Bài giảng Môn kinh tế học đại cương

Kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc có mối quan hệ với nhau. Kinh tế học thực chứng là cốt lõi. Nó giúp hiểu bản chất của các hiện tượng kinh tế.

 Sự chính xác trong phân tích thực chứng (về phương thức vận hành của thế giới) giúp đưa ra quan điểm chuẩn tắc chính xác hơn.

 Nếu nhận định của A ở trên là đúng, có thể chính phủ sẽ từ bỏ nhận định của B

Một sinh viên kinh tế có cần phân biệt rõ giữa nhận định thực chứng và chuẩn tắc không?Tại sao?

 

ppt44 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 5646 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn kinh tế học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Hà Nội - 2009 TỔNG QUAN Học phần này giới thiệu các khái niệm, nguyên lý và vấn đề cơ bản nhất của kinh tế học. Hai bài đầu giới thiệu một số ý tưởng lớn làm nền tảng cho việc nghiên cứu kinh tế học và cách tiếp cận vấn đề của các nhà kinh tế. Bài 1: Tổng quan về Kinh tế học. Bài 2: Sự phụ thuộc lẫn nhau và lợi ích từ thương mại. TỔNG QUAN (Tiếp) - Ba bài tiếp theo giới thiệu cung, cầu và phương thức vận hành của thị trường. Các lực cung và cầu về một hàng hoá quyết định lượng hàng hoá được sản xuất và giá mà hàng hoá được bán. Khái niệm hệ số co giãn và cách sử dụng để phân tích một số tình huống thực tế. Sử dụng các công cụ cung, cầu để phân tích sự tác động của các chính sách của chính phủ đến giá và lượng trên thị trường. TỔNG QUAN (Tiếp) Bài 3: Các lực lượng cung, cầu trên thị trường. Bài 4: Hệ số co giãn và ứng dụng. Bài 5: Cung, cầu và chính sách chính phủ TỔNG QUAN (Tiếp) Ba bài tiếp theo đề cập đến tác động của việc phân bổ nguồn lực tới phúc lợi kinh tế. Phân tích lợi ích mà người mua và người bán thu được từ việc tham gia vào một thị trường. Xác định người được và người mất khi chính phủ đánh thuế và hạn chế thương mại. Bài 6: Người tiêu dùng, người sản xuất và hiệu quả của thị trường. Bài 7: Chi phí của việc đánh thuế Bài 8: Thương mại quốc tế TỔNG QUAN (Tiếp) Bài 9 và bài 10 trình bày các thất bại của thị trường và các biện pháp khắc phục của Chính phủ. Bài 9: Ngoại ứng. -Bài 10: Hàng hoá công cộng và các nguồn lực chung. TỔNG QUAN (Tiếp) - Bài cuối của học phần giới thiệu những khái niệm và nguyên lý chung nhất về hoạt động của nền kinh tế với tư cách là một tổng thể như sau: Hạch toán thu nhập quốc dân; Đo lường và sử dụng chỉ số giá tiêu dùng; Khái niệm, đo lường và ý nghĩa của các chỉ tiêu như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tiền tệ, tỷ giá hối đoái. - Bài 11: Các khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyên lý Kinh tế học, Gregory Mankiw, Nxb Thống kê Hà Nội, 2004. Kinh tế Vi mô, Robert Pindyck, Nxb Thống kê Hà Nội, 2000. Các cuốn sách khác viết về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC Khái niệm kinh tế học. Sự phân chia của kinh tế học. Mười nguyên lý của kinh tế học. Khái niệm kinh tế học Kinh tế học có nguồn gốc như thế nào? +/ Lịch sử hình thành và phát triển trên thế giới +/ Việt Nam? Một số vấn đề cần lưu ý. Khái niệm kinh tế học (tiếp) Alfred Marshall: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu lgoài người trong cuộc sống thường nhật của họ”. - Gregory Mankiw: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của mình” Khái niệm kinh tế học (tiếp) Khan hiếm (Scarcity) về: Tư bản hiện vật (máy móc, nhà xưởng...) Nguồn nhân lực (số lượng, trình độ...) Trình độ công nghệ, đất đai, tài nguyên... Khan hiếm trong: Xã hội: ai làm gì; ai hưởng thụ nhiều, ai ít. Doanh nghiệp Gia đình Cá nhân. (một người rất giàu có có phải đối mặt với sự khan hiếm không?) Khái niệm kinh tế học (tiếp) Khan hiếm => mọi người không thể có tất cả mọi thứ họ cần => xã hội phải có phương thức quản lý và phân bổ các nguồn lực. Phương thức phân bổ của xã hội: Sự tương tác qua lại giữa hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp. Người mua, người bán tương tác => hình thành giá cả. Giá cao => Lợi nhuận => các hãng nhảy vào ngành => nguồn lực được chuyển vào ngành đó. Không phải từ một nhà hoạch định trung ương. Khái niệm kinh tế học (tiếp) Do sự tương tác => các nhà kinh tế muốn nghiên cứu: Mọi người quyết định như thế nào: làm việc bao nhiêu? Mua cái gì? Tiết kiệm bao nhiêu?... Các chủ thể tác động qua lại với nhau như thế nào: tại sao giá và lượng lại được hình thành? Các lực lượng và xu thế ảnh hưởng đến nền kinh tế với tư cách là một tổng thể: tăng trưởng của cả nền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp... Khái niệm kinh tế học (tiếp) Joseph Stiglitz: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu việc các cá nhân, các nhà máy, các chính phủ ra quyết định như thế nào và cách thức mà các quyết định này tác động đến việc sử dụng các nguồn lực của xã hội”. Thực chất nền kinh tế chỉ là một nhóm người tác động qua lại trong quá trình sinh tồn. Hoạt động của nền kinh tế phản ánh hành vi của mọi cá nhân trong đó. => khái niệm của Marshall”...” 2. Sự phân chia của kinh tế học 2.1. Kinh tế học vi mô (microeconomics) và Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics) – Phân chia theo đối tượng nghiên cứu. 2.2. Kinh tế học thực chứng (positive economics) và Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics)- Phân chia theo cách tiếp cận. 2.1. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức ra quyết định của các hộ gia đình, các doanh nghiệp cũng như sự tương tác giữa họ trên thị trường cụ thể. Tức là, nó nghiên cứu hành vi của các chủ thể. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hành vi (hiện tượng) của nền kinh tế tới tư cách là một tổng thể. Tức là, nó xem xét sự thay đổi của những biến số chung: lạm phát, thất nghiệp... Các biến số này không cho biết các hãng đang làm gì nhưng cho biết cái gì đang xảy ra ở mức tổng, mức toàn bộ hay mức trung bình. 2.1. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô (tiếp - một số ví dụ) 2.1. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô (tiếp) Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các hiện tượng trong kinh tế vĩ mô sẽ được thấu hiểu hơn nếu ta hiểu được các quyết định trong kinh tế vi mô. VD: Chính phủ cắt giảm lượng cung tiền => thất nghiệp trong ngắn hạn. Điều này sẽ được hiểu rõ hơn khi biết hành vi của các hãng: sa thải bớt nhân công vì không bán được hàng. - Các hiện tượng trong kinh tế vĩ mô là tổng kết cục của tất cả các thực thể trong nền kinh tế. Ranh giới giữa kinh tế vi mô và vĩ mô nhiều khi không rõ ràng. 2.1. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Nhà kinh tế => vận dụng kiến thức => lý giải các hiện tượng kinh tế => đóng vai trò nhà khoa học. Nhà kinh tế => đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện các kết cục kinh tế => đóng vai trò nhà tư vấn chính sách. 2.1. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc (tiếp) 2.1. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc (tiếp - một số ví dụ) 2.1. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc (tiếp) Kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc có mối quan hệ với nhau. Kinh tế học thực chứng là cốt lõi. Nó giúp hiểu bản chất của các hiện tượng kinh tế. Sự chính xác trong phân tích thực chứng (về phương thức vận hành của thế giới) giúp đưa ra quan điểm chuẩn tắc chính xác hơn. Nếu nhận định của A ở trên là đúng, có thể chính phủ sẽ từ bỏ nhận định của B Một sinh viên kinh tế có cần phân biệt rõ giữa nhận định thực chứng và chuẩn tắc không?Tại sao? 3. Mười nguyên lý kinh tế học Nhóm 1: Nguyên lý chi phối quá trình ra quyết định cá nhân. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi Chi phí của một thứ là những cái bạn phải từ bỏ để có được thứ đó. Con người suy nghĩ tại điểm cận biên. Con người phản ứng với các kích thích. Nhóm 2: Nguyên lý liên quan đến cách thức con người tương tác với nhau. Thương mại làm cho mọi người đều có lợi. Trong đa phần các trường hợp, thị trường là phương thức tốt nhất để tổ chức các hoạt động kinh tế. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện các kết cục thị trường. 3. Mười nguyên lý kinh tế học (Tiếp) Nhóm 3: Nguyên lý nghiên cứu nền kinh tế với tư cách là một tổng thể Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá, dịch vụ của nước đó. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền. Xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi Quy luật: Để có được một thứ ưa thích, người ta thường phải từ bỏ một thứ khác mà mình cũng ưa thích. Cá nhân Hộ gia đình. Các tổ chức. Các quốc gia: súng và bơ: hiệu quả sản xuất và ô nhiễm; công bằng và hiệu quả... => Quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt được mục tiêu khác. Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi (Tiếp) Sự đánh đổi có phải là tất yếu mà con người phải đối mặt không? (vì sao) Nhận thức về sự đánh đổi không cho biết một người sẽ quyết định thế nào. Nêu 3 ví dụ về sự đánh đổi quan trọng mà bạn đã phải đối mặt?? Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là những cái bạn phải từ bỏ để có được thứ đó - Con người đối mặt với sự đánh đổi => cân nhắc giữa lợi ích và chi phí. Chi phí của một quyết định (một sự lựa chọn) không phải lúc nào cũng rõ ràng. Việc học đại học: Lợi ích ??? Chi phí: tiền ăn, ở, học phí??? Sai lầm: tính thừa, hoặc bỏ qua chi phí cơ hội. Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là những cái bạn phải từ bỏ để có được thứ đó (tiếp) Chi phí cơ hội của việc đi làm thêm của sinh viên?? Chi phí cơ hội của việc tiêu ngay một khoản tiền mà bạn có??? Nếu có nhiều phương án thay thế thì chi phí cơ hội chính là giá trị bị bỏ qua phương án thay thế tốt nhất. Nguyên lý 3: Con người suy nghĩ tại điểm cận biên Một cách vô thức, con người thường suy nghĩ tại điểm cận biên. Các quyết định sẽ chính xác hơn nhờ suy nghĩ đến lợi ích và chi phí tại điểm cận biên. Cận biên: lân cận quanh quanh trạng thái hiện thời. Thay đổi cận biên: những thay đổi nhỏ xung quanh trạng thái hiện thời của bạn. Ví dụ về một chuyến bay: Chi phí 100.000; 200 ghế; Giá vé (CPTB): 500. Sắp cất cánh; còn 10 ghế trống; có bán vé cho khách hàng sẵn sàng trả 300??? Nguyên lý 3: Con người suy nghĩ tại điểm cận biên (tiếp – ví dụ) Một hãng sản xuất: 100 công nhân; làm việc 8h/ngày; 1600SP. Số sản phẩm: 1600/(100*8)=2 SP/h/người. Nếu làm thêm 2 giờ nữa (10h/ngày): tổng số sản phẩm là 1800. Sản phẩm trung bình: 1800/(100*10)=1,8 Có nên làm thêm giờ không??	 Quyết định tối ưu khi suy nghĩ tại điểm cận biên: Lợi ích cận biên -> chi phí cận biên Nước rất cần thiết cho cộc sống. Hàng ngày, lợi ích cận biên của một cốc nước lớn hay nhỏ?? Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích Con người: so sánh giữa lợi ích và chi phí khi ra quyết định. Lợi ích và chi phí thay đổi => Quyết định cũng thay đổi. => Có thể tác động vào lợi ích và chi phí này => tác động đến sự lựa chọn của con người. Các ví dụ: Giá thịt gà tăng => chuyển sang dùng các thực phẩm khác. Giá xăng tăng =>... Lãi suất tiền gửi nội tệ tăng =>... Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích (tiếp) Nhà hoạch định => luôn nhớ đến các kích thích: các chính sách sẽ làm thay đổi hành vi công chúng. Nhiều khi không dễ nhận dạng hết các kích thích kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Ví dụ về đạo luật về dây an toàn trên ô tô: Ảnh hưởng trực tiếp: tính mạng của người lái xe. Các kích thích gián tiếp: chi phí và lợi ích của việc lái xe nhanh khi có dây và không có dây. => Các lái xe sẽ bất cẩn hơn; số vụ tai nạn nhiều hơn; số khách bộ hành thiệt mạng tăng. Ví dụ về giá trần của việc cho thuê nhà. Nguyên lý 5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi Thương mại => cho phép các cá nhân chuyên môn hoá các việc anh ta làm tốt nhất => năng suất lao động cao hơn. Thương mại => cho phép các chủ thể trao đổi những thứ minh không tự làm được. => Con người có được đa dạng hàng hoá, dịch vụ hơn; chi phí thấp hơn. Bàn kỹ trong bài sau. Nguyên lý 6: Trong đa phần các trường hợp, thị trường là phương thức tốt nhất để tổ chức các hoạt động kinh tế - Nền kinh tế thị trường được vận hành dựa trên các quyết định của hàng triệu hộ gia đình và các hãng. Không có sự hỗn độn bởi vì các chủ thể được dẫn dắt bởi một “bàn tây vô hình” Các chủ thể => vì lợi ích của họ. Một cách vô thức => phụng sự cho lợi ích của toàn xã hội, một lợi ích nằm ngoài dự định. Giá cả là công cụ để bàn tay vô hình điều khiển các hoạt động kinh tế. Học phần này chính là để tìm hiểu nguyên lý hoạt động của bàn tay vô hình. Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được các kết cục thị trường - Thị trường có những thất bại của nó => cần có sự can thiệp của chính phủ. Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được các kết cục thị trường (tiếp) Không phải hành động nào của chính phủ cũng tạo ra sự cải thiện. Có thể: Phục vụ cho một thể lực chính trị nào đó. Do những nhà hoạch định “tốt bụng nhưng thiếu thông tin” Mục đích của nghiên cứu kinh tế học => có nhận định riêng về một chính sách có thành công hay không. Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá, dịch vụ của nước đó Năng suất lao động: số lượng của cải vật chất tạo ra trong một giờ của công nhân. Năng suất lao động cao: Nhiều của cải vật chất, dinh dưỡng tốt hơn. Chăm sóc sức khoẻ, giáo dục tốt hơn. => Các chính sách công cần chú trọng đến khả năng tăng năng lực sản xuất. Đủ dụng cụ, vật dụng. Công nhân được đào tạo. Tiếp cận công nghệ hiện đại. Mức sống tăng Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền Người dân có nhiều tiền hơn => sẵn sàng trả giá cao hơn cho những hàng hoá họ cần => mặt bằng giá cao hơn => lạm phát. Nhận định gì về quy mô của lượng hàng và lượng tiền??? Lạm phát. Giảm tiết kiệm, giảm đầu tư. Sản xuất đình đốn, tăng trưởng giảm trong dài hạn. Đời sống bất ổn. Nguyên lý 10: xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp - Chính phủ cắt giảm lượng cung tiền => giảm số tiền mà mọi người chi tiêu. - Do giá cả cứng nhắc trong ngắn hạn => giá cả vẫn ở mức cao => các hãng không bán được hàng => buộc phải sa thải công nhân => thất nghiệp tăng. - Trong dài hạn, khi giá cả hoàn toàn thích ứng => số việc làm tăng lên. Nguyên lý 10: (tiếp - đường Philips) Tóm tắt lại bài học Khái niệm kinh tế học: phương thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm. Sự phân chia của kinh tế học: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Mười nguyên lý của kinh tế học: 3 nhóm Con người ra quyết định như thế nào; Các cá nhân tương tác với nhau như thế nào. Nền kinh tế với tư cách là tổng thể vận hành như thế nào. MỘt số câu hỏi Tại sao các nhà hoạch định chính sách nên quan tâm tới các biện pháp kích thích Bàn tay vô hình của thị trường làm gì? Kể tên một số nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường. Nêu ví dụ. Lạm phát là gì? Nêu một nguyên nhân dễ dẫn đến lạm phát. Kể tên 10 nguyên lý kinh tế học. Phân biệt kinh tế học vi mô, vĩ mô; thực chứng, chuẩn tắc. Một số câu hỏi (tiếp) Mức sống của chúng ta bây giờ khác mức sống của ông bà, cha mẹ ta ngày xưa. Tại sao lại như vậy. Tại sao năng suất lại có ý nghĩa? Giả sử mọi người quyết định tiết kiệm nhiều hơn. Nếu các ngân hàng cho các nhà kinh doanh vay số tiền này để xây dựng nhà máy mới, thì điều đó có thể dẫn tới sự gia tăng năng suất lao động nhanh hơn như thế nào? Xã hội có được lợi mà không phải trả giá không? 

File đính kèm:

  • pptBai 1.ppt