Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập nâng cao thành tích bật xa cho học sinh tiểu học tham gia câu lạc bộ TDTT

a. Cách thực hiện

- Chuẩn bị: Đứng ở vị trí bật nhảy với tư thế hai bàn chân chụm, mũi chân sát

mép vạch xuất phát, 2 tay buông tự nhiên.

- Động tác: Thực hiện 4 bước kỹ thuật bật xa nhưng thực hiện tại chỗ (bật nhẹ

lên cao và chùng gối tiếp xúc đất đúng vị trí chuẩn bị)

b. Mục đích: Tạo ra tính liên tục của động tác vì tính liên tục của động tác cũng

có một ý nghĩa lớn trong việc nâng cao thành tích bật xa.

Thật vậy khi động tác kỹ thuật liên tục nhuần nhuyễn thì sức mạnh giữa

các nhóm cơ sẽ được phối hợp cộng hưởng với nhau thành sức mạnh lớn nhất

mà cơ thể ở thời điểm đó đạt được.

pdf38 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập nâng cao thành tích bật xa cho học sinh tiểu học tham gia câu lạc bộ TDTT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
9 
2. Cơ sở thực tiễn 
Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông có 43 cán bộ, giáo viên, nhân viên 
trong đó GV dạy thể dục là 2 người, là trường có phong trào thi đua dạy tốt, 
phong trào cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục. 
Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông có 3 điểm trường: hệ thống sân chơi 
bãi tập đầy đủ, các phương tiện, thiết bị phục vụ môn học và hoạt động giáo dục 
đáp ứng được yêu cầu. 
Trường có 6 lớp 4 với 180 HS, 5 lớp 5 với 165 HS. 100% đạt chuẩn kiến 
thức nội dung các môn học. Hàng năm được kiểm tra sức khỏe định kỳ, qua 
khảo sát đầu năm học 2015 – 2016, tôi thấy lớp 4 có 85 em có tố chất các môn 
thể thao và yêu thích các môn học, lớp 5 có 64 em tham gia CLB TDTT trong 
đó 15 em có năng khiếu về môn bóng và có 40 em có tố chất sức mạnh, tốc độ, 
sức bền,.....trong bộ môn điền kinh và 9 em có tố chất môn cờ vua. 
Năm học 2015-2016 ngành giáo dục tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp 
đây là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng đối với nhóm GV dạy thể dục trong nhà 
trường. 
Tóm lại, điều kiện thực tiễn của nhà trường có thể đáp ứng được yêu cầu 
tập luyện và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao thành tích “Bật xa” cho HS 
trong CLB. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của sáng kiến khi sử dụng phương 
pháp này tôi đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau. 
- Các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước về giáo dục nói 
chung và về giáo dục thể chất nói riêng. 
- Các đề tài nghiên cứu của các tác giả trong nước và về GDTC. 
- Giáo trình sinh lý học TDTT, tâm lý học TDTT, phương pháp huấn 
luyện bộ môn điền kinh, giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy TDTT, 
giáo trình y học TDTT. 
- Sách GV TD lớp 4, lớp 5 của nhà XBGD, phân phối chương trình, 
chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình hiện hành. 
3.2. Phương pháp quan sát, kiểm tra sư phạm 
Trong quá trình tập luyện tôi đã sử dụng kết hợp phương pháp quan sát 
những biểu hiện bên ngoài của các nhóm HS (như quan sát sắc mặt, hơi thở, mồ 
hôi....) đáp ứng với lượng vận động của từng thời điểm, với việc kiểm tra việc 
hoàn thành nhiệm vụ được giao của các thời điểm đó để kịp thời điều chỉnh 
LVĐ phù hợp với đặc điểm cá nhân từng HS. 
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
Đây là phương pháp quan trọng nhất được sử dụng để kiểm chứng tác 
dụng các bài tập được sử dụng trong nghiên cứu để tài này và được tiến hành 
qua các bước sau: 
Bước 1: 
- Chọn 20 em trong CLB có tố chất điền kinh làm nhóm thực nghiệm “A” 
(nhóm này được tập các bài tập phát triển sức mạnh được lựa chọn để thử 
nghiệm). 
 10 
- Chọn 20 HS trong CLB có tố chất điền kinh làm nhóm đối chứng “B” 
(nhóm này được tập cùng một thời gian với nhóm thực nghiệm nhưng tập những 
bài tập phát triển sức nhanh). 
- Chọn 20 HS khỏe mạnh có độ đồng đều về thể lực thể hình làm nhóm 
đối chứng “C” (nhóm này không tham gia CLB mà chỉ tập những bài tập theo 
phân phối chương trình chính khóa). 
Bước 2: 
Kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra thành tích bật xa của từng HS trong các 
nhóm. Tính thành tích trung bình của mỗi nhóm trước khi tiến hành thử nghiệm 
(bảng 1, bảng 2, bảng 3, bảng 4). 
Bước 3: 
Tiến hành tập luyện các bài tập đã lựa chọn cho nhóm đối chứng B và 
nhóm thực nghiệm A trong thời gian 60 ngày bắt đầu từ ngày 25/8/2015 đến 
ngày 24/10/2015. 
Bước 4: 
 Sau 60 ngày tôi kiểm tra thành tích “Bật xa” của 3 nhóm, sau đó so sánh 
đối chiếu với bản thân các nhóm và giữa nhóm thực nghiệm với hai nhóm đối 
chứng. 
Bước 5: Đánh giá kết quả thực nghiệm 
Bảng 2: Thành tích trước khi thực nghiệm của Nhóm thực nghiệm A 
STT Họ và tên HS Lớp Thành tích bật xa Ghi chú 
1 Lại Thị Lan Anh 5A 1.70m 
2 Phạm Văn An 5A 1.65m 
3 Trần Nam Dương 5A 1.75m 
4 Đinh Hương Giang 5A 1.80m 
5 Trần Huy Hoàng 5A 1.78m 
6 Nguyễn Ngọc Kha 5A 1.70m 
7 Trần Công Lập 5A 1.60m 
8 Trần Quốc Cường 5C 1.75m 
9 Trần Văn Hải 5C 1.70m 
10 Đào Việt Hùng 5C 1.69m 
11 Trần Thị Hồng 5C 1.65m 
12 Trần Văn Khiêm 5C 1.70m 
13 Đoàn Tiến Mạnh 5C 1.76m 
14 Trần Thị Trà My 5C 1.60m 
15 Trần Kim Dịu 5D 1.65m 
16 Nguyễn Văn Dương 5D 1.75m 
17 Hoàng Ngọc Hải 5D 1.80m 
18 Trần Xuân Bình 5E 1.80m 
19 Đoàn Thị Thu 5E 1.75m 
20 Đỗ Hạ Đông 5E 1.65m 
 11 
Thành tích trung bình AS = 1.71m 
Bảng 3. Thành tích trước khi thực nghiệm của Nhóm đối chứng B 
STT Họ và tên HS Lớp Thành tích bật xa Ghi chú 
1 Ngô Tiến Dũng 5A 1.60m 
2 Nguyễn Bích Hà 5A 1.60m 
3 Nguyễn Ngọc Lâm 5A 1.70m 
4 Phạm Thị Hồng Ngát 5A 1.75m 
5 Nguyễn Thuỳ Dương 5B 1.65m 
6 Nguyễn Tiến Đạt 5B 1.80m 
7 Nguyễn Ngọc Khắc 5B 1.75m 
8 Phạm Thị Thuý 5B 1.76m 
9 Đoàn Thị Anh 5C 1.68m 
10 Trần Thị Hiền 5C 1.63m 
11 Lưu Đức Linh 5C 1.75m 
12 Phạm Công Quyết 5C 1.80m 
13 Nguyễn Quyết Thắng 5C 1.78m 
14 Trương Ngọc Dự 5C 1.65m 
15 Nguyễn Minh Hiếu 5D 1.60m 
16 Bùi Thị Linh 5D 1.70m 
17 Nguyễn Đức Lương 5D 1.72m 
18 Trần Văn An 5D 1.78m 
19 Trần Trọng Trung 5E 1.69m 
20 Nguyễn Tiến Mạnh 5E 1.65m 
Thành tích trung bình của nhóm đối chứng B là BS = 1.70m 
Bảng 4. Thành tích trước khi thực nghiệm của nhóm đối chứng C 
STT Họ và tên HS Lớp Thành tích bật xa Ghi chú 
1 Nguyễn Thị Vân Nhi 5B 1.65m 
2 Phạm Thị Diệp 5B 1.60m 
3 Nguyễn Quốc Đạt 5B 1.70m 
4 Mai Ngọc Linh 5B 1.75m 
5 Trần Duy Nghĩa 5B 1.60m 
6 Trần Thị Ngọc 5B 1.65m 
7 Đào Văn Thịnh 5B 1.65m 
8 Nguyễn Đức Huy 5B 1.71m 
9 Nguyễn Thành Lập 5B 1.75m 
10 Phạm Ngọc Linh 5B 1.65m 
11 Trần Thanh Ngọc 5B 1.60m 
12 Nguyễn Đức Phong 5B 1.68m 
13 Trần Thị Thắm 5B 1.67m 
 12 
14 Nguyễn Đức Thắng 5B 1.70m 
15 Đỗ Quang Dũng 5B 1.60m 
16 Vũ Quốc Huy 5B 1.65m 
17 Nguyễn Thành Long 5B 1.62m 
18 Trần Thị Phương 5B 1.70m 
19 Phạm Minh Quân 5B 1.60m 
20 Trần Tuấn Thái 5B 1.70m 
Thành tích trung bình của nhóm đối chứng C là CS = 1.67m 
Bảng 5. Kết quả trung bình của 3 nhóm trước thực nghiệm: 
STT Tên nhóm Thành tích trung bình 
1 Thực nghiệm A 1.71m 
2 Đối chứng B 1.70m 
3 Đối chứng C 1.67m 
4. Hệ thống bài tập hoàn thiện kĩ thuật và bài tập thể lực nâng cao thành 
tích 
4.1. Bài tập hoàn thiện kĩ thuật 
Từ cơ sở lý luận chúng ta thấy rằng muốn phát triển được sức mạnh tốc 
độ, nâng cao thành tích thì kỹ thuật phải được hoàn thiện hình thành kỹ năng kỹ 
xảo cho HS. Kỹ thuật dần được hoàn thiện thông qua bài tập toàn bộ các giai 
đoạn kỹ thuật bật xa (BTKT) và được lặp lại liên tục trong các buổi tập hàng 
ngày. Qua thực tiễn tập luyện trong quá trình tập BTKT sẽ phát sinh một số sai 
lầm cần thiết phải sửa chữa khắc phục. Sau đây là một số bài tập sửa chữa sai 
lầm hoàn thiện kỹ thuật “Bật xa” (Bài tập này chỉ áp dụng khi xuất hiện sai lầm 
tương tự). 
4.1.1. Tập bật nhảy qua chướng ngại vật (A1) 
a. Cách thực hiện 
- Chuẩn bị: Đặt hai cột nhảy cao hai bên hố cát. Đặt sào nhảy cao cách mặt 
phẳng hố cát một khoảng thích hợp từ 30 – 40cm. Khoảng cách từ hình chiếu 
vuông góc của sào xuống mặt phẳng hố cát đến vị trí giậm nhảy là từ 45 – 55cm 
HS đứng ở tư thế chuẩn bị, 2 chân sát nhau tay buông tự nhiên, mắt nhìn về phía 
sào giậm nhảy, tập trung chú ý. 
- Động tác: Sau tiếng còi hiệu lệnh HS đưa tay ra phía trước lên cao, kiễng gót, 
căng thân, sau đó chùng gối đưa tay từ trên xuống dưới ra phía trước rồi lại 
chuyển ra sau. Sau đó duỗi mạnh ngón chân, bàn chân. Bật nhảy qua sào (cố 
gắng không để mông tiếp cát) đúng kỹ thuật. 
- Thực hiện: Tập luyện thường xuyên như vậy cho đến lúc góc độ bật khi thực 
hiện bật xa không có sào bằng góc độ bật xa khi có sào thì kỹ năng được hình 
thành. 
 13 
Hình A1 
b. Mục đích: Sửa chữa góc độ bay nhỏ. Như đã phân tích ở trên thì góc độ bay 
hợp lý có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tới thành tích của mỗi lần bật xa. Dù 
sức mạnh lớn đến bao nhiêu nhưng góc độ bay không hợp lý thì cũng không 
phát huy hết khả năng của HS.Thực tế cho thấy khi mới tập HS thường thực 
hiện kỹ thuật bật xa với góc độ nhỏ hơn góc độ tối ưu vì vậy bài tập này có ý 
nghĩa rất lớn trong việc nâng cao thành tích. 
4.1.2. Ôn luyện nhịp điệu 4 bước (A2) 
a. Cách thực hiện 
- Chuẩn bị: Đứng ở vị trí bật nhảy với tư thế hai bàn chân chụm, mũi chân sát 
mép vạch xuất phát, 2 tay buông tự nhiên. 
- Động tác: Thực hiện 4 bước kỹ thuật bật xa nhưng thực hiện tại chỗ (bật nhẹ 
lên cao và chùng gối tiếp xúc đất đúng vị trí chuẩn bị) 
b. Mục đích: Tạo ra tính liên tục của động tác vì tính liên tục của động tác cũng 
có một ý nghĩa lớn trong việc nâng cao thành tích bật xa. 
Thật vậy khi động tác kỹ thuật liên tục nhuần nhuyễn thì sức mạnh giữa 
các nhóm cơ sẽ được phối hợp cộng hưởng với nhau thành sức mạnh lớn nhất 
mà cơ thể ở thời điểm đó đạt được. 
4.1.3 Bật nhảy từ trên cao xuống (A3) 
a. Cách thực hiện: Chọn một vị trí cao hơn mặt sân đặt đệm, sau đó đứng tại chỗ 
bằng hai chân ở vị trí đó thực hiện “Bật xa” về phía đệm thu chân chùng gối lao 
người về trước. 
Hình A3 
b. Mục đích: Sửa chữa sai lầm khi tiếp xúc để mông chạm đất hoặc chống tay ra 
sau. 
 14 
Khi thi đấu thực tế tôi nhận thấy một số trường hợp khó đáng tiếc khi sức 
bật của các em rất tốt nhưng ở giai đoạn cuối cùng khi tiếp đất các em để mông 
hoặc chống tay ra sau (mà theo luật thì thành tích được tính là khoảng cách từ 
điểm chạm cát gần nhất đến vạch xuất phát). Như vậy thành tích của các em 
giảm rất nhiều so với khả năng của HS đó. Vì thế trong qua trình tập luyện GV 
cần chú ý quan tâm và rèn kỹ năng tiếp đất cho HS, nếu xuất hiện thường xuyên 
lỗi ở giai đoạn tiếp đất thì phải tập bài tập này triệt để cho đến khi khắc phục 
được. 
4.2. Các bài tập nâng cao sức mạnh cơ thể 
Như đã biết sức mạnh của cơ thể là sức mạnh tổng hợp của các nhóm cơ 
riêng rẽ tham gia vào quá trình thực hiện động tác đó. Vì vậy nâng cao sức mạnh 
của từng nhóm cơ có liên quan là nhiệm vụ thiết yếu để cải thiện thành tích bật 
xa. 
4.2.1. Các bài tập nhảy dây (B1) bao gồm nhảy dây kiểu chụm hai chân và nhảy 
dây bằng một chân. 
a. Cách thực hiện 
*Kiểu chụm hai chân: Bài tập này HS đã được học ở chương trình chính 
khoá tuy nhiên cần lưu ý đến tốc độ nhảy (Nhảy tăng dần tốc độ cho đến một tốc 
độ ổn định cao nhất có thể). 
Hình B1 
*Nhảy dây kiểu 1 chân: 
- TTCB: Đứng bằng 1 chân, 1 chân co, 2 tay cầm dây đặt sát hông phải, thân 
người thẳng mắt nhìn ra phía trước. 
- Động tác: Hai tay thực hiện động tác chao dây tạo đà. Sau đó tách dây và dùng 
cổ tay quất dây đồng thời bật nhảy bằng nửa bàn chân trụ mỗi khi dây chuyển 
động qua. Động tác được thực hiện nhanh dần. Sau một thời gian nhất định sẽ 
đổi chân (chân co lúc này chuyển thành chân trụ và ngược lại). 
Lưu ý: Có thể nhảy có bước đệm hoặc không có bước đệm. 
*Nhảy dây có đeo chì vào chân 
- TTCB: Trước khi nhảy dây đeo chì vào đôi bàn chân tăng trọng lượng cơ thể. 
(chú ý đảm bảo an toàn cho HS khi đeo chì nên lót đệm). 
- Động tác: Giống như kỹ thuật nhảy dây kiểu chụm 2 chân và nhảy dây kiểu 1 
chân. 
 15 
b. Tác dụng: 
+ Các bài tập nhảy dây là bài tập sức mạnh đôi chân rất hiệu quả đặc biệt 
là sức mạnh của cơ bàn chân được cải thiện đáng kể khi tập bài tập này. 
+ Ngoài ra 3 bài tập trên còn giúp cho đôi chân phối hợp nhịp nhàng, các 
khớp và dây chằng vững chắc và linh hoạt hơn. 
4.2.2. Bài tập bật nhảy liên tục trong thời gian ngắn (Bật cóc) (B2) 
a. Cách thực hiện: 
- TTCB: Hai tay chống hông, 2 bàn chân khép sát nhau thân đứng thẳng, mắt 
nhìn thẳng về phía trước. 
- Động tác: Bật nhảy bằng 2 chân về phía trước ở sân tập và trên một đường 
thẳng từ 7 đến 10m sau đó quay người và bật nhảy trở lại vạch xuất phát ban 
đầu. 
Hình B2 
- Tác dụng: 
+ Tăng cường phát triển sức mạnh đôi chân và sức mạnh cơ lưng, cơ 
bụng. 
+ Ngoài ra bài tập này còn giúp hoàn thiện các giai đoạn kỹ thuật. Động 
tác lặp lại liên tục trong một thời gian ngắn giúp tăng cường chức phận các cơ 
quan nội tạng trong cơ thể đặc biệt là hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. 
4.2.3. Bài tập bật nhảy bằng hai chân trên đường dốc (B3) 
a. Cách thực hiện 
- TTCB: Hai tay chống hông, hai chân chụm, thân người thẳng, mắt nhìn thẳng 
về phía trước đoạn đường dốc. 
- Động tác: Bật nhảy liên tục từ dưới thấp lên trên cao về phía trước. Sau đó 
chạy nhẹ nhàng từ trên đỉnh dốc xuống đồng thời thả lỏng cơ thể và lại thực hiện 
bật nhảy như lần trước, số lượt bật sẽ tăng dần theo thời gian. 
Hình B3 
 16 
b. Tác dụng: 
+ Tăng cường sức mạnh cơ chân cơ hông, cơ bụng. 
+ Đồng thời giúp hoàn thiện bài tập KT và góc độ bật xa với tần xuất cao 
và trọng lượng lớn hơn. Ngoài ra bài tập này còn rèn luyện sức tập trung chú ý 
cao độ của hệ thần kinh 
*Lưu ý: Cần đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện (GV hoặc HS tập theo 
sát phía sau để bảo hiểm) 
4.2.4. Bài tập đẩy vật chuyển động về phía trước (B4) 
a. Cách thực hiện: 
- Chuẩn bị: 1 chiếc xe mô tô, GV ngồi lên phía trên điều khiển lái xe ở trạng thái 
tắt máy. Người tập bám phía sau xe bằng 2 tay, thân người hơi ngả về trước 
đứng tư thế chân trước chân sau. 
- Động tác: Người tập sẽ đẩy xe chạy về phía trước với tốc độ tăng dần theo một 
thời gian hoặc quãng đường nhất định. Người ngồi trên xe có thể sẽ điều khiển 
phanh xe với lực vừa phải để tăng lực đẩy thích hợp. 
Hình B4 
b. Tác dụng: 
Rèn luyện sức mạnh của cơ chân ở tốc độ cao với sự biến thiên của lực 
đẩy. 
4.2.5. Bài tập chạy ngắn (B5) 
a. Cách thực hiện: Chạy nhanh 100% sức trên quãng đường từ 25m đến 30m 
hoặc có thể chạy biến tốc với quãng đường như trên. 
Hình B5 
b. Tác dụng: Tăng cường sức mạnh tốc độ của cơ thể. Trên thực tế sức mạnh và 
tốc độ có tỷ lệ thuận với nhau vì vậy tăng tốc độ cũng chính là cải thiện hiệu quả 
sức mạnh của cơ thể. 
 17 
4.2.6. Bài tập cõng bạn tập trên lưng đứng lên, ngồi xuống. (B6) 
a. Cách thực hiện: Người tập cõng bạn trên lưng đứng lên ngồi xuống tại chỗ. 
Được lặp lại liên tục trong 1 đơn vị thời gian. 
Hình B6 
b. Tác dụng: Tăng cường sức mạnh hiệu quả của cơ chân, cơ hông, cơ bụng, cơ 
lưng. 
4.2.7. Nằm ngửa gập thân trên (B7) 
a. Cách thực hiện: Đây là bài tập nhóm 2 HS 
- TTCB: Người tập nằm ngửa trên nền đất hai tay đan vào nhau ôm lấy gáy cổ 
mình, hai chân duỗi và khép sát vào nhau. Người trợ giúp dùng tay giữ chặt 
người tập. 
- Động tác: Người tập thực hiện gập thân trên sau đó duỗi ra rồi lại gập thân trên 
cứ tiếp tục như vậy trong một khoảng thời gian hoặc số lần nhất định. Sau đó 
người thực hiện và người trợ giúp đổi vai trò cho nhau. 
Hình B7 
b. Tác dụng: Rèn luyện sức mạnh cơ bụng vì cơ bụng là nhóm cơ đóng vai trò 
quan trọng ảnh hưởng đến thành tích bật xa 
4.2.8 Trò chơi “Lò cò tiếp sức” (B8) 
a. Cách thực hiện: (Trò chơi này HS được học ở lớp 3) 
Chia nhóm tập luyện thành 2 đội chơi. Các đội chơi đứng sau vạch xuất 
phát, khi có hiệu lệnh số 1 của mỗi đội sẽ lò cò lên vạch đích sau đó lò cò về 
vạch xuất phát và chạm tay vào số 2 sau đó xuống cuối hàng, số 2 lại lò cò như 
số 1. Cứ như vậy cho đến hết đội nào về trước không phạm quy là thắng cuộc. 
 18 
Hình B8 
b. Tác dụng: 
Phát triển sức mạnh cơ chân, tạo hưng phấn cho HS trong quá trình tập 
luyện giảm sự nhàm chán tâm lý HS trong các buổi tập giúp các em thêm ý chí, 
quyết tâm nâng cao thành tích và giới hạn bản thân. 
5. Kế hoạch thực hiện các bài tập được lựa chọn 
 Từ những cơ sở lý luận về phương pháp và nguyên tắc phát triển sức 
mạnh tốc độ với những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS. Căn cứ vào cơ sở 
thực tiễn là điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, đội ngũ GV. Tôi đã lựa chọn bài 
tập kĩ thuật và các bài tập sức mạnh đa số là bài tập lặp lại tối đa. Tuy nhiên tính 
chất phức tạp và lượng vận động có sự khác biệt vì thế lập kế hoạch thực hiện 
các bài tập đã nêu ở trên đối với nhóm thực nghiệm trong CLB là nhiệm vụ rất 
quan trọng quyết định đến kết quả của sáng kiến này. 
 Thời gian thực nghiệm tiến hành trong 60 ngày được chia thành 8 tuần. 
Mỗi tuần CLB sinh hoạt tập luyện 3 buổi chiều gồm (chiều thứ 4, chiều thứ 7 và 
chiều chủ nhật). Như vậy có tổng cộng 24 buổi tập tương ứng với 24 giáo án. Kế 
hoạch cụ thể như sau: 
5.1. Thời lượng tập luyện: 
Thời gian tập luyện của mỗi buổi trong 1 tuần là như nhau và có sự khác 
biệt tăng tiến theo bậc thang như bảng sau: 
Bảng 6. Thời lượng tập luyện 
Tuần Thời lượng mỗi buổi tập trong tuần 
1 45 phút 
2 45 phút 
3 50 phút 
4 50 phút 
5 55 phút 
6 55 phút 
7 60 phút 
8 60 phút 
 19 
5.2. Kế hoạch thực hiện bài tập trong tuần 
Bảng 7. Tên các bài tập kĩ thuật hàng tuần 
Tuần Giáo án Tên các bài tập 
Thời lượng 
(phút) 
1 Giáo án 2, 3, 4 Bài tập kĩ thuật; bài tập sức mạnh 
(B1, B2, B7, B8) 
22 
2 Giáo án 5, 6, 7 Bài tập kĩ thuật; bài tập sức mạnh 
(B1, B2, B7, B8) 
22 
3 Giáo án 8, 9, 10 Bài tập kĩ thuật; bài tập sức mạnh 
(B1, B2, B7, B8) 
27 
4 Giáo án 11, 12,13 Bài tập kĩ thuật; bài tập sức mạnh 
(B1, B2, B7, B8) 
27 
5 Giáo án 14, 15, 16 Bài tập kĩ thuật; bài tập sức mạnh 
(B3, B4, B5, B6) 
32 
6 Giáo án 17, 18, 19 Bài tập kĩ thuật; bài tập sức mạnh 
(B3, B4, B5, B6) 
32 
7 Giáo án 20, 21, 22 Bài tập kĩ thuật; bài tập sức mạnh 
(B3, B4, B5, B6) 
37 
8 Giáo án 23, 24, 25 Bài tập kĩ thuật; bài tập sức mạnh 
(B3, B4, B5, B6) 
37 
5.3. Nhận xét 
Nhìn vào bảng kế hoạch bài tập ta nhận thấy rằng: 
- Các bài tập sức mạnh được sử dụng trong tuần 1, tuần 2, tuần 3, tuần 4 
là như nhau. 
- Các bài tập sức mạnh được sử dụng trong tuần 5, 6, 7, 8 là như nhau. 
- Thời gian thực hiện bài tập (kỹ thuật và sức mạnh) tuần 1 và tuần 2 tuần 
3 và tuần 4, tuần 5 và tuần 6, tuần 7 và tuần 8. Có sự tăng tiến như nhau. 
- Thời gian và nội dung bài tập của mỗi buổi trong tuần được lặp lại. 
 Tuy nhiên trong mỗi buổi tập số lần lặp lại của mỗi bài tập ở mỗi HS 
trong một lần thực hiện là tối đa theo khả năng và khác nhau. 
5.4. Thiết kế một số giáo án dạy nội dung bật xa 
5.4.1. Giáo án dạy nội dung bật xa trong chương trình chính khoá 
Giáo án 1: Bài 46 
 Tên bài: Bật xa, phối hợp chạy, nhảy 
 Trò chơi “Con sâu đo” 
(Có nội dung tập luyện bật xa theo chương trình hiện hành) 
A. Mục tiêu: 
- Ôn bật xa và học phối hợp chạy, nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác cơ 
bản đúng. 
- Trò chơi “Con sâu đo” yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi ở 
mức tương đối chủ động. 
B. Địa điểm phương tiện 
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện. 
 20 
- Phương tiện: Còi, dụng cụ phương tiện tập luyện bật xa, sân chơi trò 
chơi. 
C. Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung 
Định 
lượng 
Phương pháp tổ chức 
1. Phần mở đầu 
- GV nhận lớp, cùng HS nêu 
mục tiêu bài học. 
- Khởi động 
+ Chạy chậm trên sân trường 
+ Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” 
6-10 phút 
1-2 phút 
5- 8 phút 
- GV dùng phương pháp thuyết 
trình 
Đội hình nhận lớp 3 hàng ngang 
- GV nêu từng nội dung khởi động 
Chủ tịch HĐTQ điều khiển lớp tập 
luyện và chơi trò chơi đồng loạt cả 
lớp. 
2. Phần cơ bản 
a. Bài tập RLTTCB 
- Ôn bật xa 
Trước khi bật xa HS khởi động 
kĩ lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ 
nhàng tại chỗ 1 số lần. 
- Học phối hợp chạy nhảy 
18- 22 phút 
12-14 phút 
5- 6 phút 
5-6 phút 
- GV làm mẫu và yêu cầu cả lớp 
thực hiện theo hiệu lệnh còi. 
- GV chia lớp thành 3 nhóm, các 
nhóm tự tổ chức tập luyện theo đội 
hình hàng dọc ở các vị trí khác 
nhau. 
- GV tổ chức cho các tổ thi đua với 
nhau. 
- GV tuyên dương tổ có HS bật xa 
nhất. 
- GV hướng dẫn cách tập luyện phối 
hợp bằng phương pháp thuyết trình 
ngắn gọn. 
- GV làm mẫu toàn bộ động tác. 
- HS tập thử một số lần. 
- GV điều khiển cả lớp tập đồng loạt 
toàn bộ kĩ thuật theo đội hình hàng 
dọc. 
- Em đứng đầu thực hiện xong ra 
khỏi hố cát, em tiếp theo mới được 
xuất phát. 
 21 
5.4.2. Giáo án dạy nội dung bật xa được lựa chọn để áp dụng dạy trong câu lạc 
bộ 
 Giáo án 2 
A. Mục tiêu: 
- Tập kỹ thuật bật xa 
- Bài tập trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi trò chơi. 
 - Bài tập nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện được bài tập. 
 - Bài tập “Bật cóc”. Yêu cầu thực hiện được bài tập. 
- Bài tập “Nằm ngửa gập thân trên”. Yêu cầu thực hiện được bài tập đúng 
biên độ chơi định lượng ph

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bai_tap_nang_cao_thanh_tich_bat_xa_cho_hoc_sinh_tieu.pdf
Bài giảng liên quan