Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Bài đọc thêm: Thề nguyền

 

 

 Câu 1:

 Những từ ngữ nào đã miêu tả hành động của Kiều đến nhà Kim Trọng? Đó là những hành động như thế nào? Hành động đó cho thấy Kiều đến với tình yêu bằng thái độ ra sao? Vì sao nàng lại đến với tình yêu bằng thái độ ấy? Qua đó, em có nhận xét gì về cái nhìn của Nguyễn Du đối với tình yêu nam nữ lúc bấy giờ?

Câu 2:

Trước hành động và thái độ của nàng Kiều, Kim Trọng có tâm trạng ra sao? Những cách diễn tả nào đã giúp em hiểu điều đó?

 

ppt11 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Bài đọc thêm: Thề nguyền, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài đọc thêm:Thề nguyền(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)Phạm Lan HươngTrường THPT Quỳ Hợp 2. Phần trợ giảng bằng máy chiếuI. Đọc hiểu khái quát1. Vị trí đoạn trích: từ câu 431 – 452/ 3254 câu, phần đầu Truyện Kiều. Trong tiết Thanh minh, Kiều gặp Kim Trọng, hai người “tình trong như đã”. Sau đó, Kim Trọng đến trọ học ở gần nhà Kiều. Chàng bắt được kim thoa của Kiều, tìm cách trả lại, hai người đính ước. Một hôm, cả nhà về quê ngoại, Kiều chủ động đến với Kim Trọng và hai người tình tự. Đến tối, khi trở về nhà, thấy cha mẹ vẫn chưa về, nàng lại đến nhà Kim Trọng làn thứ 2. Đoạn trích kể về buổi tối 2 người gặp nhau tại nhà trọ của Kim Trọng, thề nguyền thuỷ chung đến trọn đời.2. Bố cục: 2 phần: - 14 câu đầu: Kiều đến nhà Kim Trọng. - 8 câu sau: Cảnh thề nguyền.II. Đọc hiểu chi tiết1. Mười bốn câu thơ đầu Câu 1: Những từ ngữ nào đã miêu tả hành động của Kiều đến nhà Kim Trọng? Đó là những hành động như thế nào? Hành động đó cho thấy Kiều đến với tình yêu bằng thái độ ra sao? Vì sao nàng lại đến với tình yêu bằng thái độ ấy? Qua đó, em có nhận xét gì về cái nhìn của Nguyễn Du đối với tình yêu nam nữ lúc bấy giờ? Câu 2:Trước hành động và thái độ của nàng Kiều, Kim Trọng có tâm trạng ra sao? Những cách diễn tả nào đã giúp em hiểu điều đó?Câu 3:Trước sự bất ngờ của người yêu, Thuý Kiều đã làm gì? Qua lời thanh minh của nàng, em hiểu Kiều là người như thế nào? Vì sao Kiều lại thanh minh những lời như thế?Câu 4:Em có nhận xét chung gì về những đặc sắc nghệ thuật của 14 câu thơ đầu? Hình thức đó đã góp phần thể hiện nội dung của đoạn thơ như thế nào?Tiểu kết Với cách sử dụng những hình ảnh ước lệ hoa mĩ, sang trọng, lối nói ẩn dụ, các điển tích, từ láy gợi cảm, 14 câu đầu đã diễn tả Thuý Kiều đến nhà Kim Trọng trong một không gian đêm thần tiên hư ảo: cảnh đẹp, người đẹp, tình thì thiết tha. Tất cả diễn ra trong một nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp.2. Tám câu thơ sauCâu 1 Cảnh thề nguyền của Kim Trọng và Thuý Kiều đã diễn ra với những nghi lễ nào? Hình ảnh hai người cùng thề dưới trăng được Nguyễn Du đặc tả ấn tượng ra sao? Em hãy đánh giá về những nghi lễ trong đêm thề nguyền của 2 người?Câu 2 Em có nhận xét chung gì về cảnh thề nguyền của Thuý Kiều và Kim Trọng? Theo em, cảnh đó có ngầm dự báo điều gì không? Tiểu kết Ngoại cảnh tĩnh lặng và hư ảo, tâm cảnh bâng khuâng, ngỡ ngàng, cảnh thề nguyền vừa đầy ánh sáng, đầy hương thơm, ấm áp, vừa huyền hoặc như trong cõi mộng. Đó là không gian đẹp, vừa thơ mộng, vừa thiêng liêng nhưng có cảm giác hư ảo, không có thực, con người rất cô đơn giữa trời đất bao la.III. Tổng kết1. Nghệ thuật:- Hình ảnh ước lệ, hoa mĩ, sang trọng, dùng nhiều điển tích- Ngôn ngữ kể, tả của tác giả đầy ám ảnh.- Không gian nghệ thuật thần tiên hư ảo, thời gian nghệ thuật gấp gáp, khẩn trương.2. Nội dung:- Cảnh thề nguyền diễn ra chóng vánh nhưng rất trang nghiêm. Qua đó giúp ta hiểu được cách ứng xử với tình yêu của người xưa.- Tình yêu thuỷ chung, son sắt của Thuý Kiều dành cho chàng Kim.- Thái độ ca ngơi tình yêu và quan niệm mới mẻ về tình yêu của Nguyễn Du.IV. Luyện tập1.Liên hệ với đoạn trích Trao duyên để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm tình yêu của Kiều. * Đoạn trích cho thấy tình yêu của hai người rất là cao đẹp. Lời thề của họ được vầng trăng chứng giám. Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục một cách logic quan niệm và cách nhìn tình yêu của Thuý Kiều, ngược lại đoạn trích này cũng góp phần hiểu đúng Trao duyên, vì đây là một kỷ niệm đối với Kiều và Kiều sẽ nhớ lại những chi tiết trong đêm thề nguyền thiêng liêng này.2. Cách tự sự đặc thù của Nguyễn Du là phối hợp chặt chẽ với yếu tố trữ tình, yếu tố trữ tình rất đậm nét. Điều này được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Thề nguyền?

File đính kèm:

  • pptthe_nguyen.ppt