Bài giảng Bài 3: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông

Khái niệm PPDH nằm trong mối quan hệ với rất nhiều thành phần của quá trình dạy học.

- Khái niệm PPDH là khái niệm phức hợp, có nhiều bình diện khác nhau. PPDH được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

- Không có sự thống nhất về phân loại các PPDH.

- Trong mô hình này thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạy học (HTDH). Các hình thức tổ chức hay hình thức xã hội của dạy học (như dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án.) cũng được gọi là các PPDH.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 3: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Buôn Ma Thuột, 26-27/02/2011 BCV: Vũ Ngọc Kính BÀI 3 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS PHỔ THÔNG Cách tiếp cận và Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 1. Cách tiếp cận Việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập. Vậy giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông được tiếp cận như thế nào? 2. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. PPDH có ba bình diện: + Bình diện vĩ mô là Quan điểm dạy học + Bình diện trung gian là Phương pháp dạy học + Bình diện vi mô là Kĩ thuật dạy học.  	 MÔ HÌNH BA BÌNH DIỆN CỦA PPDH Quan điểm DH – PPDH - Kỹ thuật DH Bình diện vi mô Bình diện trung gian Bình diện vĩ mô PP vĩ mô PP Cụ thể PP vi mô Quan điểm dạy học - Là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lí thuyết của lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học. - Là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của PPDH. Ví dụ quan điểm DH phân hoá các đối tượng, DH tình huống, DH tương tác, DH giải quyết vấn đề… - Ở bình diện trung gian, khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp (PPDH cụ thể), là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, thuyết trình… - PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS. Phương pháp dạy học Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép... Kĩ thuật dạy học KẾT LUẬN - Khái niệm PPDH nằm trong mối quan hệ với rất nhiều thành phần của quá trình dạy học. - Khái niệm PPDH là khái niệm phức hợp, có nhiều bình diện khác nhau. PPDH được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. - Không có sự thống nhất về phân loại các PPDH. - Trong mô hình này thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạy học (HTDH). Các hình thức tổ chức hay hình thức xã hội của dạy học (như dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án...) cũng được gọi là các PPDH. Một số phương pháp dạy học tích cực Nghiên cứu trường hợp điển hình Phương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp đóng vai Phương pháp trò chơi Phương pháp theo dự án Phương pháp dạy học nhóm PHƯƠNGPHÁP DẠY HỌC TICH CỰC … Một số kĩ thuật dạy học tích cực Nhóm 1: Nghiên cứu KTDH thứ 1 đến KTDH thứ 5 Nhóm 2: Nghiên cứu KT thứ 6 đến KT thứ 10 Nhóm 3: Nghiên cứu KT thứ 11 đến KT thứ 15 Nhóm 4: Nghiên cứu KT thứ 16 đến KT thứ 19 Nhiệm vụ các nhóm Sau khi nghiên cứu xong hãy chọn 1 kĩ thuật DH để thảo luận trong nhóm với nội dung: Nếu chúng ta sử dụng PP/KTDH này trong quá trình dạy học thì HS sẽ được rèn luyện những KNS nào? và hoàn thành nội dung vào bảng sau trên giấy A0: Kết quả thảo luận nhóm Minh họa Một số kĩ thuật dạy học tích cực Đến trang liên kết KTDH Bốn giai đoạn của quá trình học có giáo dục KNS Nghiên cứu các giai đoạn của quá trình học có Giáo dục Kĩ năng sống Làm việc nhóm: (10 phút) Bốn nhóm cùng nghiên cứu tài liệu (trang 36, 37) và trình bày về một giai đoạn theo phân công thứ tự (nhóm 1 giai đoạn 1; nhóm 2 giai đoạn 2; nhóm 3 giai đoạn 3 và nhóm 4 giai đoạn 4). Sinh hoạt nhóm và hoàn thành nội dung sau: 1. Bản chất/nhiệm vụ của giai đoạn đó là gì? 2. Mối liên hệ giữa giai đoạn đó với giai đoạn trước hoặc sau nó? 4 giai đoạn của quá trình học có GDKNS Giai đoạn 1: Khám phá Tìm hiểu kinh nghiệm/hiểu biết của người học liên quan đến KNS sẽ học. PP/KTDH thường sử dụng: Động não, Phân loại/Xác định vấn đề, Thảo luận, Chơi trò chơi, tương tác, đặt câu hỏi,…. 4 giai đoạn của quá trình học có GDKNS Giai đoạn Kết nối: Giới thiệu bài học, thông tin mới và các kĩ năng liên quan đến thực tế cuộc sống (tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới với chương trình học dựa trên thực tiễn/thực tế). PP/KTDH thường sử dụng: Thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình, phân tích tình huống, động não, Hỏi chuyên gia, Công đoạn, ... 4 giai đoạn của quá trình học có GDKNS Giai đoạn Thực hành: Gồm các hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh luyện tập, thực hành KNS mới học vào một tình huống/bối cảnh tương tự. PP/KTDH thường sử dụng: đóng vai, xử lí tình huống, hỏi chuyên gia, hỏi và trả lời, trò chơi,… 4 giai đoạn của quá trình học có GDKNS Giai đoạn Vận dụng: Tạo cơ hội cho học sinh áp dụng các KNS đã học vào các tình huống/bối cảnh mới hoặc tình huống/bối cảnh thực tiễn . PP/KTDH thường sử dụng: Dự án, hoạt động nhóm, ... 

File đính kèm:

  • pptKinh-Bai 3-Phuong phap Giao duc ve KNS.ppt