Bài giảng Môn Lịch sử lớp 9 - Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX
. Công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp
- 3-1985 Gooc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ.
* Nội dung:
- Về chính trị : Thực hiện chế độ Tổng thống nắm mọi quyền lực, đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ một đảng.
- Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường nhưng trong thực tế chưa thực hiện được.
- Hậu quả: làm cho nền kinh tế thêm suy sụp, kéo theo sự rối loại về chính trị và xã hội.
Kiểm tra bài cũ 1: ý kiến nào dưới đây nhận xét đúng về tình hình các nước XHCN từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ xx ? A. Các nước XHCN ra đời đều do Liên Xô giải phóng khỏi ách phát xít. B. Các nước đều trải qua hai giai đoạn : Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ rồi tiến lên CNXH. C. CNXH đã trở thành hệ thống thế giới. D. Mỗi nước đều phát triển theo con đường riêng đẻ đưa đất nước phát triển không ngừng B 2. Trình bày mục đích ra đời và những thành tựu của khối SEV đã đạt được 1951 -> 1973. - Mục đích : đẩy mạnh sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN. - Thành tựu: Tăng trưởng sản suất công nghiệp : 10 % 1năm , thu nhập tăng 7,5 lần, Liên Xô cho các nước vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp. Tiết 3 - Bài 2 I. SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT 1. Tình hình - Năm 1973, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp tới Liên Xô. Cuộc đình công của công nhân xưởng đóng tàu Lenin tại Gdansk, 1980 Cuộc biểu tình đòi li khai và độc lập ở Lít-va (23/8/1991) I. SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT 1. Tình hình - Năm 7973, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp tới Liên Xô. Trong hoàn cảnh đó, Liên Xô không tiến hành cải cách kinh tế, xã hội. - Đến đầu những năm 80 kinh tế khủng hoảng trầm trọng, chính trị dần dần mất ổn định. 2. Công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp - 3-1985 Gooc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ. Mikhail Gorbachev 2. Công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp - 3-1985 Gooc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ. * Nội dung: - Về chính trị : Thực hiện chế độ Tổng thống nắm mọi quyền lực, đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ một đảng. - Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường nhưng trong thực tế chưa thực hiện được. - Hậu quả: làm cho nền kinh tế thêm suy sụp, kéo theo sự rối loại về chính trị và xã hội. 3. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết - Ngày 19 – 8 – 1991, một cuộc chính biến nhằm lật đổ Goóc-ba-chốp nổ ra nhưng thất bại. Sau đó, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán ủy ban TW Đảng. ĐCS Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Liên bang bị tê liệt. - Ngày 21-12-1991, những người lãnh đạo 11nước cộng hoà trong Liên bang kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). - Ngày 25-12-1991, Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ chế độ CNXH ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại. II. CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XHCN Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU - Đảng cộng sản các nước Đông Âu mất quyền lãnh đạo. - Thực hiện đa nguyên chính trị. - Các thế lực chống CNXH thắng thế, nắm chính quyền. - Năm1989 chế độ XHCN sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu. - Tuyên bố từ bỏ CNXH và chủ nghĩa Mác Lê-nin. - Năm 1991, hệ thống các nước XHCN bị tan rã và sụp đổ. + 28 – 6 – 1991 khối SEV chấm dứt hoạt động. + 1 – 7 – 1991 Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va tuyên bố giải thể. LƯỢC ĐỒ CÁC NƯỚC DÂN CHỦ NHÂN DÂN DÔNG ÂU Kết quả : qua tổng tuyển cử các thế lực chống CNXH thắng thế , các nước quay trở lại con đường TBCN Riêng Đức : 9/11/1989 bức tường Béc lin được tuyên bố tháo gỡ , 3/10/1990 sáp nhập CHDC Đức vào CHLB Đức NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ Sự chống phá của các lực lượng thù địch,… Sai lầm trong cải cách, cải tổ Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật và sự thay đổi của thế giới Mô hình XHCN được xây dựng chưa phù hợp -Qua sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, làm rõ những nguyên nhân nhân sụp đổ chế độ CNXH ở đây ? Trắc nghiệm. Khoanh tròn chữ cái cho câu trả lời đúng. + Bài tập 1: Những biểu hiện khủng hoảng toàn diện ở Liên Xô: A. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trì trệ B. Mức sống giảm sút thua kém các nước phương Tây C. Nạn quan liêu, tham nhũng, thiếu dân chủ ngày càng gia tăng D. Các thế lực chống CNXH đòi tổng tuyển cử tự do E. Nhiều nước cộng hoà đòi li khai A + Bài tập 2: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã của CNXH: A. Do mức sống của nhân dân ngày càng giảm sút B. Do các nhà lãnh đạo ở Liên Xô và các nước Đông Âu đề ra đường lối xây dựng CNXH không phù hợp với nước mình C. Do đảng cộng sản mất vai trò lãnh đạo D. Do sự chống phá của các thế lực chống CNXH B
File đính kèm:
- Bai 2. Lien Xo va cac nuoc Dong Au.ppt