Bài giảng Công nghệ lớp 8 - Cấp cứu người bị điện giật

 Khi thấy người bị tai nạn điện giật thì bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm tìm mọi cách để cứu người bị nạn.

 Yêu cầu: Kịp thời, nhanh chóng, đúng phương pháp

I/ Tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện

1/Trường hợp cắt được mạch điện:

 Tốt nhất là tức khắc cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt gần nhất như: Cầu dao, áp tô mát, công tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm

 Khi cắt điện cần phải chú ý:

 - Nếu mạch điện bị cắt sẽ mất ánh sáng thì phải chuẩn bị ngay nguồn ánh sáng khác để thay thế

 - Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải có phương tiện hứng đỡ.

 

 

ppt7 trang | Chia sẻ: haiha89 | Lượt xem: 3321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Công nghệ lớp 8 - Cấp cứu người bị điện giật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Cấp cứu người bị điện giật Khi thấy người bị tai nạn điện giật thì bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm tìm mọi cách để cứu người bị nạn. Yêu cầu: Kịp thời, nhanh chóng, đúng phương pháp I/ Tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện 1/Trường hợp cắt được mạch điện: Tốt nhất là tức khắc cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt gần nhất như: Cầu dao, áp tô mát, công tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm  Khi cắt điện cần phải chú ý: - Nếu mạch điện bị cắt sẽ mất ánh sáng thì phải chuẩn bị ngay nguồn ánh sáng khác để thay thế - Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải có phương tiện hứng đỡ.2/Trường hợp không cắt được mạch điện:Nếu ở mạch điện hạ áp: - Người đi cấp cứu phải có biện pháp an toàn cá nhân tốt như : Đứng trên bàn, ghế gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. - Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra, hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra khỏi mạch điện. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu có cán bằng gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân khi không đủ biện pháp an toàn.Nếu ở mạch điện cao áp: - Tốt nhất là người đi cứu phải được trang bị các dụng cụ cách điện như : ủng và găng tay cách điện, sào cách điện cao áp. Dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện và lưu ý đến các biện pháp an toàn hứng đỡ nạn nhân. - Trong các trường hợp không đủ khả năng xử lý đối với lưới điện cao áp thì tốt nhất phải điện thoại để đơn vị quản lý vận hành thiết bị hoặc báo điều độ cho cắt điện ngay. II/ Phương pháp cấp cứu sau khi nạn nhân được tách khỏi lưới điện 1/Nạn nhân chưa mất tri giác:Nạn nhân chỉ hôn mê bất tỉnh trong chốc lát, còn thở yếu  thì phải đưa nạn nhân đến chỗ thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng và chăm sóc theo dõi, đồng thời khẩn cấp đi mời cán bộ y tế gần nhất đế cấp cứu. trường hợp không có y sĩ, bác sĩ thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất.2/Nạn nhân mất tri giác:Nếu nạn nhân nhân mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân đế nơi thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, đồng thời moi trong miệng nạn nhân xem có đờm, máu, nôn  để lấy ra, sau đó xoa nóng người nạn nhân, đồng thời khẩn trương đi mời cán bộ y tế.3/Nạn nhân đã tắt thở :Nếu nạn nhân tắt thở, tim ngừng đập, toàn thân bị co giật thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng, bành miệng ra để kiểm tra xem có đờm, máu, nôn  lấy ra, sau đó làm hô hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi nào có bác sĩ, y sĩ đến và cho ý kiến quyết định mới thôi. III/ Phương pháp hà hơi thổi ngạt ép tim lồng ngực Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất, đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến.Để nạn nhân nẵm ngữa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, đặt đầu nạn nhân hơi ngữa ra phía sau.Người cứu đứng (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (chỗ tim) rồi dùng cả súc mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Tốc độ ấn khoảng 60 lần/phút.Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ hai để hà hơi thổi ngạt. Người cứu ngồi bên cạnh đầu, dùng một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồn nạn nhân há ra (nếu lưỡi bị tụt vào thì kéo ra) hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát mồn vào mồn nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên. Hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân từ 14 - 16 lần/1 phút.Cách phối hợp : Cứ hà hơi thổi ngạt một lần thì làm động tác ép tim 4 nhịp. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến bác sĩ mới thôi.Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: Lần lượt thay đổi động tác, cứ 2 - 3 lần hà hơi thổi ngạt thì lại chuyển sang 4 - 6 lần ấn vào lồng ngực.   Hình aHình bPhương pháp tách người ra khỏi nguồn hạ thế. Cắt cầu dao gần nhất.2. Dùng sào tre hay cây gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. 3. Đúng trên bàn (bằng gỗ) túm quần áo nạn nhân để kéo ra khỏi nguồn điện.4. Dùng dao, búa có cán gỗ, chặt đứt dây điện. Sơ cứu nạn nhân 1. Hô hấp nhân tạo (kiểu nằm sấp) : Người cứu dùng sức nặng toàn thân, đưa người về phía trước, ấn 2 bàn tay xuống theo nhịp thở, đếm 1 – 2 – 3, rrồi ngả người về phía sau, tay để nguyên đếm 4 – 5 – 6. Làm đều đặn, liên tục đến khi nạn nhân thở được hoặc có lệnh của y, bác sĩ. 2. Hô hấp nhân tạo (kiểu nằm ngữa) : Lấy khăn sạch kéo và giữ lưỡi nạn nhân không cho thụt vào. Người cứu ngồi ở phía đầu nạn nhân, cầm 2 cẳng tay từ từ đưa lên phía trên đầu, giữ 2 – 3 giây rồi đưa 2 tay nạn nhân xuống ép 2 khuỷu tay nạn nhân vào lồng ngực họ. Làm đều liên tục. Đếm 1 – 2 – 3 lúc đưa tay lên, 4 – 5 – 6 lúc đưa xuống cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có lệnh của y, bác sĩ. 3. Hà hơi thổi ngạt : Người cứu đặt miếng gạt lên mồm nạn nhân, hít không khí đầy lồng ngực, ghé miệng thổi mạnh vào miệng nạn nhân (phải bịt mũi và một tay đỡ cằm nạn nhân). Mỗi phút thổi 14 – 18 lần. Một người khác làm động tác xoa tim, vừa ấn vừa day nhịp nhàng khoảng 60 – 80 lần trong một phút. Làm liên tục đến khi nạn nhân thở được hoặc có lệnh của y, bác sĩ. 

File đính kèm:

  • pptBai_27_Cap_cuu_nguoi_bi_dien_giat.ppt