SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non

I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Lý do chọn đề tài:

Ngôn ngữ có vài trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những điều thầm kín.Ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ Mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, tôn trọng nó”

 

doc18 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
, trẻ sẽ học được cách nói của những người xung quanh mình rất nhanh. Chính vì vậy mà những người xung quanh trẻ đặc biệt là bố mẹ của trẻ cần phát âm chuẩn, nói đúng câu, không được nói ngọng, nói tục. 
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy tưởng tượng mà ngôn ngữ còn ảnh hưởng cho quá trình tri giác, cảm giác và trí nhớ, làm cho quá trình tri giác trở nên có chủ định, làm cho trí nhớ con người có ý nghĩa và tính chủ định hơn. Ngôn ngữ đã cố định những kết quả của quá trình tư duy, là phương tiện để con người tiếp thu lĩnh hội nền văn hóa xã hội, ngôn ngữ còn chính xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng cố định chúng lại bằng từ, giữ chúng lại trong trí nhớ. Cho nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo nhỡ là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
Trọng tâm nội dung chương trình chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đã khẳng định việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ có tầm quan trọng rất lớn giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong
giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận được các môn khoa học ở độ tuổi mầm non.
2. Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2019-2020 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi dạy lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Tôi nhận thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi này là rất quan trọng. Vì vốn từ của trẻ còn hạn chế, rất nhiều trẻ còn nói ngọng. Trong quá trình thực hiện, tôi cũng gặp những thuận lợi và không ít những khó khăn.
2.1. Thuận lợi :
Lớp được nhà trường trang bị đầy đủ các trang thiết bị cơ bản để phục vụ cho việc dạy trẻ như: vi tính, tivi, sách, truyện, tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi các góc trong lớp phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ...
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên thăm quan, kiến tập và thực hành tại lớp, luôn quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ đạo sát sao về chuyên môn và thường xuyên được góp ý kiến nhằm nâng cao hình thức và nghệ thuật giảng dạy.
Bản thân nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động dạy trẻ theo độ tuổi, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập tại các lớp chuyên đề do, huyện, trường, nhóm tổ chức, luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi, luôn tìm tòi nghiên cứu các hình thức để dạy và giúp trẻ có thêm nhiều từ mới, làm cho vốn từ trẻ phong phú và phát triển`.
Trẻ lớp tôi rất hiếu động, hay nói, luôn muốn tìm hiểu về thế giới, sự vật, hiện tượng xung quanh, rất hứng thú, ham thích khi được tự đọc thơ, đọc các bài vè, đồng dao, hát hay kể được những câu chuyện ngắn.
2.2. Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi, khi bắt tay vào thực hiện tôi gặp không ít những khó khăn như:
Trong lớp tôi 90% các cháu giao tiếp còn hạn chế, khả năng lĩnh hội chưa cao, nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên.
Có nhiều trẻ còn nói ngọng, vốn từ còn ít.
Nhiều trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với người lớn và trò chuyện cùng cô giáo nên tôi đã thực hiện khảo sát ngôn ngữ của trẻ ngay từ đầu năm.
 Số lượng trẻ lớp tôi có sự dao động do nhận thức của phụ huynh có tháng xin cho các con nghỉ học có tháng cho con đi học và trẻ đi học không được đều nên rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ thực sự rất khó khăn.
 Phụ huynh chưa quan tâm đưa đón con đi học, nhờ ông bà, anh chị, trẻ tự đi nên cô không có điều kiện trao đổi với phụ huynh cụ thể về tình hình cuả từng
trẻ ở lớp để phụ huynh phối kết hợp để rèn cho trẻ phát âm chuẩn, nói đủ câu, không nói trống không, không nói tục.
 Thực trạng trẻ đầu năm :
Nội dung
Số trẻ khảo sát
Trẻ đạt
Tỷ lệ
%
Trẻ chưa đạt
Tỷ lệ
%
Trẻ nói được nhiều từ mở rộng vốn từ của mình
30
18
60%
12
40%
Trẻ nói được 3,5 câu liền
30
17
56,6%
13
43,4%
Trẻ nói được suy nghĩ và mong muốn của mình
30
15
50%
15
50%
Trẻ nói ngọng
30
10
33%
20
67%
 Qua khảo sát trẻ đầu năm, tôi đã thấy đưa ra những nhận xét của mình về khả năng ngôn ngữ của trẻ lớp mình theo kết quả của từng tiêu cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết để trẻ có thể tự tin trong giao tiếp và giúp trẻ tích lũy nhiều vốn từ cho trẻ để có vốn hành trang lĩnh hội được thế giới xung quanh trẻ. 
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã chọn một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ như sau:
 3. Các biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Tạo môi trường lớp học phong phú, hấp dẫn đối với trẻ.
Với đặc điểm tâm sinh lý trẻ 3- 4 tuổi, các cháu tuy còn nhỏ nhưng rất thích cái đẹp có màu sắc đẹp, mới lạ. Tôi luôn muốn mỗi ngày đến lớp là một ngày vui của các cháu. Vì vậy tôi đã tạo môi trường lớp học theo sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Để giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ tôi luôn sưu tầm, tự vẽ những bức tranh, hình ảnh đẹp có màu sắc tươi sáng, ngộ nghĩnh đáng yêu để trang trí.
* Đặc biệt là góc văn học nơi trẻ được trải nghiệm về ngôn ngữ của mình, nơi trẻ được thỏa sức nói về những gì mình nhìn thấy và cảm nhận. Góc văn học
cũng là nơi tôi rèn trẻ thêm trong giờ hoạt động góc để trẻ phát huy thêm vốn từ của mình.
 Góc văn học tôi trang trí tạo thành góc mở cho trẻ hoạt động. Trẻ nhìn vào khung tranh vẽ về những bài thơ, câu chuyện trẻ được học qua đó giúp trẻ diễn đạt lại nội dung bài thơ,câu chuyện đó. Bên cạnh đó được sự đầu tư của nhà trường trang bị cho lớp tôi những nhân vật rối tay và tôi tự làm rối ngón, rối que để cho trẻ thỏa sức phát triển ngôn ngữ qua giờ hoạt động góc.
Tôi đã sưu tầm ở trên sách, báo, lịch....rất nhiều những hình ảnh các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu để trang trí. Như hình ảnh chú ong đang dang cánh bay, trên tay cầm 1 giỏ mật ong. Chú lợn con đang ngồi dưới gốc cây, tay cầm quyển sách, đầu cúi xuống học bài. Chú chó con đang uốn éo cái đuôi của mình còn mồm đang ngậm quả bóng.... 
Không chỉ dừng lại ở việc sưu tầm những hình ảnh mà tôi còn tự chọn những quyển sách thơ, truyện có những hình ảnh đẹp phù hợp với lứa tuổi mầm non để trẻ cảm nhận được cái đẹp qua đó trẻ hứng thú và phát triển ngôn ngữ.
Qua việc tạo môi trường lớp học đẹp, phong phú thu hút sự chú ý của trẻ qua các chủ đề đã giúp trẻ không chỉ phát triển về ngôn ngữ, biết miêu tả hình ảnh, hành động của các sự vật, hiện tượng, làm tăng vốn từ và còn giúp trẻ mạnh dạn, thích thú khi trò chuyện cùng cô giáo.
Biện pháp 2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động học:
 Trong các hoạt động học việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì trẻ được nghe, được nói những câu từ mang tính chất chuẩn mực. Các hoạt động học được tôi luôn chú trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ như sau:
* Hoạt động làm quen văn học:
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. Ngôn ngữ còn thể hiện cảm ngoại hình của nhân vật (Những nét đẹp về thể chất và tâm hồn), hay những vần điệu, nhịp xúc, tình cảm của mình. Cho trẻ làm quen với văn học là trẻ nghe cô đọc thơ, kể chuyện và trực tiếp tham gia đọc thơ, và tập kể lại chuyện. Việc trẻ được nghe, được đọcvà kể lại chuyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ lưu loát, rõ lời. Qua thơ, truyện trẻ tìm thấy cái đẹp trong tính cách, âm điệu của bài thơ. Để trẻ hiểu được điều đó, thông qua lời kể của người lớn như cha mẹ, cô giáo, qua tác phẩm văn học, truyện có kết hợp hình ảnh trực quan. Khi có vốn ngôn ngữ nhất định trẻ có thể dùng lời diễn đạt những hiểu biết, suy nghĩ của mình để đặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng và thể hiện tình cảm của mình.
* Hoạt động giáo viên dạy trẻ tập đóng kịch đã giúp trẻ tự tin trong các vai diễn khi trẻ nhập vai. Trẻ thể hiện được giọng nói, ngữ điệu làm sống lại tâm trạng,
hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện đồng thời giúp trẻ rèn khả năng nói, thể hiện được sắc thái khác nhau về ngữ điệu tích cách tâm trạng của các nhân vật trong truyện
VÝ dô: Truyện “Gấu con bị đau răng” 
Ứng với đoạn đối thoại sau:
+ Con sâu răng: Ôi ! toàn là bánh kẹo ngon ta phải đục khoét răng để ăn
+ Gấu con: khóc huhu đau răng quá
+ Kết hợp hát chúc mừng sinh nhật
+ Gấu con đi ngủ không đánh răng con sâu ra đục khoét. Gấu khóc và nói đau răng quá
+ Gấu mẹ: Con bị làm sao thế? Gấu con: Con bị đau răng
+ Bác sĩ: Cháu làm sao đấy? Gấu con: Cháu bị đau răng
+ Bác sĩ: Cháu phải nhớ đánh răng thường xuyên và ăn ít kẹo
 Ngoài việc cho trẻ biết về cách sử dụng ngữ điệu để thể hiện tính cách nhân vật trong khi kể truyện tôi còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách cho trẻ trả lời theo hệ thống câu hỏi sau:
+ Cô vừa kể câu chuyện gi?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Gấu con bị làm sao?
+ Con sâu răng đã làm gì?
+ Vào ngày sinh nhật gấu con như thế nào?
+ Gấu con không đánh răng mà đi ngủ luôn thì chuyện gì đã sảy ra?
+ Mẹ đưa gấu con đi gặp ai? Bác sĩ bảo thế nào?
Qua câu chuyện này tôi đã giáo dục được các con phải chăm chỉ đánh răng và ăn ít bánh kẹo, ăn nhiều các chất bổ và rau quả tươi.
* Qua một số câu từ trong bài thơ, câu chuyện giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của một số từ mới. Khi dạy trẻ đọc thơ tôi thường dựa vào nội dung bài thơ để đưa ra hình thức đọc phù hợp.
* Hoạt động khám phá khoa học:
Hoạt động khám phá là một hoạt động vô cùng quan trọng để giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, nhận biết nhiều từ mới, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ. Hoạt động khám phá còn giúp trẻ nhận biết mối tương quan giữa quan sát và nhận xét, giữa cảm giác và ngôn ngữ. 
 *Cho trẻ khám phá quả cam - chủ đề “Thực vật”
Tôi cho trẻ quan sát và trải nghiệm sờ quả cam. Sau đó tôi đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:
+ Các con vừa quan sát quả gì?
+ Các con có nhận xét gì về quả cam? (Màu xanh, vàng, mềm, cứng, vỏ nhẵn, sần sùi, mùi thơm, tròn, có cuống lá)
+ Bên trong quả cam có gì? (Múi cam, hạt cam, tép cam)
Tiếp theo tôi cho trẻ nếm cam để có thể biết mùi vị thực của quả cam rồi cho trẻ trả lời một số câu hỏi nhằm khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến của mình:
+ Khi ăn cam các con thấy mùi vị thế nào? ( Cam có vị ngọt mát, chua)
+ Quả cam cung cấp chất ding dưỡng gì cho cơ thể? ( Chất vitamin C)
+ Vì sao chúng ta nên ăn cam mỗi ngày? (Ăn cam giúp cơ thể lớn nhanh, khỏe mạnh, da dẻ hồng hào)
+ Trước và sau khi ăn cam chúng ta phải làm gì? (Rửa tay, vứt vỏ và hạt vào đúng nơi quy định)
Ngoài quả cam Sành cô vừa giới thiệu các con còn biết những loại cam nào khác? (Cam canh, cam đường, cam Bố Hạ, cam giấy, cam Hà Giang)
+ Khi ăn những quả cam ngọt, bổ dưỡng thì chúng ta phải biết đến công ơn của ai? (Của người trồng và chăm sóc cây)
Cuối tiết học cho trẻ trải nghiệm thưởng thức một số món ăn, đồ uống được chế biến từ quả cam: Cam cắt miếng, nước ép cam, sinh tố cam
 *Cho trẻ khám phá ngôi nhà của bé - chủ đề: Gia đình
- Trước khi tổ chức hoạt động học tôi giao nhiệm vụ cho trẻ về quan sát ngôi nhà của mình: 
+ Các con hãy hình dung, tưởng tượng về ngôi nhà của gia đình mình.
- Vào giờ học tôi cho trẻ quan sát ngôi nhà và trả lời theo hệ thống câu hỏi của cô:
+ Các con có nhận xét gì về ngôi nhà này?
+ Nhà một tầng hay nhiều tầng?
+ Nhà có những phòng nào? (Phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp)
+ Phòng khách (phòng ngủ, phòng bếp,) có tác dụng gì?
+ Trong phòng khách (phòng ngủ, phòng bếp,) có những vật dụng gì?
+ Công năng của những loại vật dụng đó?
Trẻ biết giữ vệ sinh cho ngôi nhà của mình, không nghịch, sờ, lại gần những vật dụng nguy hiểm trong phòng bếp...
- Phần mở rộng: Tôi cho trẻ kể về ngôi nhà của bé để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ lưu loát, ngôn ngữ trần thuật. Từ những hình ảnh, sự vật trẻ đã được nhìn tiếp đó trẻ có thể kể tên hay miêu tả lại được. 
Tôi còn tổ chức cho trẻ khám phá rất nhiều đối tượng trong các tháng. Nhờ vậy mà kỹ năng quan sát, nhận xét và nói về đối tượng của trẻ đã tiến bộ lên rõ rệt. Trẻ hiểu nghĩa của từ mới mà cô cung cấp.
Qua các hoạt khám phá, tôi thấy trẻ đã có thêm nhiều từ mới, trẻ hiểu sâu sắc hơn về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ và ngôn ngữ của trẻ đã mạnh lạc hơn, trẻ nói đủ câu hơn, ghi nhớ được nhiều đặc điểm của đối tượng, sự vật cần miêu tả, nhận xét.
* Hoạt động giáo dục âm nhạc :
Lời ca trong các bài hát cũng giống như lời trẻ đọc trong các bài thơ. Nhưng khi hát âm điệu, giọng ca của trẻ thay đổi, nó ngân nga, trầm bổng theo nốt nhạc và giai điệu bài hát. Khi hát kết hợp với động tác vận động minh họa đã giúp trẻ hiểu và thể hiện được mối liên hệ đó. Âm nhạc đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nghệ thuật.
Khi cho trẻ hát tôi thường cho trẻ nghe nhạc để hát theo các hình thức: Hát theo nhạc bài hát, hát nhanh - nhạc nhanh, hát chậm - nhạc chậm...Tôi thường đưa ra các câu hỏi gợi ý để trẻ nói về việc hát nhanh, chậm, lên cao, xuống thấp theo nhạc như:
+ Vì sao chúng ta nên hát đúng nhạc?
+ Khi nhạc nhanh ( chậm) thì các con phải hát như thế nào?
+ Khi nhạc lên cao ( xuống thấp) thì phải hát ra sao? 
* Hoạt động tạo hình :
Hoạt động tạo hình nhằm phát triển ngôn ngữ khi quan sát nhận xét đối tượng tạo hình và giới thiệu sản phẩm làm ra, miêu tả sự vật hiện tượng bằng ngôn ngữ tạo hình.
* Ví dụ: Nặn: “Bánh trôi”
- Khi cho trẻ quan sát, nhận xét tôi đã đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
+ Các con có biết đây là gì không?
+ Con nào đã được ăn bánh trôi rồi?
+ Bánh trôi có đặc điểm gì?
+ Cô dùng nguyên vật liệu gì để nặn bánh trôi?
+ Để nặn được được bánh trôi, cô phải làm như thế nào?
- Khi hướng dẫn tôi sử dụng các câu từ: Chia bột, làm mềm, ấn dẹt,xoay tròn, ...
- Khi cho trẻ thực hiện tôi thường gợi hỏi xem:
+ Con đang làm gì?
+ Con định làm như thế nào?
+ Con làm thế nào mà được bánh trôi đẹp thế?
+ Khi nặn xong bánh trôi con sẽ làm gì?( cho vào luộc bánh trôi, bày ra đĩa....)
- Khi trưng bày và nhận xét sản phẩm tôi cho trẻ phát hiện sản phẩm đẹp và nói xem tại sao đĩa bánh trôi lại đều và đẹp qua các câu gợi hỏi:
+ Các con vừa làm được gì?
+ Con thích đĩa bánh trôi của bạn nào?
+ Vì sao con thích?
+ Bạn nào giỏi nói cho các bạn khác nghe vì sao đĩa bánh đẹp như vậy?
+ Con đã nặn như thế nào mà bánh trôi của con tròn, đẹp thế?
+ Cô mời các con cùng thưởng thức sản phầm mà các con vừa tạo ra
Thông qua hoạt động tạo hình tôi thấy trẻ ở lớp tôi đã tiến bộ rất nhiều về ngôn ngữ, trẻ nói rõ lời, đủ câu, đủ ý, trẻ đã tự đưa ra được ý kiến của mình về một đối tượng khác.
Biện pháp 3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động vui chơi:
Hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo với trẻ tuổi mầm non. Qua chơi trẻ được thể hiện lại xã hội của người lớn thu nhỏ. Trẻ được đóng làm người lớn với những công việc cụ thể. Trẻ được giao lưu, ứng xử như những người có văn hóa. Trẻ được nói bằng ngôn ngữ của chính mình vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động vui chơi rất quan trọng và không thể thiếu.
 Trò chơi bán hàng:
 Trẻ được đóng vai làm người lớn bán hàng trong siêu thị, bán hàng trong quầy hàng nhỏ, bán hàng ăn. Lúc này trẻ trở thành người bán hàng thực sự, trẻ biết giới thiệu các mặt hàng đang bán, biết lấy hàng khi người mua yêu cầu, biết cảm ơn khách hàng bằng những ngôn ngữ của trẻ một cách ngộ nghĩnh: “Tôi có cam, dừa, dưa hấu đây”, “Bác mua mấy cân”, “Cam của bác đây”, “Tôi cám ơn lần sau bác lại đến mua nhé”. Khi làm người mua hàng trẻ biết hỏi người bán tên, giá tiền mặt hàng mình muốn mua, biết trả tiền, cám ơn khi nhận hàng từ người bán như: “Tôi muốn mua 1 cân xoài”, “Bao nhiêu tiền vậy bác”
Khi trẻ chơi tôi quan sát trẻ nhập vai, cách mời chào, giới thiệu hàng nếu thấy trẻ giao tiếp, ứng xử chưa đúng thì cùng tham gia chơi và đóng một vai để làm mẫu, khi trẻ thấy tôi mời chào, cảm ơn khách hàng thì trẻ đã quan sát và bắt chước và thích được làm và coi mình là người lớn.
 Thông qua trẻ tự mình khẳng định được mình thông qua ngôn ngữ mà trẻ lĩnh hội được qua giao tiếp với các bạn trẻ tiếp thu được nhiều vốn từ hơn và tự tin hơn trong giao tiếp không còn ngại ngùng và e dè nữa
Góc chơi với sách:
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ khi chơi ở góc sách tôi đã tổ chức với một số hình thức sau cho trẻ:
- Tổ chức cho trẻ đọc bài thơ chữ to: Tôi đã hướng dẫn trẻ đọc từng từ trong bài thơ bắt đầu từ dòng trên cùng và từ trái sang phải kết hợp tay chỉ vào chữ cho đến hết bài thơ.
- Tổ chức cho trẻ đọc thơ theo tranh vẽ, kết hợp chỉ hình ảnh minh họa trong tranh. Hình thức này giúp trẻ nhận biết mối liên hệ giữa hình ảnh với lời đọc, kể. 
- Tổ chức cho trẻ kể chuyện bằng rối tay, rối dẹt. Hình thức này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ lưu loát, ngôn ngữ biểu cảm qua giọng điệu của các nhân vật.
Truyện Chú dê đen.
- Giọng chó sói quát nạt, hung dữ.
- Giọng dê trắng nhút nhát, run sợ.
- Giọng dê đen tự tin, dũng cảm.
- Tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Hình thức này là hình thức mở giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển tự nhiên thỏa sức theo trí tưởng tượng của trẻ.
- Tổ chức cho trẻ cầm sách đúng chiều, mở, gấp sách đúng cách.
Sự phát triển ngôn ngữ đáng kể trong hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ tính mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực, tự nhiên không gò ép làm cho trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin mong muốn được giao tiếp với cô và các bạn. Đây chính là điều mà cô giáo và gia đình rất mong đợi.
Biện pháp 4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động ngoài trời
 Hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển vốn từ qua quan sát, đàm thoại, bổ xung cho trẻ thêm được nhiều từ mới.
- Quan sát các loại cây, hoa, quả, rau. Khi quan sát tôi cung cấp cho trẻ một số từ mới như: Hạt nảy mầm, cây đâm trồi, thân cây sần sùi, lá màu xanh, vết đốm trên lá,
- Quan sát thời tiết tôi sẽ cung cấp cho trẻ một số từ mới như: Trời nắng, nheo mắt, chói mắt, những đám mây, khi đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo kính, Tôi hỏi trẻ một số câu hỏi sau:
 + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
 + Các con nhìn thấy những gì trên bầu trời?
 + Vì sao khi nhìn các con lại phải nheo mắt?
 + Khi đi dưới trời nắng các con phải làm gì?
 Thực sự tôi thấy hoạt động ngoài trời không những giúp trẻ biết yêu, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, biết giữ gìn những công trình tập thể mà nó còn giúp trẻ được nói, được sử dụng và biết dùng nhiều từ mới hơn. Từ đó ngôn ngữ của trẻ tiến bộ rõ rệt.
Biện pháp 5. Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Để đáp ứng với thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhiệm vụ năm học về việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng hiện đại trong các hoạt động giảng dạy cho trẻ. Tôi đã học hỏi và tìm tòi sáng tạo, để các bài dạy được ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng hiện đại.
* Chủ đề động vật:
Tôi đã thay tranh ảnh con vật bằng hình ảnh một số con vật trên máy vi tính cho trẻ chơi trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”. Cách chơi: Hình ảnh nào xuất hiện –
Trẻ phát tín hiệu gọi tên hình ảnh đó. Với trò chơi này tôi sử dụng slide show để tạo hiệu ứng khi trình chiếu cho trẻ chơi trò chơi.
Tôi còn sử dụng clip cho trẻ xem về hoạt động, cách thức kiếm ăn, môi trường sống, của một số loài động vật.
4. Phối kết hợp với phụ huynh
 Thực tế hiện nay ở xã tôi đa số phụ huynh do tích chất công việc chủ yếu làm nghề nông, công nhân, nhận thức còn hạn hẹp, ít có thời gian nói chuyện với trẻ nghe trẻ nói. Họ không quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho con, họ cho rằng: Trẻ không cần dạy cũng sẽ tự biết nói vì đó là bản năng. Đây là một quan niệm sai lầm vì trong giai đoạn phức cảm ngôn ngữ mà người lớn không chịu giao lưu, giao tiếp hay nói chuyện với trẻ sẽ dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến trẻ mắc bệnh “Tự kỷ ám thị” có nghĩa là trẻ không thích nói chuyện, không muốn nói chuyện. Tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua các buổi đón trẻ, trả trẻ về tình hình ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ trong các hoạt động trên lớp, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, lế phép, rõ ràng, phát âm chuẩn thông qua nội dung các bài thơ, bài hát, câu truyện, ngôn ngữ 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_mau_giao_3_4_tuoi_phat_trie.doc