Bài giảng Chương trình và quan hệ giữa chương trình quốc gia, chương trình địa phương, chương trình nhà trường

Mục tiêu của kế hoạch giáo dục cấp trường phải đáp ứng yêu cầu hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh.

 - Lựa chọn các năng lực cần đạt và phẩm chất hướng tới phù hợp với các HĐGD.

 

 

ppt46 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương trình và quan hệ giữa chương trình quốc gia, chương trình địa phương, chương trình nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
CHƯƠNG TRÌNH VÀ QUAN HỆ GIỮA CTQG-CTĐP-CTNT QUAN HỆ GIỮA CTQG-CTĐP-CTNT KỸ NĂNG XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRƯỜNG PHỔ THÔNG Phòng GDTrH Sở GD&ĐT Nghệ An Gồm Một số nhận thức chung Xây dựng hoạt động giáo dục trong trường phổ thông Tổ chức thực hiện Đánh giá việc thực hiện Sử dụng kết quả đánh giá. Phòng GDTrH Sở GD&ĐT Nghệ An Phần 1: Nhận thức chung 1, Chương trình nhà trường Là 1 bản thiết kế tổng thể các hoạt động của 1 nhà trường trong một thời gian nhất định. Trên cơ sở căn cứ vào chương trình quốc gia và chương trình địa phương, nhà trường bổ sung, điều chỉnh, xây dựng cho phù hợp với bối cảnh, tình hình của nhà trường. Phần 1: Nhận thức chung 2, Nội dung chương trình nhà trường HỆ THỐNG MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CTNT Phần 1: Nhận thức chung Bao gồm: + Nội dung chương trình các môn học bắt buộc và tự chọn; + Nội dung chương trình các chủ đề liên môn; + Nội dung chương trình các hoạt động giáo dục. Phần 1: Nhận thức chung 3. Hoạt động giáo dục (HĐGD) 	3.1 Là một nội dung/bộ phận cấu thành trong Chương trình nhà trường (CTNT); 	Thiết kế các HĐGD tức là góp phần xây dựng và cụ thể hóa mục tiêu, nội dung CTNT phổ thông. Gồm: GD nghề phổ thông; GD Hướng nghiệp; HĐ GDNGLL Hãy nêu 1 số nội dung giáo dục theo các chủ đề? Hãy nêu các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục? 3.2 Nội dung giáo dục (theo các chủ đề) + GD truyền thống, + GD kĩ năng sống, + GD hướng nghiệp, + GD Dân số - Sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV, + GD phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, + GD bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, + GD trật tự an toàn giao thông, + GD tiết kiệm năng lượng, + GD quyền trẻ em, + Giáo dục pháp luật, + Giáo dục tư tưởng – đạo đức Hồ Chí Minh 3.3 Các hình thức tổ chức HĐGD: 	 	Diễn đàn, giao lưu, trò chơi, đóng vai, câu lạc bộ, hùng biện, các cuộc thi, hội thi, vẽ tranh, hộp thư, kịch tham gia, tiểu phẩm, tổ chức ngày hội, tham quan dã ngoại, ... Khi tổ chức các HĐGD cần hướng tới những phẩm chất gì cho người học Những năng lực nào được hình thành và phát triển từ HĐGD? 3.4 Các phẩm chất hướng tới khi thực hiện HĐGD: Yêu gia đình, quê hương, đất nước; Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên;... 	 3.5 Các năng lực được hình thành và phát triển từ HĐGD: Năng lực thiết kế hoạt động; Năng lực tổ chức và quản lý hoạt động; Năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin; Năng lực tham gia các hoạt động thực tiễn; Năng lực thích ứng với môi trường hoạt động xã hội; Năng lực đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động. Bài tập nhận thức Tại sao phải xây dựng các hoạt động giáo dục (HĐGD) trong chương trình nhà trường? Các căn cứ để xây dựng chương trình/kế hoạch các HĐGD hoặc 1 hoạt động GD? Phần 2Xây dựng hoạt động giáo dục XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GỒM: XÂY DỰNG CÁC HĐGD CỦA NHÀ TRƯỜNG. XÂY DỰNG HĐGD CỦA GVCN Phần 2Xây dựng hoạt động giáo dục I/ XÂY DỰNG CÁC HĐGD CỦA NHÀ TRƯỜNG Trách nhiệm: 	- BGH và các thànhviên liên quan có trách nhiệm thiết kế, xây dựng các HĐGD (BGH chủ trì); I/ XÂY DỰNG CÁC HĐGD CỦA NHÀ TRƯỜNG 2. Các căn cứ xây dựng: 	- Kế hoạch giáo dục của Sở/Phòng; 	- Kết quả rà soát, đánh giá chương trình HĐGD NGLL hiện hành. 	- Mục đích giáo dục của nhà trường (chú ý đến mục đích hình thành và phát triển các năng lực); 	- Nhu cầu học sinh; 	- Nguyện vọng của phụ huynh; 	- Thời gian và các điều kiện thực tế khác của nhà trường, địa phương. Rà soát, đánh giá chương trình HĐGD hiện hành  * Ưu điểm: (để kế thừa) 	 * Hạn chế: Nội dung mức độ, thời lượng thực hiện; cách thức tổ chức, đánh giá,.... 	 Phân tích đặc điểm, điều kiện chung của nhà trường 	Phân tích: 	- Đặc điểm, điều kiện của nhà trường (đội ngũ GV, điều kiện csvc, đặc điểm tình hình học sinh,... 	- Các điều kiện kinh tế, xã hội địa phương 3. Các bước tiến hành 	- Xác định các căn cứ; 	- Phân tích, đánh giá; 	- Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn; 	- Xác định mục tiêu cho bản KHGD đang xây dựng. 	- Xác định thời lượng, các nội dung/chủ đề giáo dục; 	- Xây dựng bản dự thảo về KHGD; 	- Kí, ban hành bản KHGD của nhà trường 	 	- Mục tiêu của kế hoạch giáo dục cấp trường phải đáp ứng yêu cầu hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. 	- Lựa chọn các năng lực cần đạt và phẩm chất hướng tới phù hợp với các HĐGD. 	 4. Cấu trúc: 	-Tiêu đề KH; 	- Căn cứ; 	- Mục tiêu; 	- Nội dung, thời lượng; 	- Chỉ đạo thực hiện; 	- Kí, ban hành bản KHGD của nhà trường 	- Mục tiêu: 	+ Mục tiêu chung (mục tiêu tổng quát) 	+ Mục tiêu cụ thể (mục tiêu chi tiết) 	- Nội dung- thời lượng: 	Là các chủ đề/nội dung cơ bản mà nhà trường lựa chọn nhắm đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra.	 	- Chỉ đạo thực hiện: Thời gian tiến hành; Đối tượng thực hiện; Điều kiện cơ sở vật chất/phương tiện, người phụ trách, nguồn kinh phí (nếu có). 	 	Gợi ý thiết kế phần Tổ chức thực hiện II/ Xây dựng kế hoạch HĐGD của GVCN Yêu cầu, trách nhiệm: 	- Xây dựng KH HĐGD là một yêu cầu bắt buộc đối với GVCN. 	- Xây dựng HĐGD giúp GVCN chủ động, sáng tạo hơn khi tổ chức thực hiện nội dung GD nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 	 	 2. Nội dung Căn cứ vào tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm để: 	- Cụ thể hóa các chủ đề GD của nhà trường thành các hoạt động giáo dục; 	- Có thể bổ sung thêm các mục tiêu và chủ đề giáo dục khác để phù hợp với yêu cầu hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. 3. Căn cứ 	- Kế hoạch giáo dục của nhà trường; 	- Mục đích giáo dục của người GVCN và các GV bộ môn; 	- Đặc điểm tình hình, khả năng và nhu cầu của HS lớp chủ nhiệm; 	- Thời gian và các điều kiện thực tế khác của lớp, của trường. 4. Các bước tiến hành: 	- Xem xét và nắm vững bản KHGD của nhà trường; 	- Phân tích, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và nhu cầu, mong muốn củ học sinh; - Xác định mục tiêu, nội dung cho bản KHGD đang xây dựng; 	- Tiến hành xây dựng bản dự thảo về KHGD; 	- Hoàn thiện, nộp BGH để kí, ban hành bản KHGD của lớp; 	- Thông báo cho HS và PHHS, GV bộ môn. 	 5. Cấu trúc bản KH Tiêu đề kế hoạch; Căn cứ; - Mục tiêu, nội dung, hình thức, thời lượng cho bản KHGD đang xây dựng; Kế hoạch cụ thể (cho từng hoạt động): 	 	6. Thiết kế chi tiết 1 HĐGD 	Bước1: Đặt tên cho hoạt động 	(rõ ràng, chính xác, ngắn gọn; Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động; Tạo được ấn tượng ban đầu cho HS) 	 	Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động ( tức là dự kiến trước kết quả của hoạt động). Gợi ý: trả lời các câu hỏi sau 	- Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kiến thức ở mức độ nào? 	- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ đạt được của nó sau khi tham gia hoạt động? 	- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động? 	Bước 3: Xác định nội dung và hình thức của hoạt động 	- Cần liệt kê đầy đủ các công viêc/nội dung hoạt động phải thực hiện; 	- Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. 	Bước 4: Chuẩn bị hoạt động 	Dự kiến: 	- Tiến trình hoạt động (thời gian, các bước tiến hành trong một hoạt động); 	- Đối tượng thực hiện (giáo viên, học sinh và các hoạt động liên quan); 	- Các điều kiện phục vụ (địa điểm, cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu, kinh phí,...) 	Bước 5: Lập kế hoạch chi tiết cho hoạt HĐGD 	Xác định: 	- Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? 	- Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? 	- Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? 	- Các công việc cụ thể cho các tổ/nhóm/cá nhân; 	- Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc? 	Bước 6: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình HĐ 	- Rà soát kiểm tra; 	- Điều chỉnh; 	- Hoàn thiện, cụ thể hóa chương trình/kế hoạch bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động. Phần 3: Tổ chức thực hiện các HĐGD Theo quy mô trường: tham quan dã ngoại, hoạt động giao lưu; Diễn đàn, Sinh hoạt chuyên đề, Cắm trại, Hội thi,... Theo quy mô Khối: Diễn đàn, Sinh hoạt chuyên đề, Cắm trại, Hội thi, Vẽ tranh, trò chơi, Hùng biện, thi tìm hiểu,... Theo quy mô lớp: trò chơi, vẽ tranh, thi tìm hiểu, văn nghệ, tiểu phẩm,... Theo quy mô Nhóm: các CLB phóng viên, trò chơi dân gian, khiêu vũ, đàn, nghệ thuật,... Phần 4. Đánh giá việc thực hiện các HĐGD 1. Kết quả tổ chức của nhà trường/GVCN (căn cứ vào nguồn thông tin để đánh giá) - Bản kế hoạch HĐGD của nhà trường và GVCN; Hồ sơ tổ chức hoạt động của giáo viên’ Sổ biên bản sinh hoạt lớp; Sổ chủ nhiệm lớp; Hồ sơ tham gia hoạt động của học sinh’ Các kỹ năng của HS sau khi tham gia hoạt động; Nhận xét của các thành viên liên quan trong quá trình XDKH.P 2. Kết quả hoạt động của học sinh Gồm: 	+ Đánh giá cá nhân (động cơ, thái độ, kỹ năng, đóng góp); 	+ Đánh giá tập thể: (tinh thần, ý thức, công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện, thành tích kết quả,...) - Hình thức, PP đánh giá: - Chủ thể đánh giá: các nahf QL và GVCN Phần 5. Cách sử dụng kết quả đánh giá HĐGD: 	sử dụng vào 3 mục đích sau: Khẳng định sự trưởng thành, tiến bộ của HS sau mỗi hoạt động; Phục vụ cho quyết định và xếp loại hạnh kiểm cuối mỗi học kỳ và năm học; Kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và tập thể. Phần 3: Thực hành Bài tập 1 (Nhóm CBQL) Xây dựng kế hoạch các HĐGD của trường THPT A, năm học: 2014-2015. Bài tập 2 (Nhóm GVCN) Xây dựng 01 kế hoạch HĐGD của lớp chủ nhiệm năm học: 2014-2015 Phần 3: Thực hành Yêu cầu: Nội dung: 	Chọn 01 trường THPT/lớp cụ thể để làm bài tập; Xác định rõ các căn cứ, mục tiêu, nội dung, thời lượng HĐGD. - Thời gian thực hiện: 20 phút Hình thức và thời gian báo cáo: cử đại diện, thuyết trình 7-10 phút/nhóm. Các nhóm/cá nhân góp ý. ĐỀ CƯƠNG BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN SAU TẬP HUẤNPHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG Học Viên: -Thuộc Tỉnh: 1- PHÂN TÍCH BỐI CẢNH NHÀ TRƯỜNG X -Bối cảnh, -Điểm mạnh, -Điểm yếu, -Thời cơ , -Thách thức. - Định hướng phát triển chương trình nhà trường x 2- CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG X -Mục tiêu chung, -Mục tiêu cụ thể, -Khung nội dung chương trình giáo dục trường X. 3- HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRƯỜNG X -Mục tiêu, -Nội dung. 4- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Y TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRƯỜNG X -Mục tiêu chung, -Mục tiêu cụ thể, -Ví dụ một số bổ sung, điều chỉnh cho một khối kiến thức trong môn học Y mà anh anh/chị đảm nhiệm. 5- CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRƯỜNG X -Mục tiêu, -Nội dung chủ đề liên môn gắn với môn học anh/chị đảm nhiệm. 6- CÁC Ý TƯỞNG HOẶC ĐỀ XUẤT KHÁC CHÂN THÀNH CÁM ƠN THẦY/CÔ ĐÃ CHÚ Ý NGHE VÀ CHO Ý KIẾN THẢO LUẬN thuyntt@nghean.edu.vn 0912411433 

File đính kèm:

  • pptKy nang XD HDGD.ppt
Bài giảng liên quan