Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 44: Hoàng hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng lăng

2. Hai câu cuối: Nỗi lòng của nhà thơ

Cô (phàm): sự cô đơn, lẻ loi trong tâm cảnh của người đi, kẻ ở

Bích không tận: (khoảng không xanh biếc) → quá trình dõi theo đầy chân thành lưu luyến, nhớ thương.

Duy kiến: (chỉ thấy) khẳng định một lần nữa bạn đã đi → mối tình thăm thẳm vô hạn, vô tận như sông, như trời.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 44: Hoàng hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng lăng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
1. Hiểu được tình bạn chân thành, trong sáng của tác giả. Qua đó học tập và xây dựng được cho bản thân quan niệm về một tình bạn chân thành.2. Củng cố thêm hiểu biết về đặc trưng phong cách thơ Lý Bạch.3. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích một bài thơ Đường.Nắm được 3 vấn đề- Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc.1. VỀ LÝ BẠCH (701-762)I. TÌM HIỂU CHUNG- Được mệnh danh là thi tiên (Ông tiên trong làng thơ).HOẠT ĐỘNG 1Tái hiện tri thức- Để lại cho đời hơn 1000 bài thơ với một phong cách hào phóng, bay bổng, tự nhiên và giản dị.Điền các từ còn thiếu trong các nội dung kiến thức bên.[...........][.........][................][.....]THI TIÊN LÝ BẠCH2. VỀ VĂN BẢNĐọc, phát hiện, cảm nhận chung về văn bảnHOẠT ĐỘNG 2I. TÌM HIỂU CHUNG1. Đọc diễn cảm黄 鹤 楼 送 孟 浩 然 之 广 陵(李 白)HH lâu tống MHN chi Quảng Lăng (Lý Bạch)故 人 西 辞 黄 鹤 楼 	Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc lâu,烟 花 三 月 下 扬 洲 	Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.孤 凡 远 影 碧 空 尽 	Cô phàm viễn ảnh bích không tận,惟 见 长 江 天 际 流 	Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt- Đề tài: Tình bạn- Âm hưởng: nhuốm màu li biệt, u buồn → bài thơ chất chứa tâm tư, đầy tâm trạng, đậm đà tình cảm.HOẠT ĐỘNG 22. VỀ VĂN BẢN2. Phát hiện:- Thể thơ ?- Đề tài ?- Cảm nhận từ âm hưởng của bài thơ?- So sánh bản dịch thơ và nguyên tác.I. TÌM HIỂU CHUNGCố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.1. Hai câu đầu: Khung cảnh tiễn đưaII. TÌM HIỂU VĂN BẢN1. Tác giả giới thiệu khung cảnh tiễn đưa như thế nào qua hai câu thơ đầu? (không gian, thời gian, con người,...)HOẠT ĐỘNG 3- Không gian: + Nơi đi: Lầu HH (một di thắng)+ Nơi đến: Dương Châu (chốn phồn hoa)→ không gian rộng lớn, một chuyến đi dài- Thời gian: tháng ba – mùa xuân: thời tiết đẹp.- "Cố nhân" (bạn cũ - tri âm) → chia tay lưu luyến, bịn rịn Trả lời theo định hướng2. Hai chữ cố nhân gợi cho em ấn tượng về một tình bạn ra sao?Cô phàm viễn ảnh bích không tận.Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.(Bóng buồm đã khuất bầu không,Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời)2. Hai câu cuối: Nỗi lòng của nhà thơII. TÌM HIỂU VĂN BẢNHOẠT ĐỘNG 4Đọc thơ và phác hoạ nên tranh.Em hãy tả lại bức tranh được tác giả thể hiện ở hai câu thơ cuối?Chữ "cô" trong "cô phàm" chỉ sự lẻ loi. Theo em, sự lẻ loi ở đây là chỉ người đi hay kẻ ở?XEM TRANHCận cảnhToàn cảnh2. Hai câu cuối: Nỗi lòng của nhà thơII. TÌM HIỂU VĂN BẢNVì sao trên con sông Trường Giang thuyền bè thường tấp nập như mắc cửi mà LB chỉ thấy mỗi con thuyền của bạn đang dần xa?- Cô (phàm): sự cô đơn, lẻ loi trong tâm cảnh của người đi, kẻ ở - Bích không tận: (khoảng không xanh biếc) → quá trình dõi theo đầy chân thành lưu luyến, nhớ thương.- Duy kiến: (chỉ thấy) khẳng định một lần nữa bạn đã đi → mối tình thăm thẳm vô hạn, vô tận như sông, như trời. HOẠT ĐỘNG 4Trả lời câu hỏi 2/144 Em có suy nghĩ gì về hình ảnh dòng sông chảy vào cõi trời (ở câu cuối)?1. Bài thơ ghi lại một kỷ niệm sâu sắc, qua đó nói lên tình lưu luyến, thương nhớ bạn. (Ngô Tất Tố khen: Tất cả có 28 chữ, đủ cả chỗ ở, nơi đi, ngày đi, cảnh đi và tấm lòng quyến luyến bè bạn.Thật là kiệt tác).2. Bài thơ ngắn gọn, hình ảnh gợi cảm, ngôn ngữ hàm súc, ý ở ngoài lời,...III. TỔNG KẾTEm hãy khái quát nội dung tư tưởng của bài thơ.HOẠT ĐỘNG 6Chốt lại kiến thứcCái hay của thơ Đường là ở thể hiện được ý tại ngôn ngoại. Bài thơ này thể hiện điều đó như thế nào?CỦNG CỐ BÀI HỌCHOẠT ĐỘNG 71. Củng cố KTLựa chọn các đáp án đúng (Đ)	Tính hàm súc của ngôn ngữ thể hiện ở tính đa tầng nghĩa. Trong bài thơ, từ "yên hoa" được dùng với những nét nghĩa nào sau đây?B. cảnh phồn hoa đô hộiC. hoa trong khói (khói sóng trên sông)A. người con gái đẹp (kĩ nữ)D. mùa xuân (cảnh đẹp mùa xuân)E. một loài hoa xuânF. sự trù phúLIÊN HỆHOẠT ĐỘNG 72. Liên hệ bản thân	Các nhà thơ Đường rất trân trọng tình bạn. Em hãy suy nghĩ về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.3. Công việc ở nhà- Bài cũ: Học thuộc lòng phiên âm và bản dịch thơ. Nắm chủ đề bài thơ.- Bài mới: Tìm hiểu các tài liệu, tư liệu về nhà thơ Đỗ Phủ, chuẩn bị cho bài học tới.

File đính kèm:

  • pptHH lâu tống MHN chi QL.ppt