Bài giảng Giáo viên chủ nhiệm tại lớp trong các hoạt động ở trường tiểu học

Gia đình là một môi trường ảnh hưởng lớn tới việc giáo dục các em. Vì vậy, cha mẹ HS phải là những tấm gương cho trẻ, luôn đòi hỏi, đánh giá, khích lệ động viên trẻ thì kết quả giáo dục sẽ được nâng cao. Nhiệm vụ của nhà trường mà trước hết là GVCN lớp trong việc phối hợp với gia đình là ở chỗ làm cho HS được thực hành nhiều hoạt động giáo dục, thể hiện hành động, việc làm của các em trong thời gian ở nhà và sự phối hợp cùng đánh giá về sự tiến bộ của các em, từ đó nhà trường có phương pháp điều chỉnh cho phù hợp.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo viên chủ nhiệm tại lớp trong các hoạt động ở trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
MODUN 2-PHẦN 2 Giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động ở trường tiểu họcBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Mục tiêu Modun 1. Mục tiêu chung: Tài liệu được biên soạn nhằm giúp GVCN lớp, CBQL có hiểu biết và thực hiện được những công việc của người GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục ở trường tiểu học. 2. Mục tiêu cụ thể: - Thấy rõ được tầm quan trọng về công tác của GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục ở trường tiểu học. - Nắm được nội dung các công việc của GVCN lớp ở tiểu học trong các hoạt động giáo dục. - Trình bày được những nội dung chính trong quản lý lớp học trong các giờ học chính khóa và trong các HĐGDNGLL, trong quản lý và giáo dục học sinh buổi 2, trong việc phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong giáo dục học sinh cá biệt. Nội dung Modun 3. GVCN lớp với công tác quản lí và giáo dục HS buổi 2/ ngày. 4. Vấn đề phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh. 5. GVCN lớp với công tác giáo dục HS cá biệt. Nội dung 3: GVCN lớp với công tác quản lí và  giáo dục HS buổi 2/ ngày I.MỤC TIÊU - Nắm được đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ ngày và nhu cầu tổ chức hoạt động giáo dục cho HS tiểu học; hiểu được một số hình thức và quy trình thực hiện hoạt động giáo dục cho HS tiểu học ở buổi 2. - Biết tổ chức quản lí và giáo dục HS buổi 2. Tích cực và hứng thú với việc quản lí và giáo dục HS buổi 2. II. NỘI DUNG Đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ ngày và nhu cầu tổ chức hoạt động giáo dục cho HS tiểu học ở buổi 2. Một số hình thức và quy trình thực hiện hoạt động giáo dục cho HS tiểu học ở buổi 2. Nội dung 3: GVCN lớp với công tác quản lí và  giáo dục HS buổi 2/ ngày HOẠT ĐỘNG 1: Trao đổi về những đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ngày Mục tiêu: HV nắm được những đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ngày. - Liên hệ với trường mình về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện học 2 buổi/ngày. Nội dung 3: GVCN lớp với công tác quản lí và  giáo dục HS buổi 2/ ngày HOẠT ĐỘNG 1: Câu hỏi: 1. Nêu những đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ngày? 2. Liên hệ với trường mình về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện học 2 buổi/ngày ? Nội dung 3: GVCN lớp với công tác quản lí và  giáo dục HS buổi 2/ ngày Thông tin phản hồi cho hoạt động 1: Đặc trưng của loại hình trường này là HS có mặt ở trường cả ngày (thông thường thời gian ở trường từ 7 giờ 30 phút sáng đến 17 giờ). Thời gian ở trường thường diễn ra với thời gian biểu: Nội dung 3: CN lớp với công tác quản lí và giáo dục HS buổi 2/ ngày Thông tin phản hồi cho hoạt động 1: - Sáng: Học văn hoá; - Trưa: Ăn bữa trưa và ngủ trưa tại trường; - Chiều: Học văn hoá. + Giáo dục HS tại buổi 2/ngày (gọi tắt là buổi 2) trong nhà trường Tiểu học 2 buổi/ ngày, trên thực tế ít diễn ra, rất ít tổ chức các HĐGDNGLL ngoài những hoạt động như tiết chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp. + Việc quản lí lớp học và tổ chức các hoạt động giáo dục đối với GVCN lớp ở buổi 2 được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu: giáo dục đạo đức cho HS, làm giảm những căng thẳng và thu hút các em tham gia vui chơi giải trí. Nội dung 3: GVCN lớp với công tác quản lí và  giáo dục HS buổi 2/ ngày HOẠT ĐỘNG 2: Một số hình thức và quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh tiểu học ở buổi 2. Mục tiêu: - HV nắm được một số hình thức và quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho HS tiểu học ở buổi 2. - Biết thiết kế một vài hình thức hoạt động giáo dục cho HS ở buổi 2. Nội dung 3: GVCN lớp với công tác quản lí và  giáo dục HS buổi 2/ ngày HOẠT ĐỘNG 2: Một số hình thức và quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh tiểu học ở buổi 2. Câu hỏi: 1. Kể tên một số hình thức hoạt động giáo dục cho HS tiểu học ở buổi 2 mà trường của anh/chị đã và đang thực hiện? 2. Nêu quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho HS tiểu học ở buổi 2? Nội dung 3: GVCN lớp với công tác quản lí và  giáo dục HS buổi 2/ ngày HOẠT ĐỘNG 2: Một số hình thức và quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh tiểu học ở buổi 2. Thông tin phản hồi cho hoạt động 2: * Các hoạt động với mục đích giáo dục đạo đức: - Tham gia lao động công ích; - Tham gia hoạt động nhân đạo. * Nhóm các hoạt động với mục đích tổ chức vui chơi giải trí: - Tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ; - Chơi trò chơi (đóng vai, vận động,…); - Tham quan dã ngoại. Nội dung 3: GVCN lớp với công tác quản lí và  giáo dục HS buổi 2/ ngày HOẠT ĐỘNG 2: Một số hình thức và quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh tiểu học ở buổi 2. Thông tin phản hồi cho hoạt động 2: * Quy trình: - Xác định mục đích của hoạt động - Cách tiến hành. Lập kế hoạch: + Xác định chủ đề của hoạt động, lựa chọn hình thức của hoạt động phù hợp. + Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động. + Xác định thời gian, thời lượng của hoạt động,… (Tùy theo hình thức hoạt động xây dựng quy trình phù hợp). Nội dung 4: Vấn đề phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh I.MỤC TIÊU - Nắm được ý nghĩa tác dụng của việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học. - Biết đưa ra những nội dung và cách thức phối hợp có hiệu quả. II. NỘI DUNG 1. Ý nghĩa tác dụng của việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học. 2. Nội dung và cách thức phối hợp. Nội dung 4: Vấn đề phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh HOẠT ĐỘNG 1: Ý nghĩa tác dụng của việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học. Mục tiêu: - HV nắm được ý nghĩa tác dụng của việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học. Nội dung 4: Vấn đề phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh HOẠT ĐỘNG 1: Ý nghĩa tác dụng của việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học. Câu hỏi: Nêu ý nghĩa tác dụng của việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học. Nội dung 4: Vấn đề phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Thông tin phản hồi cho hoạt động 1: - Gia đình là một môi trường ảnh hưởng lớn tới việc giáo dục các em. Vì vậy, cha mẹ HS phải là những tấm gương cho trẻ, luôn đòi hỏi, đánh giá, khích lệ động viên trẻ thì kết quả giáo dục sẽ được nâng cao. Nhiệm vụ của nhà trường mà trước hết là GVCN lớp trong việc phối hợp với gia đình là ở chỗ làm cho HS được thực hành nhiều hoạt động giáo dục, thể hiện hành động, việc làm của các em trong thời gian ở nhà và sự phối hợp cùng đánh giá về sự tiến bộ của các em, từ đó nhà trường có phương pháp điều chỉnh cho phù hợp. - Như vậy, đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, đòi hỏi giữa nhà trường, gia đình phải có mối liên hệ chặt chẽ, tạo ra sự thống nhất giữa việc hình thành tri thức, cách liên hệ tri thức được học trên lớp và hành vi thể hiện qua các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày của các em Nội dung 4: Vấn đề phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh. HOẠT ĐỘNG 2: Nội dung và cách thức phối hợp Mục tiêu: - HV hiểu được nội dung và cách thức phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học. Nội dung 4: Vấn đề phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh. HOẠT ĐỘNG 2: Nội dung và cách thức phối hợp Câu hỏi: 	Nội dung phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học là gì? Có những cách thức phối hợp nào mà anh/chị đã thực hiện? Nội dung 4: Vấn đề phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh. HOẠT ĐỘNG 2: Nội dung và cách thức phối hợp Thông tin phản hồi cho hoạt động 2: - Sự phối hợp giữa GVCN lớp và gia đình HS thường thông qua Ban đại diện Hội cha mẹ HS. Đại diện Hội cha mẹ HS có trách nhiệm vận động tổ chức lực lượng cha mẹ HS và các lực lượng xã hội khác tham gia tích cực vào việc giáo dục con em mình. - Quan hệ mật thiết với phụ huynh HS cũng là điều hết sức quan trọng trong công tác chủ nhiệm. GV có thể thăm hỏi chuyện gia đình, trao đổi cách dạy dỗ con em khi có dịp gặp mặt nhau như lúc phụ huynh đưa đón con em. Thầy cô cũng đừng để các cuộc họp phụ huynh là lúc phê phán, chê bai việc học tập, hạnh kiểm của HS. Nội dung 5: GVCN lớp với công tác giáo dục  HS cá biệt I.MỤC TIÊU - Nắm được tầm quan trọng của công tác giáo dục HS cá biệt, những nội dung và phương pháp giáo dục HS cá biệt. - Biết chỉ ra một vài trường hợp cụ thể mà GV đã thực hiện thành công. Có hứng thú với việc giáo dục HS cá biệt ở lớp mình, trường mình. II. NỘI DUNG - Tầm quan trọng của công tác giáo dục HS cá biệt ở tiểu học. - Những nội dung và phương pháp giáo dục HS cá biệt ở tiểu học. Nội dung 5: GVCN lớp với công tác giáo dục  HS cá biệt HOẠT ĐỘNG 1: Tầm quan trọng của công tác giáo dục HS cá biệt ở tiểu học. Mục tiêu: - HV hiểu rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục HS cá biệt ở tiểu học. Nội dung 5: GVCN lớp với công tác giáo dục  HS cá biệt HOẠT ĐỘNG 1: Tầm quan trọng của công tác giáo dục HS cá biệt ở tiểu học. Thông tin phản hồi cho hoạt động 1: - Công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Công tác này đòi hỏi ở người thầy không chỉ có “tâm” mà phải có sự tinh tế, khéo léo và  nghệ thuật để ứng xử cho phù hợp. Trong đó, công tác giáo dục HS cá biệt lại là nhiệm vụ khó khăn nhất, đòi hỏi sự tỉ mỷ, nỗ lực của thầy cô chủ nhiệm. - Khi giáo dục HS cá biệt, bản thân các em HS cá biệt cũng có những điểm mạnh, những mặt tích cực, có những ý kiến, nhận xét nhanh, tinh ý …. Giáo dục HS cá biệt có  một ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội; thành công trong giáo dục HS cá biệt sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội và cung cấp cho xã hội  những công dân tốt. Nội dung 5: GVCN lớp với công tác giáo dục  HS cá biệt HOẠT ĐỘNG 2: Nội dung và phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học. Mục tiêu: - HV nắm được nội dung và phương pháp giáo dục HS cá biệt ở tiểu học. Nội dung 5: GVCN lớp với công tác giáo dục  HS cá biệt HOẠT ĐỘNG 2: Nội dung và phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học. Câu hỏi: Trình bày nội dung và phương pháp giáo dục HS cá biệt ở tiểu học? Nội dung 5: GVCN lớp với công tác giáo dục  HS cá biệt HOẠT ĐỘNG 2: Nội dung và phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học Thông tin phản hồi cho hoạt động 2: 1. Nội dung giáo dục HS cá biệt 1.1. Phân loại HS cá biệt a. Phương pháp phân loại b. Kết quả phân loại - Nhóm 1: Cá biệt là do vi phạm nội quy của Nhà trường, của lớp, mất trật tự trong giờ học, lười học bài, đi học muộn … - Nhóm 2: Cá biệt là do ham chơi điện tử, sẵn sàng bỏ học, lừa dối bố mẹ, thầy cô. - Nhóm 3: Cá biệt là do vi phạm những chuẩn mực đạo đức, hỗn láo với thầy cô giáo, cha mẹ, hay nói tục chửi bậy. - Nhóm 4: Cá biệt là do vi phạm pháp luật, đánh bạn, trộm cắp, chấn lột, cờ bạc - Nhóm 5: Cá biệt là do tự ti, trầm cảm, ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, hoang mang, sợ hãi, tiêu cực trong suy  nghĩ  (nhóm HS cá biệt này đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay). Nội dung 5: GVCN lớp với công tác giáo dục  HS cá biệt 1.2. Nguyên nhân dẫn đến hành vi của HS cá biệt: - Trong gia đình: Bố mẹ sống không hạnh phúc, sống ly thân, ly hôn (có rất nhiều HS cá biệt đều có hoàn cảnh này). Có gia đình phương pháp dạy con không đúng hoặc quá chủ quan, tin con mình đã ngoan, đã tốt … - HS bị bạn bè lôi kéo, mải chơi sớm có những mối quan hệ tình yêu không lành mạnh thích đua đòi, ăn diện - Tư chất của HS chậm trong nhận thức, hổng kiến thức từ lớp dưới nên chán học, thường hay nghịch phá, mất trật tự. - Sức ép trong thi cử, sức ép của gia đình nhà trường và xã hội đã khiến cho HS căng thẳng rơi vào lối sống trầm cảm, tự ti về bản thân mình. Nội dung 5: GVCN lớp với công tác giáo dục  HS cá biệt 2. Phương pháp giáo dục HS cá biệt: a. Đối với bản thân HS cá biệt: - Gặp riêng HS cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình - Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của HS cá biệt.  Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để tạo điều kiện cho HS cá biệt, tham gia, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em có cơ hội tự thể hiện mình. - Tổ chức cho tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ dưới mọi hình thức như: thăm hỏi, đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến. - Áp dụng quy định thưởng, phạt “phân minh, nghiêm túc, công bằng” để HS cá biệt có động lực mục tiêu phấn đấu. - Thầy cô luôn là tấm gương về đạo đức, về lối sống, về trình độ chuyên môn. Nội dung 5: GVCN lớp với công tác giáo dục  HS cá biệt b. Kết hợp với gia đình CMHS cá biệt và khu dân cư: - Trong cuộc họp CMHS đầu năm, phát cho CMHS nghiên cứu trước một tuần một số tài liệu tư vấn về giáo dục HS, chia sẻ với họ những kiến thức giáo dục con cái, tạo được sự thống nhất những quan điểm giáo dục với CMHS. - Trao đổi thẳng thắn, chân thành đối với CMHS để hiểu được hoàn cảnh gia đình, tính cách của HS cá biệt. Tổ chức thăm gia đình HS nhằm tạo thiện cảm tốt đối với HS cá biệt và với CMHS. - Kết hợp với địa phương, khu dân cư để theo dõi giáo dục, ngăn chặn kịp thời những HS vi phạm, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. c. Kết hợp với GV bộ môn và nhà trường - Kết hợp chặt chẽ với GV bộ môn vừa để hiểu hơn về HS vừa giúp các em có những cố gắng ở từng môn học. Nội dung 5: GVCN lớp với công tác giáo dục  HS cá biệt Tóm lại: Thực tiễn GD HS là rất khó khăn không phải học sinh cá biệt nào cũng giáo dục thành công. Công tác GD HS cá biệt là một thử thách rất lớn đối với mỗi GVCN, song làm tốt được điều này mới thực sự là một nhà giáo dục theo đúng nghĩa. Trân trọng cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pptTap huan cong tac CN P22.ppt
Bài giảng liên quan