Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

Mở Bài 3: Đọc Vợ nhặt của Kim Lân, cái ấn tượng đậm nét nhất mà truyện ngắn để lại trong tâm trí người đọc là hình ảnh Tràng dắt về “người vợ theo” trong cái cảnh “tối sầm lại vì đói khát”của năm Ất Dậu. Sự lựa chọn đầy táo bạo của con người trong tình huống trớ trêu ấy cũng là sự lựa chọn của cả một cộng đồng: phải sống và làm người, phải vượt lên cái đói và cái chết. Đó cũng là tình huống của lịch sử. Có thể nói, thành công của Vợ nhặt trước hết là thành công của tình huống truyện.

 

 

ppt33 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNA. Tìm hiểu chungI.Viết phần mở bài1.Bài tập 12. Bài tập 23.Yêu cầu mở bài. II.Viết phần kết bài1. Bài tập 12. Bài tập 23.Yêu cầu kết bài. B. Ghi nhớC.Luyện tậpMỞ BÀITHÂN BÀIKẾT BÀIBÀI TẬP 1: THẢO LUẬN NHÓM (2 bàn)1. Xác định luận đề của đề bài sau: -Mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu đề bài? -Giải thích lí do chọn lựa?Tìm hiểu chung:I. Viết phần mở bài:2. Đọc các mở bài sau và cho biếtMở Bài 1: Nhà văn Kim Lân sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng ,huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941.Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc chủ nhật. Ông là tác giả của các tập truyện ngắn: Nên vợ nên chồng(1955),Con chó xấu xí(1962). Truyện ngắn Vợ nhặt lúc đầu có tên gọi Xóm ngụ cư. Tác phẩm được viết ngay sau khi cách mạng thángTám thành công. Sau khi hòa bình lập lại, nhà văn dựa vào cốt truyện cũ và viết lại tác phẩm này. Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí. Đây là tác phẩm có tình huống truyện đặc sắc.Mở Bài 2: Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Cái tên mà tác giả chọn đặt cho truyện ngắn này đã cho thấy một tình huống rất “có vấn đề”của câu chuyện được kể. Từ chuyện “nhặt được vợ” của Tràng – nhân vật chính trong tác phẩm – đúng vào những ngày đói thê thảm của năm Ất Dậu (1945), nhà văn đã thâu tóm trong đó không chỉ cái bi kịch và khát vọng sống của một con người mà còn phản ánh trọn vẹn tấn bi kịch lịch sử và khát vọng sống, xu thế tất yếu của dân tộc. Tình huống “nhặt được vợ” (như nhan đề của truyện ngắn đã nêu rõ) có vai trò quyết định đối với toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm.Mở Bài 3: Đọc Vợ nhặt của Kim Lân, cái ấn tượng đậm nét nhất mà truyện ngắn để lại trong tâm trí người đọc là hình ảnh Tràng dắt về “người vợ theo” trong cái cảnh “tối sầm lại vì đói khát”của năm Ất Dậu. Sự lựa chọn đầy táo bạo của con người trong tình huống trớ trêu ấy cũng là sự lựa chọn của cả một cộng đồng: phải sống và làm người, phải vượt lên cái đói và cái chết. Đó cũng là tình huống của lịch sử. Có thể nói, thành công của Vợ nhặt trước hết là thành công của tình huống truyện. THẢO LUẬN NHÓM-Cho biết phần mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu đề bài? -Giải thích lí do chọn lựa?I.VIẾT PHẦN MỞ BÀI:1.Bài tập1: Tìm hiểu các cách mở bài- Mở bài (1): Dài, ý lan man, không hướng vào vấn đề.- Mở bài (2): Có hướng đến vấn đề, còn dài, chưa gợi hứng thú.- Mở bài (3): Ngắn gọn, hướng chính xác vào vấn đề, dẫn dắt tự nhiên, hấp dẫn, phù hợp với yêu cầu.Chọn cách mở bài (3).I.VIẾT PHẦN MỞ BÀI:2.Bài tập2: Đọc các mở bài sau và- Xác định vấn đề nghị luận được nêu trong những mở bài đó?- Chỉ ra tính hấp dẫn của các mở bài?Thảo luận nhóm 2 bànI.VIẾT PHẦN MỞ BÀI:Mở Bài 1: Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Ngưòi ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.I.VIẾT PHẦN MỞ BÀI:Mở Bài 2: Vị trí của Thâm Tâm đối với Thơ mới có cái gì na ná như Thôi Hiệu đối với thơ Đường. Nếu chọn mười nhà thơ Đường lớn nhất, chưa chắc đã có Thôi Hiệu, nhưng nếu chọn mười bài thơ Đường hay nhất không thể không có Hoàng Hạc lâu. Vâng, kể tên mười nhà thơ mới lớn nhất không chắc có Thâm Tâm, nhưng chọn mười bài thơ mới hay nhất khó có thể bỏ qua Tống biệt hành. Thi phẩm là sự thăng hoa đột xuất của ngòi bút Thâm Tâm.I.VIẾT PHẦN MỞ BÀI:Mở Bài 3: Năm thập kỉ trước đây, khi Nam Cao quyết định bắt tay vào viết Cái lò gạch cũ – tên đầu tiên của Chí Phèo – thì trong văn học hiện thực phê phán, đề tài nông thôn đã qua mùa nở rộ, và những sáng tác thành công về nông dân của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, đã tồn tại sừng sững giữa văn đàn. Tác phẩm của một cây bút hồi ấy còn chưa mấy ai biết đến tên tuổi như Nam Cao cầm chắc sẽ bị che khuất, sẽ bị rơi vào cõi lãng quên, nếu tác giả không tìm cho mình được một hướng khai thác riêng cho một đề tài đã thành quen thuộc. Thử thách đó, Nam Cao đã lặng lẽ chấp nhận, và đã vượt qua, với một Chí Phèo thật sự sâu sắc và độc đáo.THẢO LUẬN NHÓM (2 bàn)-Xác định vấn đề nghị luận được nêu trong những mở bài trên?-Chỉ ra tính hấp dẫn của các mở bài?I.VIẾT PHẦN MỞ BÀI:2.Bài tập2: Phân tích các cách mở bàia.Vấn đề nghị luận được nêu trong các mở bài này là: MB1: Khẳng định quyền Độc Lập Tự Do của dân tộc Việt Nam. MB2: Giới thiệu nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật bài thơ Tống Biệt Hành –Thâm Tâm.- MB3: Tác phẩm Chí Phèo- Nam Cao: hướng khai thác riêng về đề tài người nông dân.I.VIẾT PHẦN MỞ BÀI:2.Bài tập2: Phân tích các cách mở bàib.Tính hấp dẫn của các mở bài này là: MB(1): Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của VN được mở đầu bằng việc trích dẫn lời văn của 2 bản TNĐL nước Pháp, Mĩ.- MB(2): So sánh vị trí của Thâm Tâm và bài thơ Tống Biệt Hành với vị trí của Thôi Hiệu và bài thơ Hoàng Hạc Lâu  khẳng định giá trị bài thơ Tống Biệt Hành.- MB(3): Giới thiệu đề tài nông dân: đề tài quen thuộc trong VHHTPP nhưng tác phẩm Chí Phèo thực sự có giá trị vì đã tìm cho mình một hướng khai thác riêng.I.VIẾT PHẦN MỞ BÀI:3.Yêu cầu phần mở bài:Từ 2 bài tập trên, ta thấy phần mở bài cần đáp ứng những yêu cầu gì?Thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề cần nghị luận.Hướng người đọc vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên.Gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày.II.VIẾT PHẦN KẾT BÀI: Bài tập 1: Đọc đề bài các kết bài sau va ĐẾ BÀI: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân).Kết bài (1): Thiên tuỳ bút Người lái đò Sông Đà đã thể hiện rõ sự tài hoa và uyên bác trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Đó chính là sự phong phú, tinh tế trong cách biểu hiện thiên nhiên, con người để khắc hoạ rõ nét cái kì vĩ, phi thường của công cuộc chinh phục thiên nhiên. Tác phẩm hấp dẫn ở nhịp văn giàu nhạc điệu, đầy lôi cuốn; cách dùng từ ngữ phong phú, sinh động và đầy bất ngờ. Đặc biệt, hình tượng người lài đò sông Đà đã để lại những ấn tượng thật sâu sắc.-Cho biết phần kết bài nào phù hợp hơn với vấn đề cần nghị luận? Vì sao?II.VIẾT PHẦN KẾT BÀI:ĐẾ BÀI: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân).Kết bài 2: Hình tượng người lái đò sông Đà, như đã đề cập tới, mang vẻ đẹp vừa mạnh mẽ, kì vĩ vừa bay bổng, phóng túng. Sự sáng tạo, dũng cảm và tài hoa của người lái đò trong cuộc đối mặt với thách thức trên sóng nước là biểu tượng cho những phẩm chất đáng trân trọng nhất ở người lao động - đồng thời là người nghệ sĩ – theo cảm quan đặc biệt của Nguyễn Tuân. Từ tay lái “nở hoa”trên thác ghềnh, sóng nước, một lần nữa, Nguyễn Tuân lại khẳng định rõ bản lĩnh và quan niệm nghệ thuật của mình. THẢO LUẬN NHÓM- Cho biết phần kết bài nào phù hợp hơn với vấn đề cần nghị luận?- Giải thích vắn tắt lí do chọn lựa?II.VIẾT PHẦN KẾT BÀI:1.Bài tập 1: Tìm hiểu các kết bài-Kết bài(1): Ý lan man, câu cuối hướng đến vấn đề.-Kết bài(2): Phù hợp  đánh giá tổng quát về hình tượng Người lái đò, gợi suy nghĩ, liên tưởng. Chọn kết bài (2)II.VIẾT PHẦN KẾT BÀI:1.Bài tập 2: Đọc các kết bài sau và cho biết:Kết bài (1): Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy. ( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)Những phần kết bài này đã đánh giá được vấn đề gì?-Cách kết bài đó có khả năng tác động đến người đọc như thế nào?II.VIẾT PHẦN KẾT BÀI:1.Bài tập 2: Kết bài (2): Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này. Hơn nữa, dấu ấn của phố huyện ấy luôn khảm trong ta bằng quyền năng kì lạ. Bây giờ và mãi sau này, mỗi khi đứng trước một phố huyện nào thì câu chuyện của Thạch Lam dễ sống dậy trong ta, bằng ánh sáng đẹp,diệu kì. (Lê Huy Bắc, ấn tượng phố huyện “Hai đứa trẻ” trong Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm, tập 1, NXB Giáo dục, 2004)CÂU HỎI THẢO LUẬNNhững phần kết bài trên đã đánh giá được vấn đề gì?-Cách kết bài đó có khả năng tác động đến người đọc như thế nào?II.VIẾT PHẦN KẾT BÀI:1.Bài tập 2: Phân tích các kết bàiKết bài(1): Thông báo quyền ĐLTD của nước Việt Nam về mặt pháp lý; trên thực tế và sự quyết tâm bảo vệ quyền ĐLTD đó.Kết bài(2): Ấn tượng đẹp, không phai về hình ảnh của phố huyện trong “Hai Đứa Trẻ”,gợi những liên tưởng sâu sắc. Tác động đến nhận thức, tình cảm người đọc.II.VIẾT PHẦN KẾT BÀI:A-Tóm tắt lại toàn bộ những nội dung đã trình bày và liên hệ thực tế.B- Nêu đánh giá khái quát và bộc lộ cảm xúc của người viết về khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề.C- Kết bài thông báo việc trình bày đề tài đã hoàn thành, nêu đánh giá khái quát và gợi những liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn. D-Tóm tắt lại toàn bộ nội dung đã trình bày và bộc lộ cảm xúc của người viết*Câu hỏi trắc nghiệm: Phần kết bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?II.VIẾT PHẦN KẾT BÀI:3.Yêu cầu phần kết bài:Thông báo kết thúc việc trình bày vấn đề.Đánh giá khái quát những khía cạnh nổi bật của vấn đề.Gợi liên tưởng rộng, sâu sắc hơn.GHI NHỚĐiền các từ ngữ phù hợp vào khoảng trống:Mở bài nhằm giới thiệu vấn đề nghị luận. Có cách mở bài trực tiếp (đi thẳng vào vấn đề), có cách mở bài gián tiếp (dẫn dắt để đi vào vào vấn đề)Thân bài nhằm triển khai các ý nêu ở phần mở bài (ý lớn, ý nhỏ). Các ý trong phần thân bài cần được sắp xếp một cách hợp lí, mạch lạc, tập trung làm nổi bật vấn đề được nêu ở phần mở bài.Kết bài nhằm tóm lại những nội dung được nêu ở phần thân bài, đồng thời mở ra những phần tiếp nối để khơi gợi suy nghĩ, tình cảm của người đọc.III. LUYỆN TẬP:1. Bài tập 1: SGK trang 116So sánh sự giống và khác nhau của hai phần mở bài (sgk) trong bài văn nghị luậnvề tác phẩm Ông già và biển cả với đề tài:“Cảm nhận của em về số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a-go trong tác phẩm ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê.*Giống nhau: Thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề : Số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a-go.*Khác nhau: Cách thức giới thiệu đề tài-(1) Mở bài trực tiếp.-(2) Mở bài gián tiếp.III. LUYỆN TẬP:2. Bài tập 2: SGK trang 116, 117Nêu hạn chế của phần mở bài và kết bài (sgk)? Cách chữa?Viết lại cách mở bài và kết bài phù hợp hơn.Hạn chế:Mở bài: Thông tin về tiểu sử tác giả, sự nghiệp sáng tác nhiều, không làm nổi bật yêu cầu đề bài: Suy nghĩ về nhân vật Mị.Kết bài: Chưa có khả năng gợi mở, liên tưởngb.Cách chữa:-Lược bỏ những thông tin thừa, bổ sung ý cần thiết.-Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn đề tài, gợi hứng thú.-Kết bài: Nhận định tổng quát, liên tưởng.III. LUYỆN TẬP:2. Bài tập 2: SGK trang 116, 117Viết lại cách mở bài:Vợ Chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài. Tác phẩm viết về số phận của Mị và A Phủ- những người dân vùng cao trên hành trình đến với cách mạng. Mị là nhân vật thể hiện rõ bi kịch của người phụ nữ miền núi: Một cô gái xinh đẹp, nết na, sống trong cảnh giàu sang của nhà chồng mà cuộc đời nhiều khổ đau, bất hạnh. Mặc dù bị bóc lột, bị xúc phạm nhân phẩm, bị tước đoạt quyền sống nhưng ở Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt.III. LUYỆN TẬP:2. Bài tập 2: SGK trang 116, 117Viết lại cách kết bài:Nhà văn Tô Hoài đã rất khéo léo khi để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc, khó quên về cuộc đời của Mị. Cô chính là hình tượng người phụ nữ vùng cao chịu một số phận đầy nghiệt ngã nhưng vẫn tiềm ẩn một vẻ đẹp tâm hồn đáng quý: khao khát sống, khao khát yêu thương.Những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chính đáng của nhân vật Mị đã đem đến cho tác phẩm một giá trị nhân đạo sâu sắc.III. LUYỆN TẬP:3. Bài tập 3: SGK trang 117 (Về nhà)Mỗi Tổ chọn một đề bài: Viết 2 cách mở bài và kết bài khác nhau .HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ1.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:-Những lỗi các em thường mắc phải khi viết mở bài và kết bài? Cách khắc phục những lỗi đó?-Hoàn thành BT3 (sgk) ở nhà.2.HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI: SỐ PHẬN CON NGƯỜI-Đọc văn bản.-Tóm tắt những nét chính về Tác giả Sô -Lô -Khốp .-Hoàn cảnh- tâm trạng nhân vật Xô -Cô -Lốp ?-Những đặc sắc nổi bật về nội dung và nghệ thuật của TP ?CHÚC CÁC EM HỌC BÀI TỐT !

File đính kèm:

  • pptREN_LUYEN_VIET_MO_BAI_KET_BAI.ppt