Bài giảng Môn kinh tế học đại cương Bài 3: Các lực lượng cung, cầu trên thị trường

Thu nhập tăng => mọi người chi tiêu cho hầu hết các hàng hoá nhiều hơn => tại mọi mức giá, mọi người sẽ tiêu dùng một hàng hoá (cụ thể) nhiều hơn => đường cầu dịch chuyển sang phải.

 Giả sử phát hiện => ăn phở sẽ thông minh hơn => thị hiếu thay đổi => mọi người tiêu dùng nhiều hơn (tại mọi mức giá) => đường cầu dịch chuyển.

 

ppt51 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 3235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn kinh tế học đại cương Bài 3: Các lực lượng cung, cầu trên thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Hà Nội - 2009 BÀI 3: CÁC LỰC LƯỢNG CUNG, CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG Thị trường và cấu trúc thị trường Cầu Cung Cân bằng cung - cầu Sự thay đổi giá và lượng cân bằng 1. Thị trường và cấu trúc thị trường Thị trường và một số khái niệm Cấu trúc thị trường 1.1. Thị trường và một số khái niệm Thị trường là một nhóm người bán và người mua một hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định (Mankiw). Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của hộ gia đình về tiêu dùng hàng hoá (hàng nào), quyết định của công ty về sản xuất (cái gì và như thế nào) và quyết định của công nhân về việc bán sức lao động (cho ai, trong bao nhiêu) đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả (Divid Begg & Rudiger Dornbusch) 1.1. Thị trường và một số khái niệm (tiếp) Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi (dựa trên sự thoả thuận về giá cả) (Pindyck). Các khái niệm thị trường giống nhau ở điểm: Tập hợp người bán => lực lượng cung; Tập hợp người mua => lực lượng cầu; Sự tương tác giữa cung và cầu => xác định giá cả; Giá cả => phân bổ các nguồn lực khan hiếm. 1.1. Thị trường và một số khái niệm (tiếp) Thị trường cạnh tranh là thị trường trong đó có nhiều người mua, nhiều người bán đến mức mỗi người chỉ có ảnh hưởng không đáng kể đến giá thị trường. Phạm vi thị trường là thuật ngữ dùng để chỉ ranh giới của thị trường về mặt địa lý hoặc về loại sản phẩm. Ranh giới về địa lý: Hạn chế: Thị trường đất, nhà ở. Ít hạn chế hơn: thị trường vàng, ngoại tệ. (Lý do ???) 1.1. Thị trường và một số khái niệm (tiếp) Ranh giới về sản phẩm: Tương đối rõ: máy tính xách tay và máy tính để bàn; máy ảnh Polaroid và máy ảnh thông thường; (giá chênh lệch nhau lớn). Ít rõ ràng hơn: Các loại thuốc lá khác nhau; các loại bia (sẵn sàng chuyển sang loại khác nếu loại thường dùng trở nên đắt hơn nhiều). 1.2. Cấu trúc thị trường Mức độ cạnh tranh của các thị trường khác nhau có thể sẽ khác nhau => cấu trúc thị trường như sau: Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có hai đặc tính quan trọng: +/Tất cả các hàng hoá được chào bán là như nhau; +/ Số lượng người bán và người mua nhiều đến mức không có một chủ thể cá biệt nào có thể tác động tới giá thị trường. - VD: Gạo... - Không tác động được đến giá => người nhận giá. 1.2. Cấu trúc thị trường (tiếp) Độc quyền là thị trường trong đó chỉ có một người bán hoặc một người mua duy nhất. Người bán hoặc mua này => nhà độc quyền Nhà độc quyền có thể quy định giá. - VD: điện... - Độc quyền là ngược hẳn với cạnh tranh hoàn hảo. - Độc quyền thuần tuý là hiếm thấy. 1.2. Cấu trúc thị trường (tiếp) Độc quyền nhóm (tập quyền, thiểu quyền) là thị trường chỉ có một số ít hãng cạnh tranh với nhau. Một số ít hãng bán hoặc mua toàn bộ hay hầu hết các sản phẩm trên thị trường. Sự gia nhập của các hãng là hạn chế.	 VD:ADSL... Các hãng có thể Hợp tác: OPEC => đặt giá cao, lợi nhuận nhiều. Cạnh tranh: các hãng viễn thông di động hiện nay. 1.2. Cấu trúc thị trường (tiếp) Cạnh tranh độc quyền: Nhiều người bán, người mua. Sự gia nhập của các hãng mới là không hạn chế; Sản phẩm của các hãng có sự khác biệt hoá. (=> có thể định giá cho sản phẩm của mình). VD: Kem đánh răng, đồ thể thao. Sức mạnh trong định giá phụ thuộc vào khả năng làm cho sản phẩm khác biệt (tính năng, danh tiếng...) so với hãng khác. 1.2. Cấu trúc thị trường (tiếp - một số ví dụ) - Lấy một số ví dụ khác??? - Rửa ảnh tại Hà Nội có phải là cạnh tranh hoàn hảo? Thị trường Gas ở Việt Nam thuộc cấu trúc nào??? Học phần này sẽ học về cạnh tranh hoàn hảo. 1.2. Cấu trúc thị trường (tiếp – phân biệt một số đặc điểm) - Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền; giữa cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm?? 2. Cầu - Phần này sẽ bàn về hành vi của người mua. Cầu (nhu cầu – demand, D): Là thuật ngữ nhằm mô tả hành vi của người mua => thể hiện việc cần một hàng hóa nào đó; Không phải là một số lượng cụ thể; Mà là sự mô tả toàn diện về các mức số lượng hàng hoá mà người mua có thể mua ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Lượng cầu (quantity demanded, QD): chỉ số lượng hàng hoá cụ thể mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua tại một mức giá nào đó. 2. Cầu (tiếp) 2.1. Những yếu tố quyết định đến lượng cầu của một cá nhân. 2.2. Biểu cầu và đường cầu. 2.3. Cầu thị trường. 2.4. Sự di chuyển dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu. 2.1. Những yếu tố quyết định đến lượng cầu của một cá nhân Giá của chính hàng hoá đó Giá giảm => tiêu dùng nhiều hơn. Lượng cầu quan hệ nghịch với giá cả Luật cầu: nếu các yếu tố khác không đổi, khi giá của một loại hàng hoá tăng, lượng cầu về hàng hoá đó giảm. Thu nhập. Hàng hoá thông thường (Normal goods): thu nhập ít => chi tiêu cho hàng hoá đó ít hơn. 2.1. Những yếu tố quyết định đến lượng cầu của một cá nhân (tiếp) Hàng hoá thứ cấp/cấp thấp (inferior goods): thu nhập tăng => chi tiêu cho hàng hoá đó ít hơn. - Các hàng hoá liên quan Hàng hoá thay thế (Substitute): Sự giảm giá của hàng hoá này (dọc theo đường cầu của nó) làm giảm lượng cầu của hàng hoá kia => hai hàng hoá đó gọi là thay thế. (VD?). Hàng hoá bổ sung (Complement): sự giảm giá của hàng hoá này (dọc theo đường cầu của nó) làm tăng lượng cầu của hàng hoá kia => hai hàng hoá đó gọi là hàng hoá bổ sung. (VD?). 2.2. Biểu cầu và đường cầu Phần trên => các biến số tác động đến lượng cầu. Giả sử các biến số này không đối ngoại trừ giá cả => lượng cầu của một cá nhân A tương ứng với giá như bên: 2.2. Biểu cầu và đường cầu (Tiếp) Đường cầu thể hiện điều gì?? Đường cầu mô tả mối quan hệ giữa giá và lượng khi các yếu tố khác không đổi. Đường cầu dốc xuống thể hiện luật cầu. 6 12 18 24 2 4 6 8 Lượng Giá DA Đường cầu của A (DA) 2.3. Cầu thị trường - Giả sử thị trường chỉ có A và B. Cầu thị trường được xác định bằng tổng nhu cầu của các cá nhân. Ngoài các yếu tố đã kể trên, cầu thị trường còn phụ thuộc vào điều gì?? Số người mua. 2.3. Cầu thị trường (tiếp) - Đường cầu thị trường sẽ như thế nào khi đưa thêm mức giá = 9 vào? - Với đường cầu thị trường như hình bên, phương trình tuyến tính của nó sẽ là: QD=41-5P. - Vì quan tâm đến phương thức vận hành của thị trường => sử dụng đường cầu thị trường. - Đường cầu thị trường cho biết điều gì?? 8 6 4 2 0 6 Lượng Giá 9 12 17 18 24 30 36 41 DB DA DTT 2.4. Sự di chuyển dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu Sự di chuyển dọc theo đường cầu: Giá thay đổi; và Các yếu tố khác không đổi. => Sự thay đổi của lượng cầu 2.4. Sự di chuyển dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu (Tiếp) Sự dịch chuyển của đường cầu: do các yếu tố ngoài giá thay đổi: Thu nhập; Giá của các hàng hoá liên quan. Thị hiếu; Kỳ vọng; Số người mua 2.4. Sự di chuyển dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu (Tiếp) Thu nhập tăng => mọi người chi tiêu cho hầu hết các hàng hoá nhiều hơn => tại mọi mức giá, mọi người sẽ tiêu dùng một hàng hoá (cụ thể) nhiều hơn => đường cầu dịch chuyển sang phải. Giả sử phát hiện => ăn phở sẽ thông minh hơn => thị hiếu thay đổi => mọi người tiêu dùng nhiều hơn (tại mọi mức giá) => đường cầu dịch chuyển. 2.4. Sự di chuyển dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu (Tiếp) Tình huống: Hai cách để cắt giảm lượng cầu về thuốc lá Biện pháp 2: Tuyên truyền => đường cầu dịch chuyển => lượng giảm. - Tranh luận: giá thuốc lá tác động thế nào đến cầu về các loại thuốc ít gây nghiên khác ?? 3. Cung Phần này sẽ bàn về hành vi của người bán. Cung (cung ứng – supply, S): Là thuật ngữ nhằm mô tả hành vi của người bán => thể hiện việc cung ứng một hàng hoá nào đó. Không phải là một số lượng cụ thể; Mà là một sự mô tả toàn diện về các mức số lượng hàng hoá mà người bán có thể bán ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Lượng cung (quantity supplied, Qs): chỉ số lượng hàng hoá cụ thể mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán tại một mức giá nào đó. 3. Cung (Tiếp) 3.1. Những yếu tố tác động đến lượng hàng mà một cá nhân cung ứng. 3.3. Biểu cung, đường cung cá nhân và thị trường. 3.3. Sự di chuyển dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung. 3.1. Những yếu tố tác động đến lượng hàng mà một cá nhân cung ứng Giá của chính hàng hoá đó. Giá tăng => việc sản xuất và bán sẽ có lãi => sẵn sàng bán nhiều hơn. Người cung ứng sẽ làm gì?? Giá giảm mạnh thì sao?? Lượng cung quan hệ thuận với giá cả. Luật cung: Nếu các yếu tố khác không đổi, khi giá của một loại hàng hoá tăng, lượng cung về hàng hoá đó tăng. 3.1. Những yếu tố tác động đến lượng hàng mà một cá nhân cung ứng (tiếp) Giá của các yếu tố đầu vào. Giá đầu vào tăng => tổn thất (chi phí) nhiều hơn => cung ứng ít hơn (vì động lực thúc đẩy thấp). Lượng cung của một hàng hoá => Quan hệ nghịch với giá các yếu tố đầu vào. Công nghệ Công nghệ phát triển => tạo ra nhiều sản phẩm hơn với chi phí thực chất là thấp hơn => lượng cung tăng. 3.1. Những yếu tố tác động đến lượng hàng mà một cá nhân cung ứng (tiếp) Kỳ vọng: Kỳ vọng về tương lai => tác động đến lượng cung. Dự kiến giá sẽ tăng trong tương lai => cất trữ hàng vào kho để bán trong tương lai => lượng cung hiện tại giảm. 3.1. Biểu cung, đường cung cá nhân và thị trường 3.1. Biểu cung, đường cung cá nhân và thị trường (tiếp) 3.1. Biểu cung, đường cung cá nhân và thị trường (tiếp) - Đường cung mô tả mối quan hệ giữa giá và lượng khi các yếu tố khác không đổi. - Đường cung thị trường cho biết tổng lượng cung thay đổi như thế nào khi giá thay đổi. Đường cung dốc lên thể hiện luật cung. - Khi có thêm người cung ứng => lượng cung thị trường tăng lên => lượng cung thị trường phụ thuộc vào số người bán. - Trong đoạn giá từ 1 đến 8, đường cung thị trường trên sẽ có phương trình tuyến tính là: QS = -4 + 4P 3.3. sự di chuyển dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung Sự di chuyển dọc theo đường cung: Giá thay đổi; và Các yếu tố khác không đổi. => Sự thay đổi của lượng cung. 3.3. sự di chuyển dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung (tiếp) Sự dịch chuyển của đường cung: do sự thay đổi của các yếu tố ngoài giá: Giá đầu vào; Công nghệ; Kỳ vọng; Số người bán - Giá đầu vào giảm => lãi nhiều hơn => động cơ thúc đẩy lớn => mỗi người sẽ bán nhiều hơn và nhiều người nhảy vào ngành hơn => tại mọi mức giá, mọi người sẽ bán một hàng hoá (cụ thể) nhiều hơn => đường cung dịch chuyển sang phải. 3.3. sự di chuyển dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung (tiếp) Giá Lượng P1 Q1 Q1’ A B S1 S2 Sự gia tăng của cung Giá đầu vào giảm dẫn đến sự dịch chuyển (sang phải) của đường cung 4. Cân bằng cung cầu 4. Cân bằng cung cầu (tiếp - sự dịch chuyển của thị trường về trạng thái cân bằng) Tại giá = 4, lượng cầu (21) lớn hơn lượng cung (12) => thị trường có sự thiếu hụt về hàng hoá. Người mua không thể mua được lượng hàng họ cần => sẵn sàng trả giá cao hơn. Giá tăng => người bán sẽ bán nhiều hơn (Dọc theo đường cung); người mua sẽ mua ít hơn (dọc theo đường cầu) => quá trình này tiếp tục => trạng thái cân bằng 4. Cân bằng cung cầu (tiếp - sự dịch chuyển của thị trường về trạng thái cân bằng) Tại giá =7, lượng cầu (6) nhỏ hơn lượng cung (24) => thị trường có sự thặng dư về hàng hoá. Người cung không thể bán hết hàng => giảm giá. Giảm giá => người mua sẽ mua nhiều hơn (dọc theo đường cầu); người bán sẽ bán ít hơn (dọc theo đường cung) => quá trình này tiếp tục => trạng thái cân bằng. 4. Cân bằng cung cầu (tiếp ) Tại trạng thái cân bằng, thị trường còn áp lực đẩy giá tăng lên hoặc giảm xuống không?? Quy luật cung cầu: giá cả của bất kỳ hàng hoá nào cũng điều chỉnh để cho cung, cầu về nó cân bằng với nhau. Việc đạt được cân bằng nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào từng thị trường. 5. Sự thay đổi của giá và lượng cân bằng Giá và lượng cân bằng phụ thuộc vào điều gì? Khi nào thì vị trí cân bằng này thay đổi?? Ba bước để phân tích những thay đổi trong trạng thái cân bằng: (1) Xác định xem sự kiện xảy ra tác động đến đường cung hay đường cầu hay cả hai; (2) Xác định hướng dịch chuyển của các đường; (3) Sử dụng đồ thị cung cầu để xác định xem sự dịch chuyển đó tác động tới trạng thái cân bằng như thế nào. 5. Sự thay đổi của giá và lượng cân bằng (tiếp) Ví dụ về thị trường máy điều hoà. Thời tiết của một mùa hè nóng đột ngột, gay gắt và kéo dài => tác động đến cái gì và đường nào sẽ dịch chuyển?? 5. Sự thay đổi của giá và lượng cân bằng (tiếp) - Nhiều nước trên thế giới phát hiện một loạt các mỏ dầu mới với trữ lượng lớn => ?? 5. Sự thay đổi của giá và lượng cân bằng (tiếp) Giá tăng, lượng tăng do sự tăng mạnh của cầu lấn át sự giảm của cung Giá tăng, lượng giảm do cung giảm mạnh, lấn át sự tăng cầu 5. Sự thay đổi của giá và lượng cân bằng (tiếp) Một vài nhận xét Nguyên lý 6: “Thị trường là cách tốt nhất...” Cách này dựa trên phương thức: lực lượng cung, cầu => quyết định giá cả; giá cả => tín hiệu để phân bổ các nguồn lực. Tóm tắt lại bài học Thị trường và cấu trúc thị trường: khái niệm, các loại thị trường. Cầu: các yếu tố tác động, cầu cá nhân và cầu thị trường; sự dịch chuyển của đường cầu. Cung: các yếu tố tác động; cung cá nhân và cung thị trường; sự dịch chuyển của đường cung. Cân bằng cung - cầu: sự dịch chuyển của thị trường về trạng thái cân bằng. Sự thay đổi giá và lượng cân bằng: ba bước xác định. Một số thuật ngữ Một số câu hỏi Thị trường; thị trường cạnh tranh là gì? Phân biệt các cấu trúc thị trường khác nhau. Điều gì quyết định lượng hàng hoá mà người mua có nhu cầu? Tại sao đường cầu dốc xuống. Sự thay đổi thị hiếu dẫn đến sự di chuyển dọc đường cầu hay sự dịch chuyển của đường cầu? Thu nhập của Popeye giảm xuống, anh ta mua nhiều rau chân vịt hơn. Rau chân vịt là loại hàng hoá gì? Điều gì xảy ra với đường cầu của Popeye ra rau chân vịt? Một số câu hỏi (Tiếp) Điều gì quyết định lượng hàng mà người bán muốn cung ứng? Tại sao đường cung dốc lên? Sự thay đổi công nghệ của người sản xuất dẫn tới sự di chuyển dọc đường cung hay sự dịch chuyển của đường cung? Bia và bánh pizza thường được dùng cùng nhau, vậy chúng là những hàng hoá gì? Khi giá bia tăng, điều gì xảy ra đối với cầu, lượng cung, lượng cầu và giá cân bằng trên thị trường bánh pzza? Vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường là gì? 

File đính kèm:

  • pptbai 3.ppt