Bài giảng Lớp Lá - Đề tài: Làm quen chữ cái o-ô-ơ - Lê Phương Hằng

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ o,ô,ơ.

- Trẻ nhận ra chữ o, ô, ơ trong từ trọn vẹn.

- Trẻ chơi trò chơi đúng cách, đúng luật

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phát âm, nhận biết, phân biệt chữ o, ô, ơ (chữ ô là 1 nét cong tròn khép kín và có thêm mũ ô phía bên trên; chữ ơ là 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét móc nhỏ ở phía trên bên phải.)

- Rèn kĩ năng nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.

- Củng cố một số kĩ năng tạo hình: vẽ, tô, nặn, gắn đính.

- Rèn khả năng hoạt động theo nhóm, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Lớp Lá - Đề tài: Làm quen chữ cái o-ô-ơ - Lê Phương Hằng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON MAI DỊCH
GIÁO ÁN LÀM QUEN CHỮ CÁI
ĐỀ TÀI: Làm quen chữ cái o – ô - ơ
 Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn - Lớp MGL A4
 Số lượng trẻ: 20
Thời gian: 30-35 phút
Giáo viên: Lê Phương Hằng
Ngày dạy: 8/5/2018
Năm học 2017 – 2018
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ o,ô,ơ.
- Trẻ nhận ra chữ o, ô, ơ trong từ trọn vẹn.
- Trẻ chơi trò chơi đúng cách, đúng luật
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phát âm, nhận biết, phân biệt chữ o, ô, ơ (chữ ô là 1 nét cong tròn khép kín và có thêm mũ ô phía bên trên; chữ ơ là 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét móc nhỏ ở phía trên bên phải..)
- Rèn kĩ năng nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.
- Củng cố một số kĩ năng tạo hình: vẽ, tô, nặn, gắn đính.
- Rèn khả năng hoạt động theo nhóm, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ.
3. Thái độ 
- Trẻ có thái độ tích cực với việc làm quen chữ cái.
- Trẻ tự tin, hứng thú, tích cực khi tham gia các hoạt động.
- Tôn trọng luật chơi. Hợp tác, đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị 
1. Địa điểm : 
- Phòng học sạch sẽ, các góc sắp xếp hợp lí để thuận tiện cho trẻ hoạt động.
2. Đồ dùng của giáo viên:
- Power point làm quen chữ cái: o,ô,ơ.
- Thẻ chữ cái: o, ô, ơ.
- 02 Máy tính, màn chiếu, loa, nhạc, que chỉ.
3. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng gồm các thẻ chữ o, ô, ơ với kích thước, màu sắc, chất liệu khác nhau.
- Dù tròn có dán thẻ chữ o, ô, ơ vào các vị trí đủ cho số trẻ.
- Chơi theo nhóm: 
+ Nhóm 1: tranh có từ đi kèm, bút dạ các màu, bảng phân loại.
+ Nhóm 2: Các cặp thẻ chữ.
+ Nhóm 3: file bài tập do GV thiết kế, bút.
+ Nhóm 4: Chữ rỗng, bút màu các loại, giấy màu, kim sa, cát nhũ, keo sữa để trẻ gắn đính trang trí trí chữ rỗng.
+ Nhóm 5: gạo, cát, hột hạt để tạo ra các chữ.
4. Trang phục, tâm thế: 
- Trang phục cô và trẻ sạch sẽ, gọn gàng phù hợp thời tiết.
- Cô và trẻ tâm thế thoải mái vui vẻ khi tham gia hoạt động
II. Cách tiến hành: 
Thời gian
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên
HĐ của trẻ
2’
1.Ổn định tổ chức: 
- Cô và trẻ chơi trò chơi “Chuyền bóng”: 
Cách chơi: Cô và trẻ ngồi theo vòng tròn. Khi nhạc nổi lên trẻ vừa hát vừa chuyền bóng cho bạn. Nhạc dừng, bóng đến tay bạn nào thì bạn đó phải trả lời câu hỏi cô đưa ra (về các ngày tết ở Việt Nam, loại đèn thường có trong dịp tết Trung thu). 
- Trẻ chơi
25 - 30’
2. Phương pháp và hình thức tổ chức: 
a. Làm quen chữ cái o, ô, ơ: 
* Làm quen chữ o, ô:
- Nhận biết chữ o qua từ “Đèn ông sao”
+ Trên màn hình của cô có bức tranh gì?
+ Dưới bức tranh đèn ông sao, có từ “Đèn ông sao”. Cô đọc từ dưới tranh cho trẻ nghe.
+ Cả lớp đọc từ dưới tranh 2 lần-> Hỏi trẻ trong từ “Đèn ông sao” có bao nhiêu chữ cái?
+ Cô giới thiệu chữ o trong từ “Đèn ông sao”: Trong từ “Đèn ông sao” có 1 chữ cái tròn xoe rất đáng yêu. Bạn nào có thể lên kích chuột để tìm cho cô và các bạn biết chữ cái đó đang đứng ở đâu nào?
- Nhận biết chữ o qua cách phát âm:
+ Sau khi trẻ kích chuột tìm chữ, cô giới thiệu tên chữ và phát âm mẫu 3 lần. 
+ Luyện tập phát âm dưới các hình thức: lớp (đồng thanh phát âm 2 lần) – tổ - nhóm – cá nhân.
- Nhận biết chữ o qua cấu tạo nét chữ: 
+ Cho trẻ lấy thẻ chữ o trong rổ xếp ra sàn và nhắm mắt sờ nét chữ rồi nêu nhận xét của mình về cấu tạo nét chữ.
=> Cô chốt: Chữ o được tạo bởi một nét cong tròn khép kín. (GV kết hợp trình chiếu powerpoint)
- Giới thiệu các kiểu chữ o: in hoa, in thường, viết thường.( GV kết hợp trình chiếu powerpoint)
-> Cho trẻ cất thẻ chữ o vào rổ -> Cho trẻ tìm nhóm có từ 2 đến 3 bạn tạo hình chữ o.
* Làm quen chữ ô:
- Trong từ “đèn ông sao” có 1 chữ cái nhìn rất giống chữ o. Bạn nào có thể lên kích chuột để tìm cho cô và các bạn biết chữ cái đó đang đứng ở đâu nào?
- Nhận biết chữ ô qua cách phát âm:
+ Sau khi trẻ kích chuột tìm chữ, cô giới thiệu tên chữ và phát âm mẫu 3 lần. 
+ Luyện tập phát âm dưới các hình thức: lớp (đồng thanh phát âm 2 lần) – nhóm bạn trai – nhóm bạn gái – cá nhân.
- Nhận biết chữ ô qua cấu tạo nét chữ: 
+ Cho trẻ lấy thẻ chữ ô trong rổ xếp ra sàn và quan sát rồi nêu nhận xét của mình về cấu tạo nét chữ.
=> Cô chốt: Chữ ô được tạo bởi một nét cong tròn khép kín và 1 dấu mũ ở phía bên trên. (GV kết hợp trình chiếu powerpoint)
- Giới thiệu các kiểu chữ ô: in hoa, in thường, viết thường.( GV kết hợp trình chiếu powerpoint)
-> Cho trẻ cất thẻ chữ ô vào rổ và tìm các chữ ô (in hoa, in thường, viết thường) có ở xung quanh lớp.
* Làm quen chữ ơ:
Còn một chữ cái nữa cũng được tạo bởi một nét cong tròn khép kín nhưng thêm một cái râu nhỏ đó là chữ “Ơ”
- Nhận biết chữ ơ qua cách phát âm:
+ Cô phát âm mẫu 3 lần. 
+ Luyện tập phát âm dưới các hình thức: lớp (đồng thanh phát âm 2 lần) - nhóm các bạn nữ tóc dài – nhóm bạn nữ mặc váy - nhóm bạn đeo kính – nhóm bạn nam - cá nhân.
- Nhận biết chữ ơ qua cấu tạo nét chữ: 
+ Cho trẻ lấy thẻ chữ ơ trong rổ xếp ra sàn và quan sát rồi nêu nhận xét của mình về cấu tạo nét chữ.
=> Cô chốt: Chữ ơ được tạo bởi một nét cong tròn khép kín và 1 nét móc nhỏ ở phía trên bên phải.
(GV kết hợp trình chiếu powerpoint)
- Giới thiệu các kiểu chữ ơ: in hoa, in thường, viết thường.( GV kết hợp trình chiếu powerpoint)
- So sánh nhóm chữ o – ô – ơ:
+ Cho trẻ lấy các thẻ chữ xếp cạnh nhau, quan sát và nêu nhận xét về khác nhau giữa các chữ cái o,ô, ơ: chữ o không có mũ, không có nét móc nhỏ, chữ “ô” có thêm dấu mũ bên trên và chữ “ơ” có thêm dấu móc nhỏ ở phía trên bên phải. 
c. Củng cố: 
- Trò chơi 1: Chạy đổi chỗ
+ Cách chơi: Trẻ căng dù tròn và cầm tay xung quanh mép dù. Mỗi trẻ sẽ cầm vào 1 vị trí có dán chữ o hoặc ô. Khi nhạc nổi lên trẻ vừa hát vừa di chuyển dù. Kết thúc bản nhạc, cô phát âm tên chữ nào thì những trẻ đang cầm dù tại vị trí chữ cái đó sẽ phải chạy đổi chỗ cho nhau.
+ Luật chơi: Bạn nào không tìm được chỗ sẽ phải nhảy lò cò.
- Trò chơi 2: Trẻ về các nhóm tham gia các hoạt động củng cố chữ cái:
 + Nhóm 1: Tìm và phân loại các từ có chứa chữ cái o, ô, ơ theo 3 nhóm chữ o, ô, ơ.
+ Nhóm 2: Lật thẻ, ghi nhớ vị trí và tìm cặp chữ tương ứng.
+ Nhóm 3: Điền chữ còn thiếu trong từ và sao chép từ..
+ Nhóm 4: Gắn đính trang trí trí chữ o-ô-ơ rỗng từ các nguyên vật liệu.
+ Nhóm 5: Vẽ chữ trên gạo, trên cát, xếp hột hạt để tạo ra các chữ.
-> Sau khi hoàn thành xong bài tập của mình, trẻ có thể đổi sang nhóm khác mà mình thích để tiếp tục tham gia hoạt động .
(Đây là hoạt động chuyển tiếp sang hoạt động góc, trẻ tiếp tục thực hiện trong buổi chơi dài)
- Trẻ trả lời
- Cả lớp đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên kích chuột chọn chữ theo yêu cầu.
- Trẻ phát âm
- Trẻ sờ, nhìn và nêu nhận xét
- Trẻ chơi xếp chữ
- Trẻ kích chuột chọn chữ cái theo yêu cầu.
- Trẻ phát âm
- Trẻ sờ, nhìn và nêu nhận xét
- Trẻ cất chữ và đi tìm chữ
- Trẻ phát âm.
- Trẻ quan sát và nhận xét.
- Trẻ quan sát và nhận xét.
- Trẻ chơi
- Trẻ về nhóm chơi
1’
3.Kết thúc 
- Nhận xét chung, treo sản phẩm vào các vị trí để trang trí môi trường lớp.
 - Thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô

File đính kèm:

  • docbai_giang_lop_la_de_tai_lam_quen_chu_cai_o_o_o_le_phuong_han.doc
Bài giảng liên quan