Bài giảng Công nghệ 10 - Lựa chọn nghề nghiệp tương lai

Nguyên tắc thứ nhất:

KHÔNG CHỌN NHỮNG NGHỀ MÀ BẢN THÂN KHÔNG YÊU THÍCH.

 

Nguyên tắc thứ hai:

KHÔNG CHỌN NHỮNG NGHỀ MÀ BẢN THÂN KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN TÂM LÍ, THỂ CHẤT HAY XÃ HỘI ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ.

 

Nguyên tắc thứ ba:

KHÔNG CHỌN NHỮNG NGHỀ NẰM NGÒAI KẾ HỌACH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CỦA ĐẤT NƯỚC

 

ppt32 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 8293 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công nghệ 10 - Lựa chọn nghề nghiệp tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
SINH HOẠT HỌC TẬP LAO ĐỘNG Xem xong clip trên bạn có thể hiểu được lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai rất là quan trọng. Lựa chọn nghề nghiệp tương lai I.Lựa chọn nghề nghiệp Theo bạn lựa chọn nghề là gì? Là tìm cho mình một việc làm mang đến lợi ích cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội, là công việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp năng lực bản thân. Vì sao phải chọn nghề ? - Để tìm hiểu xem nghề nào phù hợp với năng lực bản thân. - Kinh tế, khoa học, công nghệ ngày càng phát triển, thế giới nghề nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng, một người không thể cùng một lúc làm nhiều nghề được. - Chọn nghề là chọn cho mình một hướng đi đúng trong cuộc sống. Một số ngành nghề thông dụng Bác sĩ Giáo viên Nhân viên văn phòng Công nhân Kĩ sư Công an Diễn viên múa Ca sĩ Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình một nghề - Con người chỉ thành công trong cuộc đời khi biết chọn nghề phù hợp với mình nhất. - Nghề nghiệp là phương tiện mà mỗi con người dựa vào đó để sống và thỏa mãn các nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần, như sự đam mê, lòng nhiệt huyết, lý tưởng… NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỌN NGHỀ Nguyên tắc thứ nhất: KHÔNG CHỌN NHỮNG NGHỀ MÀ BẢN THÂN KHÔNG YÊU THÍCH. Nguyên tắc thứ hai: KHÔNG CHỌN NHỮNG NGHỀ MÀ BẢN THÂN KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN TÂM LÍ, THỂ CHẤT HAY XÃ HỘI ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ. Nguyên tắc thứ ba: KHÔNG CHỌN NHỮNG NGHỀ NẰM NGÒAI KẾ HỌACH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CỦA ĐẤT NƯỚC Lựa chọn nghề nghiệp tương lai I. Lựa chọn nghề nghiệp II. Chọn nghề như thế nào ? 1.Bạn thích làm nghề gì ? 2.Bạn có thể làm được nghề gì ? 3.Nhu cầu của xã hội đối với nghề bạn có thể làm và bạn thích ?  Chúng ta hãy cùng nghe một số ý kiến của các bạn trẻ về vấn đề này Sơ yếu lý lịch Họ và tên: Nguyễn Quang Toàn Học sinh lớp: 10A3 Trường THPT Đan Phượng Bạn Toàn thích trở thành đạo diễn phim truyền hình. 2. Bạn Toàn có thể làm nghề xe ôm 3. Nhu cầu của xã hội của đối với nghề đạo diễn cao vì nhu cầu xem phim giải trí của người dân ngày càng tăng. Nhu cầu xã hội đối với nghề xe ôm thấp vì số ngươi thất nghiệp đi làm xe ôm tăng cao Chúng ta hãy cùng nghe một số ý kiến của các bạn trẻ về vấn đề này Sơ yếu lý lịch Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương Học sinh lớp: 10A3 Trường THPT Đan Phượng 1.Bạn Hương muốn làm một đầu bếp. 2.Bạn Hương có thể trở thành 1 ca sĩ. 3. NCXH của nghề đầu bếp cao vì con người đâng dần nâng cao tinh thần vật chất NCXHcủa nghề ca sĩ thất vì ngày nay nghề ca sĩ rất phổ biến Chúng ta hãy cùng nghe một số ý kiến của các bạn trẻ về vấn đề này Sơ yếu lý lịch Họ và tên: Tạ Đăng Trí Học sinh lớp: 10A3 Trường THPT Đan Phượng 1. Bạn Trí muốn trở thành huấn luyện viên thể thao. 2. Bạn Trí có thể làm chủ 1 doanh nghiệp nhỏ sản xuất đồ gỗ gia dụng 3. Nhu cầu xã hội của doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng cao vì dân số nước ta đang tăng thế nên dẫn đến nhu cầu về dồ gia dụng cũng tăng. Nhu cầu xã hội đối với nghề HLV thấp Sơ yếu lý lịch Họ và tên: Nguyễn Viết Hùng Học sinh lớp: 10A3 Trường THPT Đan Phượng Chúng ta hãy cùng nghe một số ý kiến của các bạn trẻ về vấn đề này 1. Bạn Hùng muốn trở thành 1 bác sĩ 2. Bạn Hùng có thể trở thành người mẫu 3..NCXH đối với nghề bác sĩ cao. NCXH đối với nghề người mẫu thấp hơn 1.Bạn thích nghề gì? Trả lời được câu hỏi này là đã bộc lộ được hứng thú của mình với nghề đó. Mỗi người chỉ có thể nỗ lực hết mình với nghề, với công việc của mình khi nghề đó thực sự hứng thú với mình. 2. Bạn có thể làm được nghề gì ? Trả lời được câu hỏi này là đã phần nào tự nhận thức được năng lực của mình. Khi xác định được năng lực và chọn nghề đúng năng lực và sở trường thì người đó sẽ thành công trong nghề nghiệp. 3.Nhu cầu của xã hội đối với nghề bạn có thể làm và bạn thích ?  Trả lời được câu hỏi này tức là chúng ta đã biết tìm hiểu thực tế tương lai của nghề. Vì trong XH nào đi nữa thì vấn đề việc làm luôn là vấn đề rất quan trọng khi ra trường. Trong thực tế đã có những nghề mà chúng ta đào tạo ra rất nhiều nhưng nhu cầu tuyển dụng lại rất ít vì vầy SV thường phải bỏ nghề và đi làm nghề hoặc phải học thêm một nghề mới. Lựa chọn nghề nghiệp tương lai I. Lựa chọn nghề nghiệp: II. Chọn nghề như thế nào ? III. Sự phù hợp nghề: Thế nào là sự phù hợp nghề? Là sự hòa hợp, ăn khớp qua lại giữa con người và công việc cụ thể. Là những đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với yêu cầu do nghề đề ra với người lao động.   Ba dấu hiệu thể hiện sự phù hợp nghề: - Bảo đảm tốc độ làm việc, tức là bảo đảm được yêu cầu về số lượng công việc theo định mức lao động. Người ta có thể đo, đếm được các động tác lao động để kết luận về sự phù hợp nghề. - Bảo đảm độ chính xác của công việc  - Không bị công việc nghề nghiệp gây nên những độc hại cho cơ thể. Có mấy mức độ phù hợp nghề Các mức độ phù hợp nghề 1.Không phù hợp: 2.Phù hợp một phần: 3.Phù hợp phần lớn 4.Phù hợp hoàn toàn: 1.Không phù hợp: Sự không phù hợp có nhiều nguyên nhân như trạng thái sức khỏe, thiếu năng lực chuyên môn hoặc bị dị tật 2.Phù hợp một phần: Ở mức độ này, nhiều phẩm chất, nhiều đặc điểm tâm - sinh lý của người lao động không đáp ứng được hết những yêu cầu do nghề đặt ra. Nếu chỉ phù hợp một phần thì con người rất khó trở thành một chuyên gia giỏi trong nghề.   Trong trường hợp này, những phẩm chất cá nhân đáp ứng được hầu hết các yêu cầu cơ bản của nghề hoặc của nhóm nghề. Mức độ phù hợp phần lớn thường thể hiện rất rõ ở hứng thú với công việc của nghề, ham thích và có năng lực giải quyết nhiều hoạt động kỹ thuật trong nghề. Có được sự phù hợp phần lớn này, con người sẽ thuận lợi trong phấn đấu trở thành người lao động có tay nghề cao hoặc dễ có được những thăng tiến nghề nghiệp so với những người ít phù hợp với nghề hơn. 3.Phù hợp phần lớn 4.Phù hợp hoàn toàn: Đạt tới mức độ này, ta thấy con người đáp ứng được tất cả những yêu cầu cơ bản do nghề đặt ra. Trong hoạt động nghề nghiệp, người lao động có năng suất cao, thể hiện rõ xu hướng hoạt động và lý tưởng nghề nghiệp. Những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng nhất của con người như năng lực, tri thức, kĩ năng đối với các hoạt động nghề. Sự thoả mãn do lao động trong nghề đưa lại. Thể hiện giá trị bản thân. Những yếu tố tạo nên sự phù hợp nghề: Ý nghĩa của việc chọn nghề: Ý nghĩa kinh tế: Nếu yêu nghề và giỏi nghề thì người lao động sẽ góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đời sống của toàn dân sẽ được nâng cao, nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh và bền vững. Ý nghĩa xã hội: Việc chọn nghề phù hợp, cũng như việc tự giác tìm kiếm những nghề đang cần nhân lực sẽ làm giảm sức ép xã hội đối với Nhà nước về vệc làm, về cải thiện đời sống... Ý nghĩa giáo dục: Có việc làm ổn định, có nghề phù hợp, nhân cách con người sẽ từng bước được phát triển và hoàn thiện thông qua lao động nghề nghiệp. Nhờ lao động trong nghề mà những phẩm chất tâm lý cần thiết như ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể, thái độ tôn trọng của công, năng lực kỹ thuật, tư duy kinh tế... sẽ phát triển. d. Ý nghĩa chính trị: Trong những năm tới, đất nước đòi hỏi một đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ trí thức để tạo ra tiềm năng lao động trí tuệ nên việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước là một nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục. Nguyễn Quang Toàn Nguyễn Minh Công Uông Văn Vinh Nguyễn Huy Phan Lê Thị Thùy Linh Nguyễn Lan Hương Nguyễn Tuấn Duy Tạ Ngọc Huyền Nguyễn Thị Hiếu Nguyễn Bá Trọng Bùi Tường Vi Nguyễn Viết Ngọc Quang Nguyễn Thị Thanh Huyền A Thành viên nhóm 3 

File đính kèm:

  • pptlua chon nghe nghiep tuong lai.ppt
Bài giảng liên quan