Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Nỗi thương mình, trích Truyện kiều, Nguyễn Du

Mặt sao dày gió dạn sương/ Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.( nhấn mạnh ý so sánh thân thể còn đau khổ hơn sự bẽ bàng chua chát trên vẻ mặt mặt)

Mặc người mưa Sở mây Tần/ Những mình nào biết có xuân là gì. Đối lập tâm trạng người đến mua vui/ mình thì buồn chán.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Nỗi thương mình, trích Truyện kiều, Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỖI THƯƠNG MÌNHTrích Truyện Kiều – Nguyễn DuI. Tìm hiểu chung:Đoạn trích tả cảnh trớ trêu mà Kiều gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều- Đoạn trích từ câu 1229- 1248 .* Đoạn trích có thể chia thành 3 phần:- Từ đầu đến “ tối tìm Trường Khanh”: giới thiệu tình cảnh trớ trêu của Kiều. - Tiếp theo đến “nào biết có xuân là gì”: tâm trạng, nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống đó.- Phần còn lại: tả cảnh để tả tâm tình cô đơn, đau khổ của Kiều. II. Đọc – hiểu:1. Nghệ thuật:a. Bút pháp ước lệ :- Các hình ảnh : “bướm ong”, “cuộc say”, “trận cười”- Hình ảnh ước lệ , nó diễn tả được thực trạng của Kiều khi ở nhà chứa của Tú Bà nhưng tránh được sự dung tục khi nói đến hoàn cảnh của Kiều. - Sử dụng các điển cố, điển tích : “Tống Ngọc”, “Trường Khanh” : cũng nhằm vào mục đích trên. * Nguyễn Du đã thành công trong việc miêu tả tình cảnh trớ trêu của Kiều nhưng vẫn đảm bảo giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật. Qua đó cũng thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông của mình dành cho nhân vật.b. Nghệ thuật đối : Trong đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng các dạng thức đối xứng khác nhau để nhấn mạnh vào nội dung diễn đạt:- Tiểu đối: bướm lả/ ong lơi, lá gió/ cành chim, dày gió/ dạn sương, bướm chán/ ong chường, mưa Sở/ mây Tần, gió tựa/ hoa kề. Đây là thủ pháp chẻ những cụm từ thông thường tạo thành quan hệ đối xứng nhằm nhấn mạnh mức độ miêu tả.- Tiểu đối ở cấp độ câu: Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm/ bốn bề trăng thâu. Nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự việc hay cái mênh mông của không gian.- Đối xứng giữa hai câu: Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường .( quá khứ êm đềm, hạnh phúc/ hiện tại nghiệt ngã)Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâuMặt sao dày gió dạn sương/ Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.( nhấn mạnh ý so sánh thân thể còn đau khổ hơn sự bẽ bàng chua chát trên vẻ mặt mặt)Mặc người mưa Sở mây Tần/ Những mình nào biết có xuân là gì. Đối lập tâm trạng người đến mua vui/ mình thì buồn chán.Khi sao phong gấm rủ là2.Nội dung: - Trong hoàn cảnh trớ trêu, Kiều phải tiếp khách làng chơi, phải “vui gượng” với khách. Nhưng trong lòng nàng bao nỗi chán chường, tủi nhục đớn đau luôn giằng xé.Nàng ý thức được nhân phẩm của mình và cảm thấy xót xa cho thân phận của mình: “Giật mình mình lại thương mình xót xa.”+ “Giật mình” : không phải do yếu tố ngoại cảnh mà do ý thức được về hoàn cảnh của bản thân, quá đau đớn tủi nhục nên “giật mình”.* Người phụ nữ xưa thường được giáo dục theo tinh thần an phận thủ thường, cam chịu , nhẫn nhục. Nhưng ở đây Kiều đã ý thức được về thân phận, phẩm giá của mình, biết xót xa cho bản thân mình tức là đã ý thức về quyền sống bản thân. Đây là cái nhìn mới của Nguyễn Du về con người.- Nguyễn Du đã không né tránh hiện thực nghiệt ngã, nhưng nhà thơ nhân đạo vĩ đại đã đề cao nhân cách của Kiều, phẩm giá của Kiều bằng chính việc tả nỗi buồn, nỗi đau khổ, chán chường của nàng giữa chốn bùn nhơ. Qua đó đã khẳng định tâm hồn cao thượng, trong trắng của Kiều.III. Kết luận:Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, Nguyễn Du rất thành công trong việc khắc họa Kiều trong cảnh sống nghiệt ngã. Qua đó, khẳng định phẩm chất cao quý của Kiều . Đồng thời cũng thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác giả. Câu hỏi củng cố Đọc xong đoạn trích em có cảm nhận gì về hoàn cảnh của Kiều và ý thức sống của nàng? Tác giả muốn nói điều gì qua đoạn trích này? 

File đính kèm:

  • pptNoi_thuong_minh.ppt