Bài giảng Địa lí 10 - Bài 16: Sóng, thủy triều, dòng biển

Quan sát bản đồ, và dựa vào nội dung tài liệu nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:

- Trên biển và đại dương có những loại dòng biển nào?

- Ở vùng chí tuyến, bờ nào của các lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều, bờ nào có khí hậu khô? Tại sao?

- Ở vùng ôn đới, bờ đại dương nào có khí hậu lạnh mưa ít, bờ lục địa nào có khí hậu ấm áp mưa nhiều? Tại sao?

 

ppt13 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 7838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Địa lí 10 - Bài 16: Sóng, thủy triều, dòng biển, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 1. 2. KIỂM TRA BÀI CŨ Thủy quyển là gì? Mô tả các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới chế độ nước sông? Lấy ví dụ minh họa. I. Sóng biển: 1. Khái niệm 2. Nguyên nhân 3. Sóng thần II. Thủy triều: 1. Khái niệm 2. Nguyên nhân 3. Đặc điểm III. Dòng biển: 1. Phân loại 2. Phân bố NỘI DUNG BÀI HỌC Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN I. SÓNG BIỂN Quan sát đoạn video clip và dựa vào nội dung tài liệu nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau: - Sóng biển là gì? Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển, sóng thần? - Sóng thần có đặc điểm gì? Kể một số tác hại của sóng thần mà em biết. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Nhóm 1,2) Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN I. SÓNG BIỂN 1. Khái niệm: Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. 2. Nguyên nhân: Chủ yếu là do gió, gió càng mạnh thì sóng càng to. 3. Sóng thần: - Đặc điểm: Có chiều cao lớn (20-40m), di chuyển nhanh (400-800 km/h), có sức tàn phá lớn. - Nguyên nhân: Chủ yếu là do động đất và núi lửa dưới đáy biển hoặc bão mạnh. (Video sóng thần ở Nhật bản năm 2011) Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN II. THỦY TRIỀU Quan sát các hình 16.1, 16.2, 16.3 ở SGK, video và dựa vào nội dung tài liệu nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau: - Thủy triều là gì? Nguyên nhân nào sinh ra thủy triều? - Khi nào có “triều cường”, “triều kém”? Đó là những ngày nào trong tháng? Khi đó ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào? - Ý nghĩa của thủy triều đối với đời sống? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Nhóm 3,4) Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN II. THỦY TRIỀU 1. Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên có, có tính chu kì của nước biển và đại dương. 2. Nguyên nhân: Do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. 3. Đặc điểm: - Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng -> dao động thủy triều lớn nhất (triều cường). - Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng -> dao động thủy triều lớn nhất (triều cường). Sản xuất muối biển Nhà máy điện thủy triều Ứng dụng thủy triều trong đời sống (Video tàu lợi dụng thủy triều để vào cảng) Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN III. DÒNG BIỂN Quan sát bản đồ, và dựa vào nội dung tài liệu nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau: - Trên biển và đại dương có những loại dòng biển nào? - Ở vùng chí tuyến, bờ nào của các lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều, bờ nào có khí hậu khô? Tại sao? - Ở vùng ôn đới, bờ đại dương nào có khí hậu lạnh mưa ít, bờ lục địa nào có khí hậu ấm áp mưa nhiều? Tại sao? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Nhóm 5,6) Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN III. DÒNG BIỂN 1. Phân loại: Trên biển và đại dương có hai loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh 2. Phân bố: - Các dòng biển nóng phát sinh ở hai bên xích đạo chảy về phía Tây, gặp các lục địa, chảy về hai cực. - Các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 ở bờ đông các đại dương, chảy về xích đạo hợp với dòng biển nóng - Ở bán cầu Bắc còn có các dòng biển lạnh chảy từ vùng cực theo bờ tây các đại dương về xích đạo. - Ở vùng gió mùa có các dòng biển đổi chiều theo mùa. - Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương. Củng cố bài học Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: 1. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng biển là do: A. Trái Đất quay qanh trục 	 B. Gió thổi C. Sức hút của Mặt trăng	 D. Cả 3 nguyên nhân trên 2. Dao động của thủy triều lớn nhất khi: A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng. B. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm vuông góc với nhau C. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí chéo nhau 3. Các dòng biển nóng và lạnh thường phân bố: A. Song song với nhau trên các đại dương. B. Cùng chiều với nhau trên các đại dương C. Đối xứng nhau qua bờ các đại dương - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài học. - Đọc trước nội dung bài 17 và tìm hiểu các nội dung sau: 1. Đất là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của đất. Đất có vai trò gì đối với sản xuất và đời sống con người? 	 2. Trình bày vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất: HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ Vị trí của Mặt trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày triều cường Vị trí của Mặt trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày triều kém (30,1 ÂL) (15,16 ÂL) (7,8 ÂL) (21,22 ÂL) Dòng biển nóng Dòng biển lạnh 

File đính kèm:

  • pptBai 16 Song thuy trieu dong bien(2).ppt
Bài giảng liên quan