Bài giảng Hóa học 10 - Bài 1: Thành phần nguyên tử
Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi proton và nơtron.
Số proton trong hạt nhân bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số electron quay xung quanh hạt nhân.
1. Electron a. Sự tìm ra electron - Tia âm cực là chùm hạt vật chất có khối lượng và chuyển động với vận tốc lớn. - Khi không có tác dụng của điện trường thì tia âm cực truyền thẳng. - Tia âm cực là chùm hạt mang điện tích âm. CLICK THÍ NGHIỆM 1. Electron b. Khối lượng và điện tích của electron - Khối lượng: me = 9,1094.10-31 kg - Điện tích: qe = -1,602.10-19 C (culong) + Kí hiệu: e0 + Quy ước: 1- 2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử Chứa phần mang điện tích dương có khối lượng lớn. Phần mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử Có cấu tạo rỗng. Phần mang điện tích dương là hạt nhân nguyên tử. Xung quanh hạt nhân có các electron tạo nên vỏ nguyên tử. CLICK THÍ NGHIỆM 3. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử a. Sự tìm ra proton Hạt proton là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Khối lượng: mp= 1,6726.10-27 kg. Điện tích: qp= +1,602.10-19 C. Điện tích của proton được kí hiệu: eo và quy ước bằng 1+. a. Sự tìm ra nơtron Hạt nơtron là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Khối lượng: mn= 1,6748.10-27 kg. Điện tích: qn= 0 C. 3. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi proton và nơtron. Số proton trong hạt nhân bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số electron quay xung quanh hạt nhân. 1. Kích thước Để biểu thị kích thước nguyên tử, người ta sử dụng đơn vị nanomet (viết tắt là nm) hay angstrom (viết tắt là Å). 1nm = 10-9 m ; 1 Å = 10-10 m ; 1 nm = 10 Å 2. Khối lượng Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử, các hạt proton, nơtron và electron người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử , kí hiệu là u (còn được gọi là đvC).
File đính kèm:
- thanh phan nguyen tu.ppt