Bài giảng Kĩ thuật Di chuyển nạn nhân khẩn cấp

Những việc cần làm: 

∙ Quan sát hiện trường và thu thập thông tin. 

∙ Di chuyển nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm. 

. Nguồn nguy hiểm: 

- Nguồn điện cao thế 

- Nước sâu 

- Nguy cơ cháy nổ  

- Khí độc, hoá chất 

- Vật rơi từ trên cao 

- Sạt lở,  

2. Nguy hiểm đối với: 

- Người sơ cứu 

- Nạn nhân 

- Những người xung quanh 

ppt16 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Kĩ thuật Di chuyển nạn nhân khẩn cấp, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chào mừng các thầy cô về dự buổi tập huấn 
TRƯỜNG TIỂU HỌC DƯƠNG HÀ 
 Nv y tế: Nguyễn Thị Thuần 
DI CHUYỂN NẠN NHÂN KHẨN CẤP 
. 
Mục tiêu 
1. Nhận biết các dấu hiệu của hiện trường không an toàn và di chuyển nạn nhân khẩn cấp .  
2. Thực hành thành thạo các kỹ thuật di chuyển nạn  nhân khẩn cấp an toàn.  
Trước một trường hợp tai nạn, người sơ cứu cần phải hết sức bình tĩnh, tự  tin, nhất là trong tình huống có nhiều người bị tại nạn. Nhiệm vụ chính lúc này là  cứu mạng sống người bị nạn.  
  Những việc cần làm:  
∙ Quan sát hiện trường và thu thập thông tin.  
∙ Di chuyển nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm.  
1. Nguồn nguy hiểm:   
- Nguồn điện cao thế  
- Nước sâu  
- Nguy cơ cháy nổ   
- Khí độc, hoá chất  
- Vật rơi từ trên cao  
- Sạt lở,  
2. Nguy hiểm đối với:  
- Người sơ cứu  
- Nạn nhân  
- Những người xung quanh   
Xử trí 
1. Loại bỏ nguồn nguy hiểm (nếu có thể):  Nhanh chóng loại bỏ nguồn nguy hiểm.  Ví dụ: Cắt cầu dao điện, khoá bình ga, dập tắt đám lửa đang cháy,  2. Di chuyển nạn nhân khẩn cấp ra khỏi nguồn nguy hiểm:  Trường hợp không loại bỏ được nguồn nguy hiểm cần di chuyển nạn nhân  khẩn cấp ra khỏi hiện trường.   
3. Các phương pháp di chuyển nạn nhân khẩn cấp:  a. Trường hợp nạn nhân nằm ngửa: ▪ Phương pháp kéo 2 cổ tay:  - Người sơ cấp cứu đứng phía đầu nạn nhân, hai chân dang rộng bằng vai. - Nắm hai cổ tay nạn nhân. - Nhấc nạn nhân theo phương thẳng đứng. - Kéo ra khỏi nơi nguy hiểm.   
Hình a 
Hình b 
Hình c 
Hình d 
▪ Phương pháp xốc nách:   - Người sơ cứu qùy một bên, ngang vai nạn nhân. - Một chân chống vuông góc với vai nạn nhân, một chân quỳ dang rộng về phía đầu nạn nhân. - Một tay luồn qua cổ dọc theo cột sống để đỡ cổ và gáy nạn nhân, tay kia  luồn sâu vào giữa hai xương bả vai. - Nâng nạn nhân lên, đưa chân chống vào sát lưng nạn nhân, sau đó thu nốt  chân kia vào. - Để nạn nhân ngả vào người sơ cấp cứu, hai tay nạn nhân để trước ngực. - Luồn hai tay qua nách nạn nhân và nắm 2 cổ tay cùng bên với tay nạn  nhân. - Nhấc nạn nhân theo phương thẳng đứng, kéo ra khỏi nơi nguy hiểm. - Khi kéo cần chú ý giữ đầu và cột sống nạn nhân luôn thẳng. 
Hình a 
Hình b 
Hình c 
Hình d 
Hình e 
▪ Phương pháp kéo 2 cổ chân:   - Đặt tay nạn nhân song song lên phía đầu - Người sơ cứu đứng ở phía chân nạn nhân, 2 chân mở rộng bằng vai. 
- Nắm 2 cổ chân nạn nhân, nâng lên và kéo ra khỏi nơi nguy hiểm. - Khi kéo cần chú ý giữ đầu và cột sống nạn nhân luôn thẳng  
Hình a 
Hình b 
Hình c 
b . Trường hợp nạn nhân nằm sấp:   
▪ Phương pháp lật ngửa nạn nhân:  
- Người sơ cứu quỳ một bên nạn nhân.  
- Tay nạn nhân phía người sơ cứu đưa thẳng lên đầu, tay kia đặt vuông góc.   
- Người sơ cứu đặt bàn tay dọc theo cổ và gáy nạn nhân, tay kia để vào xương  hông bên đối diện.  
- Lật ngửa nạn nhân về phía người sơ cứu.  
- Sau đó dùng một trong các phương pháp trên để đưa nạn nhân ra khỏi nơi  nguy hiểm.   
Hình a 
Hình b 
Hình c 
Các điểm cần ghi nhớ:  
1. Chỉ di chuyển nạn nhân khi cần đưa nạn nhân ra  khỏi hiện trường nguy hiểm.  
2. Luôn giữ thẳng đầu và cột sống nạn nhân trong  khi di chuyển.  
3. Không được nhấc mông của nạn nhân lên khỏi mặt đất. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ki_thuat_di_chuyen_nan_nhan_khan_cap.ppt
Bài giảng liên quan