng thái, màu sắc của S từ lúc đầu(rắn, vàng) ba giai đoạn tiếp theo(lỏng, vàng linh động đến quánh nhớt, nâu đỏ đến hơi, da cam)
2. Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ
- Dùng kẹp giữ ống nghiệm(ống nghiệm trung tính)
- Miệng ống nghiệm về phía không có người để tránh hít phải hơi S độc
Hoạt động 3:
GV: Yêu cầu HS quan sát được hỗn hợp bột Fe và S có màu xám nhạt. Khi đun phản ứng xảy ra mảnh liệt tỏa nhiều nhiệt làm đỏ rực hỗn hợp tạo thành hợp chất FeS màu xám đen
3. Tính oxh của S
- Lượng S > Fe
Hoạt động 4:
GV: Yêu cầu HS quan sát được S cháy trong O2 mãnh liệt hơn ngoài không khí tạo thành khói trắng: SO2( có lẫn SO3) có mùi hắc
4. Tính khử của lưu huỳnh
S được đun nóng trong muỗng đốt hóa chất trên ngọn lửa đèn cồn đưa vào lọ O2
II. Viết tường trình thí nghiệm
Tên bài thực hành:
Họ và tên học sinh trong nhóm:
Lớp:
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
Phương trình hoá học
1. Tính oxi hóa của oxi.
2. Sự biến đổi trạng thái của luu huỳnh theo nhiệt độ.
3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh.
4. Tính khử của lưu huỳnh.
Cũng cố
Giáo viên nhạn xét ưu khuyết điểm của buổi thực hành.
Giáo viên cho học sinh thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm.
Ngày soạn :15/3/2010
BÀI 31: 
 Tiết 53
HIĐROSUNFUA, LƯU HUỲNH ĐIOXIT,
LƯU HUỲNH TRIOXIT
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản của H2S
Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế H2S
+ Vì sao H2S có tính khử mạnh, dung dich H2S có tính axit yếu
2. Kĩ năng
Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất hóa học của H2S
Giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và biện pháp chống ô nhiễm môi trường không khí.
II. Chuẩn bị
+ GV: GA + Thí nghiệm (Nếu có)
+ HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà 
III.. Phương pháp dạy học chủ yếu :
 Học sinh làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
IV. Kế hoạch lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
*NgàyLớp10Asĩ.số.Vắng:............................................
2. Bài Cũ : Tính chất hoá học của lưu huỳnh?
3. Bài mới:
Hoạt động Thầy và Trò
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
+ HS tìm hiểu SGK trang 134 SGK yêu cầu HS tính chất vật lý của H2S?
A. Hiđro sunfua
I. Tính chất vật lí
- Là chất khí rất độc, không màu, mùi trứng thối, hơi nặng hơn không khí, tan ít trong nước(S=0,38 g/100 g nước ở 200C và 1 atm)
- Hóa lỏng ở -600C 
- Hóa rắn ở -860C
Hoạt động 2: 
GV: thông tin khí H2S tan trong H2O tạo thành d.d axit yếu
GV: Trong H2S, 2 nguyên tử H có khả năng bị thay thế lần lượt bởi nguyên tử kim loại nên có thể tạo muối trung hòa và muối axit
GV: Yêu cầu HS thảo luận viết phương trình hoá học ?
GV: cho HS xem bảng tính tan nhận xét về tính tan của muối sunfua?
+ HS nhận xét số oxi hoá của S trong H2S dự đoán H2S có tính khử hay tính oxh?
+ Mô tả thí nghiệm điều chế và đốt cháy H2S trong 2 trường hợp dư O2 và thiếu O2 (hình 6.4 trang 135 SGK) nhận xét, viết phương trình phản ứng?
GV: Bổ xung H2S cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt
- Nếu thiếu không khí tạo ra bột màu vàng bám trên đáy bình cầu đựng nước. 
II. Tính chất hóa học 
1. Tính axit yếu
H2S tan trong nước tạo thành d.d axit yếu
 H2S + NaOH → NaHS + H2O
 (natri hiđrosunfua)
 H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
 (natri sunfua)
2. Tính khử mạnh
- Oxi hóa chậm ( khi không đủ O2(k.k) hoặc ở nhiệt độ không cao lắm)
 -2 0 0 -2
 2H2S + O2(thiếu) → 2S + 2H2O 
- Ở nhiệt độ cao H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh tạo SO2
 -2 0 t0 +4 -2
 2H2S + 3 O2(dư) → 2SO2 + 2H2O 
- Phản ứng của H2S với chất oxi hóa mạnh 
 -2 0 +6 -1
 H2S + 4Cl2 + 4H2O --> H2SO4 + 8HCl 
Hoạt động 4:
Cho HS đọc SGK rút ra nhận xét: Trạng thái tự nhiên? 
Nguyên tắc điều chế H2S trong phong thí nghiệm?
III. Trạng thái tự nhiên và điều chế
1. Trạng thái tự nhiên
Có trong 1 số nước suối, khí núi lửa, chất protein bị thối rữa, ...
2. Nguyên tắc điều chế H2S trong phòng thí nghiệm :
 Cho muối sunfua(trừ PbS,CuS,...) + d.d a. mạnh 
 FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑
V. Cũng cố
GV: HS nắm vững tính chất của H2S và phương pháp điều chế H2S
Làm các bài tập3, 4/138 – 139 SGK
Ngày soạn :21/3/2010
BÀI 31: 
 Tiết 54
HIĐROSUNFUA, LƯU HUỲNH ĐIOXIT,
LƯU HUỲNH TRIOXIT
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Tính chất vật lý và tính chất hóa học của SO2 và SO3
Sự giống nhau và khác nhau về tính chất của 3 chất
Nguyên nhân tính oxh của SO3; tính oxh và tính khử của SO2
2. Kĩ năng
Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất hóa học của SO2 và SO3
Xác định vai trò của các chất.
3. Thái độ : 
Chuẩn bị
GV: Một số bài tập liên quan đến SO2, SO3
HS: Ôn tập kiến thức các bài trước và xem trước bài trước ở nhà
IV. Kế hoạch lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
*NgàyLớp10Asĩ.số.Vắng:............................................
2. Bài Cũ : tính chất hoá học của H2S ? 
3. Bài mới:
Hoạt động Thầy và Trò
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
+ HS tìm hiểu SGK trang 135 SGK 
+ Yêu cầu HS nêu tính chất vật lý của H2S?
B.Lưu huỳnh dioxit
I.Tính chất vật lí
- Là khí độc, không màu, mùi hắc, nặng gấp hơn 2 lần không khí, 
- Hóa lỏng ở - 100C 
Tan nhiều trong nước(ở 200C, 1VH2O hòa tan 40VSO2)
Hoạt động 2:
GV: thông tin: khí SO2 tan trong H2O tạo thành dung dịch axit yếu(mạnh hơn H2S và H2CO3)
+ HS tìm hiểu tính chất của SO2, và viết PTPƯ của SO2 tác dụng với H2O; với NaOH . 
II. Tính chất hóa học 
1. SO2 là oxit axit 
H2S tan trong nước tạo thành d.d axit yếu
 SO2 + H2O → H2SO3
 (axit sunfurơ)
 SO2 + NaOH → NaHSO3 
 (natri hiđrosunfit)
 SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O
 (natri sunfit)
+ HS nhận xét số oxh của S trong SO2 và dự đoán SO2 có tính khử hay tính oxi hoá 
+ HS thảo luận và viết phương trình phản ứng
Chú ý: Hiện tượng đặc trưng của phản ứng → Mất màu
2. Tính khử mạnh
- SO2 là chất khử khi tác dụng với chất oxh mạnh 
 +4 0 +6 -1
 SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr 
 +4 +7 +6 +2
 5SO2+2KMnO4 +2H2O →H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
* SO2 là chất oxh khi tác dụng với chất khử mạnh hơn 
+4 -2 0 
 SO2 + + 2H2S → 3S + 2H2O 
 +4 0 0 +2
 SO2+ 2Mg → S+ 2MgO
Hoạt động 3.
HS cho biết các ứng dụng và cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm ?
và viết phương trình phản ứng . 
III. Ứng dụng và điều chế SO2
1. Ứng dụng
- Điêù chế H2SO4
- Tẩy trắng giấy, bột giấy
- Chống nấm mốc lương thực, thực phẩm
2. Nguyên tắc điều chế SO2 :
a) Phòng thí nghiêm
H2SO4(đ,nóng) + Na2SO3 → Na2SO4 + H2O + SO2
2H2SO4(đ,nóng) + Cu → CuSO4 + 2H2O + SO2
 H2SO4 + S → 2H2O + 3SO2
b)Công nghiệp: 
 S + O2 → SO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2	
Hoạt động 4:
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu SGK trang 137 rút ra tính chất vật lý và tính chất hóa học của SO3?(Hs thảo luận và viết phương trình phản ứng )
C. Lưu huỳnh trioxit
I. Tính chất
- Là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và trong H2SO4
- Nhiệt độ nóng chảy: 17 0C
- Nhiệt độ sôi : 45 0C
- Là oxit axit
SO3 + H2O → H2SO4
SO3 + CaO → CaSO4
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
II. Ứng dụng và sản xuất
- Ít có ứng dụng thực tiễn
- Là sản phẩm trung gian để điều chế H2SO4
- Điều chế trong công nghiệp:
 t0,V2O5
2SO2 + O2 → 3SO3
Cũng cố
GV: HS nắm vững tính chất củaSO2 và SO3 và phương pháp điều chế SO2 và SO3
Làm các bài tập 5,6,7,8, 9, 10/138 – 139 SGK
Ngày soạn :21/3/2010
 Tiết 55
BÀI 33: AXIT SUNFURIC, MUỐI SUNFAT (T1)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
H2SO4 loãng có tính axit gây bởi ion H+.
H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh gây bởi gốc SO42-, trong đó S có số oxi hóa cao nhất là +6.
Tính chất vật lí của axit H2SO4, cách pha loãng axit H2SO4 đặc.
Axit sunfuric loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chất chung của axit. Nhưng axit sunfuric đặc nóng lại có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.
2. Kĩ năng
Kĩ năng pha loãng H2SO4 đặc.
Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất.
Viết phương trình hóa học biểu diễn tính chất của H2SO4
Chuẩn bị
GV: Một số thí nghiệm về axit sunfuric và bài tập liên quan đến axit sunfuric
HS: Xem bài trước ở nhà và ôn lại kiến thức về axit sunfuric ở lớp 9
3. Thái độ : 
Chuẩn bị
GV: Một số bài tập liên quan đến SO2, SO3
HS: Ôn tập kiến thức các bài trước và xem trước bài trước ở nhà
IV. Kế hoạch lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
*NgàyLớp10Asĩ.số.Vắng:............................................
2. Bài Cũ : tính chất hoá học của H2S ? 
3. Bài mới:
Hoạt động Thầy và Trò
NỘI DUNG
Mục tiêu:
 HS hiểu:
Kĩ năng:
Kiểm tra bài cũ
Em hãy trình bày tính chất hóa học của SO2 
Nêu phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

File đính kèm:

  • docChương 6 -O-S.doc
Bài giảng liên quan