Bài giảng Bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn

6: Phần chuẩn bị thực hành bài dạy :

Bước 1: Tìm ra hướng dạy cho từng bài sao cho phù hợp, phương pháp phong phú, nội dung ngắn gọn nhưng phong phú,

Bước 2: Soạn giáo án, cần soạn kĩ càng.

Bước 3: Chuẩn bị đồ dùng dạy học phong phú, sạch đẹp. Đồ dùng mang tính khả thi cao, sử dụng được nhiều lần, nhiều môn.

Bước 4: Tâm lí phải vững vàng khi đứng lớp, chớ nên rung sợ mà mất bình tĩnh.

Bước 5: Xử lí tình huống trong quá trình giảng dạy.Đồng thời cũng có thể tạo không khí sôi động, vui tươi cho lớp học

 

 

ppt23 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Để có tiết dạy tốt chúng ta thực hiện theo các khâu sau: 1. Năng lực giáo viên: Là giáo viên có năng lực về chuyên môn mà còn có tất cả năng lực về phương pháp, cách thức tổ chức, sức khoẻ, giọng nói, tin học… nếu thiếu một trong những năng lực ấy sẽ đều ảnh hưởng đến việc dạy học. Vì thực tế cho thấy, một giáo viên cho dù có kiến thức chuyên sâu, nhưng không có phương pháp dạy học tốt, sẽ không đạt kết quả tốt trong dạy học. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TIẾT DẠY TỐT 2. Lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm của giáo viên: Khi có đầy đủ năng lực, nếu có thêm lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm tốt thì “ Không có việc gì khó”. Lòng yêu nghề ở đây, tức là lòng yêu công việc dạy học, coi việc dạy học là niềm vui, lúc nào cũng hứng thú dạy học, phấn đấu phục vụ nhiều cho công tác dạy học, luôn yêu mến học sinh, luôn có trách nhiệm trong từng bài dạy. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TIẾT DẠY TỐT 3. Nghiên cứu trước bài dạy: Nghiên cứu trước bài dạy là một công việc không thể thiếu trong các khâu dạy học. Khi có đủ tài liệu thì phải nghiên cứu để định hướng để biết cần dạy những gì, sử dụng những phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng những đồ dùng dạy học cần thiết nào, ước lượng thời lượng tổ chức dạy học, … Qua thực tế chứng minh: nếu bài dạy nào có sự đầu tư nghiên cứu kĩ thì kết quả mang lại là rất tốt. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TIẾT DẠY TỐT 4. Chuẩn bị bài dạy: - Giáo án phải đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học (phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng), xác định những thiết bị nào cần cho bài dạy. - Phần nội dung bài dạy phải thể hiện đầy đủ nội dung bài học. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TIẾT DẠY TỐT Hệ thống câu hỏi của giáo viên phải rõ ràng, dễ hiểu, phải có định hướng trả lời của học sinh ( lưu ý: phần hoạt động của giáo viên cần thể hiện những kĩ năng và cách thức hoạt động). Giáo án khi soạn thì hệ thống những câu hỏi phải bám sát theo chuẩn kiến thức – kĩ năng. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TIẾT DẠY TỐT 5. Bài giảng: Đây là nội dung chính của bài. Chính vì vậy giáo viên phải thật sự bình tĩnh, tự tin và quyết đoán trong giảng dạy. Đồng thời khi giảng dạy giáo viên phải tạo sự thoải mái, vui vẻ tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Khi đặt câu hỏi phải chính xác, tránh lặp lại câu hỏi nhiều lần, giáo viên cần bao lớp tốt để dạy cụ thể hoá từng đối tượng học sinh. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TIẾT DẠY TỐT (học sinh yếu kém làm việc ít, còn học sinh khá giỏi làm việc nhiều hơn chọn thời gian thích hợp trong tiết dạy). Việc dạy học phải linh hoạt, phải biết kết hợp tốt các kĩ năng: hỏi đáp, diễn giải, viết bảng, quan sát, phân tích, tổng hợp,… Củng cố: Giáo viên cần củng cố ngắn gọn, nhưng phải sinh động, có thể củng cố bằng cách trò chơi làm cho lớp sinh động, nhưng phải phù hợp nội dung bài, phải có hiệu quả. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TIẾT DẠY TỐT Hướng dẫn về nhà: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh học kĩ càng, làm tốt các câu hỏi sách giáo khoa, các bài tập, chuẩn bị tốt bài mới. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TIẾT DẠY TỐT 6: Phần chuẩn bị thực hành bài dạy : Bước 1: Tìm ra hướng dạy cho từng bài sao cho phù hợp, phương pháp phong phú, nội dung ngắn gọn nhưng phong phú,… Bước 2: Soạn giáo án, cần soạn kĩ càng. Bước 3: Chuẩn bị đồ dùng dạy học phong phú, sạch đẹp. Đồ dùng mang tính khả thi cao, sử dụng được nhiều lần, nhiều môn. Bước 4: Tâm lí phải vững vàng khi đứng lớp, chớ nên rung sợ mà mất bình tĩnh. Bước 5: Xử lí tình huống trong quá trình giảng dạy.Đồng thời cũng có thể tạo không khí sôi động, vui tươi cho lớp học LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TIẾT DẠY TỐT Một tiết dạy thành công là một tiết dạy đạt được mục tiêu bài học, phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng, có phương pháp giảng dạy và học tập tương thích với nội dung bài học, thỏa mãn được niềm đam mê của người thầy trên bục giảng và niềm hứng thú của học trò trong giờ học. Để có một tiết dạy được gọi là thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giáo án, sự chuẩn bị, sự đầu tư cho tiết dạy, tổ chức các hoạt động diễn ra trên lớp… Cụ thể, giáo án của giáo viên (GV) thể hiện rõ mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Kiến thức truyền đạt phải chính xác, Các trang thiết bị và đồ dùng dạy học cần được GV chuẩn bị trước khi lên lớp, tương thích với nội dung bài dạy và tính toán xem sử dụng lúc nào, nội dung nào, mục nào trong giờ dạy nhằm đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Bên cạnh đó, đồ dùng học tập của HS cũng cần có sự chuẩn bị và sử dụng theo sự hướng dẫn của GV. Đây chính là công cụ hỗ trợ cho HS trong việc học tập, tiếp thu bài học mới. HS tích cực, chủ động, có kỹ năng làm việc nhóm, thảo luận nhóm để việc học tập mang lại kết quả tốt… khoa học .Đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ được nội dung trọng tâm của bài để học sinh (HS) hiểu và tiếp thu được. Vận dụng tốt đặc trưng bộ môn, biết vận dụng phương pháp dạy học mới, có ứng dụng CNTT và các phương pháp truyền thống sao cho phù hợp, không gượng ép. Hệ thống câu hỏi trong quá trình thực hiện các phương pháp giảng dạy trên lớp phải phù hợp với nội dung bài dạy, với các đối tượng HS khác nhau trong từng lớp học. Đó có thể là câu hỏi đóng, có thể là câu hỏi mở, câu hỏi phát hiện. GV tạo ra không khí vui tươi, thoải mái trong lớp học, tạo sự hứng thú cho HS phấn khởi để tiếp thu bài. Cập nhật, lồng ghép thông tin mới một cách phù hợp vào bài dạy. Sử dụng tình huống, tạo tình huống có vấn đề trong tiết dạy để HS thảo luận tìm cách giải quyết. Ngoài ra, GV phải biết bao quát, quản lý lớp trong giờ dạy của mình. Phân phối thời gian hợp lý cho mỗi nội dung, cho từng hoạt động. Đặc biệt, GV đừng để bị áp lực về kiến thức trong tiết dạy. Nếu GV ôm đồm quá nhiều kiến thức thì sẽ bị quá tải, tiết dạy sẽ khó thành công. Trình bày bảng hợp lý, chữ viết bảng rõ ràng, hình vẽ trên bảng phải chính xác. Tâm lý GV phải vững vàng khi đứng lớp. Ngôn phong ngắn gọn, dễ hiểu, trôi chảy, xúc cảm, rõ ràng. Tác phong sư phạm mẫu mực, có khiếu hài hước. Việc dạy học cần phải linh hoạt, biết kết hợp các kỹ năng: hỏi - đáp, diễn giải, viết bảng, quan sát, phân tích, tổng hợp… trong giờ dạy… Ngoài những điều đã nói trên GV cũng thể quên và xem nhẹ và bỏ qua các bước lên lớp của 1 tiết dạy Ổn định tổ chức (1-2 phút) là một bước chuẩn bị tâm thế tập trung để bước vào tiết học. 2. Bước kiểm tra bài cũ (3-5 phút). Nội dung kiểm tra: Xem việc ghi chép làm bài, chuẩn bị bài của học sinh – tiết học trước có yêu cầu chuẩn bị– có thể làm kiểm tra miệng hay viết nội một phần trọng tâm nào đó . 3. Bước giảng bài mới (25 -30 phút) – bước trọng tâm Để giới thiệu bài mới, giáo viên có nhiều cách gây sự hứng thú, tập trung nghe giảng. Song sự dẫn dắt hấp dẫn của giáo viên sẽ giúp các em tập trung tốt hơn và chỉ cần ngắn gọn. Tùy từng bài GV gới thiệu có tranh thì GV hỏi nội dung tranh rút ra giới thiệu bài hoặc dựa vào kiểm tra bài cũ kết hợp sang giới thiệu bài. Giáo viên chuẩn bị kỹ để xác định phần nào là trọng tâm, là khó hiểu, khó nhớ để giảng giải kỹ càng; phần nào dễ, hướng dẫn các em tự học, không nhất thiết phần nào cũng giảng giải như nhau. Thiếu chuẩn bị kỹ nội dung lẫn phương pháp giáo viên không chủ động, dễ “cháy giáo án”. Cuối cùng, chả đọng lại bao nhiêu kiến thức cho học sinh. 4. Bước củng cố (1-2 phút) Chỉ cần một câu hỏi về nội dung trọng tâm hoặc tổ chức trò chơi 5. Bước dặn dò (1-2 phút) Đây là bước tiếp tục củng cố bài mới chuẩn bị cho bài sau. Không nên làm lấy lệ mà phải có yêu cầu, nội dung cụ thể rõ ràng. Ví dụ: đối với tiết toán lớp 1 bài phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)ta có thể không bắt buộc lập trình theo sách giáo khoa ta hình thành phần kiến thức sao cho hoc sinh hiểu bài và có kĩ năng thực hành .Trọng tâm bài này GV cần lưu ý cho HS : có 3 dạng toán. bài 1: Số có 2 chữ số cộng với số có 2 chữ số Bài 2: Số có 2 chữ số cộng với số trò chục Bài 3: Số có 2 chữ số cộng với số có 1 chữ số Thứ bảy, ngày 30 tháng 3 năm 2013 Toaùn Phép cộng trong phạm vi100(cộng không nhớ) 3 5 24 35 + = … 2 4 *5 coäng 4 baèng 9, vieát 9 *3 coäng 2 baèng 5,vieát 5 Tính töø phaûi sang traùi 59 + 9 5 35 + 24 9 5 -Vaäy:35 + 24 = 59 3 5 20 35 + = 2 *5 coäng 0 baèng 5, vieát 5 *3 coäng 2 baèng 5,vieát 5 Tính töø phaûi sang traùi 55 + 5 5 35 + 5 5 -Vaäy:35 + 20 = 55 Toaùn Phép cộng trong phạm vi 100(cộng không nhớ) 20 0 Thứ bảy, ngày 30 tháng 3 năm 2013 Toaùn Phép cộng trong phạm vi100(cộng không nhớ) 3 5 2 35 + *Haï 3, vieát 3 37 + 7 + 3 = *5 coäng 2 baèng 7, vieát 7 2 7 Thứ bảy, ngày 30 tháng 3 năm 2013 3 35 2 sang phần thực hành chúng ta cần xác định định các bài học sinh cần phải đạt cho học sinh làm trước. Những bài thực cho học sinh khá giỏi tùy vào từng bài GV có thể hướng dẫn hoặc yêu cầu HS làm hay dặn về nhà làm. Lưu ý khi soạn bài trình chiếu poworpoit tất cả các slide phải thể hiện đủ thứ, phân môn,tựa bài , cùng một pont chữ Đối với phân môn chính tả GV cần lưu ý lớp 1 không soạn trên máy trình chiếu bằng pont chữ viết tay ở lớp 1 vì có một số chữ hoa các em chưa được học. Cám ơn quý thầy cô lắng nghe. Mong nhận thêm được nhiều ý kiến kinh nghiệm quý báu để bổ sung hoàn thiện hơn. 

File đính kèm:

  • pptBOI DUONG SINH HOAT CHUYEN MON(1).ppt