Bài giảng Hidro clorua – axit clohidric (tiết 1)

Từ đó rút ra nhận xét:

- H2 , Cl2 dẫn cùng chiều.

- Khí HCl, nước dẫn ngược chiều.

GV cung cấp thông tin: Phản ứng giữa H2 , Cl2 tỏa nhiệt mạnh, nếu tỉ lệ mol 1:1 dễ gây nổ do đó tránh lấy dư H2.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Hidro clorua – axit clohidric (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Nguyễn Thị Ngọc Diệp – K53 C – Khoa Hóa học.
HIDRO CLORUA – AXIT CLOHIDRIC.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Học sinh biết:
- Tính chất vật lí của khí HCl và dung dịch HCl.
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit HCl.
- Tính tan, ứng dụng của muối clorua và cách nhận biết ion Cl-.
2. Học sinh hiểu.
Nguyên nhân gây ra tính chất hóa học của axit HCl.
- Liên kết H – Cl phân cực mạnh về phía clo nên trong nước H+ dễ tách ra š HCl có tính axit.
- H có số oxi hóa + 1 š HCl có tính oxi hóa.
- Cl có số oxi hóa – 1 š HCl có tính khử.
3. Học sinh vận dụng.
- Viết, cân bằng phương trình hóa học.
- Nhận biết hợp chất chứa ion Cl-.
- Giải các dạng bài tập liên quan tới nội dung bài học.
II. CHUẨN BỊ.
* Giáo viên: 
- Thí nghiệm điều chế khí HCl: H2SO4 đặc; NaCl tinh thể, dd NaOH.
- Thí nghiệm chứng minh tính tan của khí HCl trong nước: khí HCl, dd NaOH loãng, phenolphtalein.
- Lọ đựng HCl đặc.
- Sơ đô tổng hợp axit HCl trong công nghiệp.
* Học sinh:
- Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
- Bảng tính tan của một số chất.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Ví dụ: Yêu cầu học sinh phân tích cấu trúc phân tử HCl, xác định số oxi hóa các nguyên tố từ đó dự đoán tính chất hóa học cơ bản của axit HCl.
- Kết hợp sử dụng sơ đồ, thí nghiệm hóa học.
- Học sinh thu thập kiến thức trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo dưới sự hướng dẫn của GV
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Họat động 1: 
- Học sinh quan sát thí nghiệm điều chế khí HCl. Từ đó nhận xét về trạng thái, màu sắc, mùi của khí HCl.
- Học sinh quan sát thí nghiệm chứng minh tính tan của khí HCl. Nhận xét sự thay đổi màu sắc dung dịch. Giải thích.
GV cung cấp thông tin: ở điều kiện thường, 1 lít H2O hòa tan khoảng 500 l khí HCl. Khí HCl rất độc, nồng độ cho phép 0.005 mg/l.
GV thông báo: phân tử khí HCl gồm 2 nguyên tử H, Cl không tự phân li cho H+ nên không có tính axit.
Học sinh lấy ví dụ.
Họat động 2:
HS quan sát lọ đựng dung dịch HCl đặc. Nhận xét trạng thái dung dịch, hiện tượng khi mở nút lọ đựng. Giải thích?
Họat động 3:
Học sinh viết công thức electron, công thức cấu tạo, xác định số oxi hóa của các nguyên tố. Từ đó dự đoán tính chất cơ bản của axit HCl
GV bổ sung.
Họat động 4:
HS nhắc lại tính chất axit HCl đã học. Lấy ví dụ, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.
Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O.
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O.
AgNO3 + HCl AgCl ” + HNO3.
CaCO3 + HCl CaCl2 + H2O + CO2.
Fe + HCl FeCl2 + H2.
HS xác định các phản ứng oxi hóa – khử, sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Từ đó kết luận axit HCl có tính oxi hóa.
Họat động 5: 
HS nhắc lại nguyên tắc điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm. Viết PTPƯ. Xác định sự thay đổi số oxi hóa. Từ đó kết luận axit HCl có tính khử.
Hoạt động 6: 
GV khai thác thí nghiệm điều chế HCl đã tiến hành. 
HS cho biết điều kiện về trạng thái các chất phản ứng. Cách thu HCl và giải thích.
GV bổ sung.
Hoạt động 7: 
HS phân tích sơ đồ sản xuất axit HCl bằng phương pháp tổng hợp. (hình dưới).
 Từ đó rút ra nhận xét:
- H2 , Cl2 dẫn cùng chiều.
- Khí HCl, nước dẫn ngược chiều.
GV cung cấp thông tin: Phản ứng giữa H2 , Cl2 tỏa nhiệt mạnh, nếu tỉ lệ mol 1:1 dễ gây nổ do đó tránh lấy dư H2.
? Trình bày kiến thức thu thập được. 
GV bổ sung.
HS tự ghi.
Họat động 8: 
HS dựa vào bảng tính tan nhận xét độ tan của muối clorua.
GV cung cấp thông tin: PbCl2 dễ tan trong nước nóng, một số muối clorua dễ bay hơi ở nhiệt độ cao như AlCl3 , FeCl3.
Họat động 9:
HS làm bài tập phân biệt HCl, NaNO3 , NaOH, KCl.
HCl
NaNO3
NaOH
KCl
Quỳ
Đỏ
Xanh
AgNO3
” tr
” tr
Học sinh trình bày kiến thức đã tìm hiểu. 
GV bổ sung.
HS tự ghi.
Họat động 10: Luyện tập.
Viết PTPƯ khi cho các chất sau tác dụng với dung dịch HCl: Fe2O3, Fe3O4, FexOy, NaOH, Cu, Zn, NaNO3, K2CrO4.
 NaOH + HCl ¦ NaCl + H2O
 Fe2O3 + 6HCl ¦ FeCl3 + 3H2O
 Fe3O4+8HCl¦2FeCl3+FeCl2+ H2O
 FexOy +2yHCl ¦ xFeCl2y/x+ yH2O
 NaNO3 + HCl ¦ không phản ứng.
 Zn + 2HCl ¦ ZnCl2 + H2
 Cu + HCl ¦ không phản ứng
 K2CrO4+12HCl¦2CrCl3+2KCl + . 3Cl2 +6H2O
I. HIDRO CLORUA.
1. Tính chất vật lí.
- Hidroclorua (Khí HCl) là chất khí, không màu, mùi xốc.
- Tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit HCl.
- Rất độc.
2. Tính chất hóa học.
- Khí HCl khô không thể hiện tính chất thường thấy ở dung dịch axit.
II. AXIT CLOHIDRIC.
1. Tính chất vật lí.
- Dung dịch HCl đặc là chất lỏng, không màu, “bốc khói” trong không khí ẩm.
- C dung dịch HCl lớn nhất = 37% ở 20oC.
2. Tính chất hóa học.
Công thức electron: 
Công thức cấu tạo:
š Liên kết cộng hóa trị phân cực về phía Cl.
Tính chất cơ bản:
a. Tính axit, tính oxi hóa.
- Làm đỏ quỳ tím.
- Tác dụng với bazơ.
- Tác dụng với oxit bazơ.
- Tác dụng với muối.
- Tác dụng với kim loại.
 Axit HCl thể hiện tính oxi hóa ở H có số oxi hóa +1.
b. Tính khử.
2KMnO4 + 14HClđặc 2 KCl + 2MnCl2 + 5 Cl2 + 7 H2O.
MnO2 + 4HCl đặc MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
 Axit HCl thể hiện tính khử ở Cl có số oxi hóa -1.
3. Điều chế và ứng dụng.
a. Điều chế.
- Trong phòng thí nghiệm:
NaCltt + H2SO4đặc NaHSO4 + HCl ›.
2NaCltt +H2SO4đặc 
 Na2SO4 + HCl›.
HCl› + H2O dd HCl.
 Phương pháp sunfat cổ điển.
- Trong công nghiệp.
+ Phương pháp sunfat.
+ Phương pháp tổng hợp.
H2 + Cl2 2HCl.
 Hấp thụ khí HCl theo nguyên tắc ngược dòng.
- Quá trình clo hóa hợp chất hữu cơ.
b. Ứng dụng.
III. Muối của axit HCl, nhận biết ion clorua.
1. Muối của axit HCl.
- Đa số muối dễ tan: NaCl, KCl, FeCl3 ..
- Một số muối không tan: AgCl, PbCl2, CuCl, Hg2Cl2.
2. Nhận biết ion clorua.
Kết luận: Dung dịch AgNO3 là thuốc thử nhận biết ion clorua (trong dung dịch muối hoặc axit).
Chú ý:
 2AgCl 2 AgŒ + Cl2.
 Đen
3. Ứng dụng.
IV. Luyện tập.

File đính kèm:

  • docHCl.doc
Bài giảng liên quan