Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 55: Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ văn chương

• - Từ ngữ sử dụng có sắc thái ý nghĩa, biểu cảm, hình tượng.

• - Câu không viết theo một mẫu quy định nào, hoàn toàn theo cách tả, cách kể, thể hiện cái tình, cái ý của người viết.

• =>Kiểu diễn đạt trên là kiểu diễn đạt của phong cách ngôn ngữ văn chương.

 

 

ppt23 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 55: Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ văn chương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tiết 55: Tiếng Việt PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG I- KHÁI NIỆM :1/ Tìm hiểu ví dụ :So sánh kiểu diễn đạt ở hai trường hợp sau với cùng một đề tài : sự ra đời của một con người So sánh kiểu diễn đạt ở hai trường hợp sau với cùng một đề tài : sự ra đời của một con người a/ Ví dụ 1 : Họ và tên : Nguyễn Văn Bình.Ngày tháng năm sinh : 01/10/1990Nơi sinh : Vũ Thư, Thái Bình.Chỗ ở hiện tại : Thôn1, Xã Hoà Thuận, BMT , Đaklak. a/ Ví dụ 1- Từ ngữ ngắn gọn chính xác không có sắc thái tu từ.- Câu viết theo mẫu kê khai của Nhà nước.-> Đó là kiểu diễn đạt trong một tờ giấy khai sinh.=>Thuộc phong cách ngôn ngữ hàng chính. b/ Ví dụ 2 : " Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con. "	 ( " Chí Phèo " - Nam Cao ) b/ Ví dụ 2 : - Từ ngữ sử dụng có sắc thái ý nghĩa, biểu cảm, hình tượng.- Câu không viết theo một mẫu quy định nào, hoàn toàn theo cách tả, cách kể, thể hiện cái tình, cái ý của người viết.=>Kiểu diễn đạt trên là kiểu diễn đạt của phong cách ngôn ngữ văn chương.2/ Khái niệm : Phong cách ngôn ngữ văn chương : Là kiểu diễn đạt được dùng trong những sáng tác sau đây :- Văn xuôi : ( Truyện ký, tùy bút...).- Thơ : ( Thơ tự sự, thơ trữ tình )- Tác phẩm kịch : ( Bi kịch, hài kịch ...)3/ Mục đích sử dụng : - Sử dụng phong cách văn chương để xây dựng tác phẩm văn chương. Tác phẩm văn chương : Là những sáng tác cụ thể, hoàn chỉnh và có ý nghĩa của các nhà văn ; Nhằm phản ánh đời sống bằng hình tượng, diễn đạt bằng ngôn từ để thể hiện tư tưởng tình cảm của con người.PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNGII- ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT :1/ Ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm : a/ Vì sao phải có tính tạo hình, biểu cảm :a/ Vì sao phải có tính tạo hình, biểu cảm :- Mọi tác phẩm văn chương đều gợi ra những phương diện nào đó của cuộc đời chứa đựng những suy nghĩ, cảm xúc của nhà văn về cuộc đời và cuộc sống con người. =>Vì vậy ngôn ngữ văn chương phải có tính tạo hình biểu cảm.b/ Tìm hiểu ví dụ :+ Về thơ :“Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái Lững lờ khe Yến cá nghe kinh”(“Hương Sơn phong cảnh ca”-Chu Mạnh Trinh).“Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái Lững lờ khe Yến cá nghe kinh”Từ láy Thỏ thẻ Gợi âm thanh Lững lờ Gợi đường nét Động từ Cúng Nghe => Liên tưởng độc đáo, hình ảnh nhân hóa cávới chim trở thành tín đồ Phật giáo - Vẽ lên trước mắt người đọc những hình ảnh độc đáo của cảnh vật Hương Sơn - Khơi gợi cho người đọc cảm xúc thiêng liêng, như đang ở trong bầu không khí yên bình trong lành không tục lụy-nơi cửa Phật đất thiền .+ Về văn xuôi :" Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có là gì ? Trời có riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao : Đời là tất cả, nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ : " Chắc nó trừ mình ra !  đẻ ra cái thắng Chí Phèo... " ( "Chí Phèo "- Nam Cao ) Đoạn văn: Đoạn văn không có từ tượng thanh tượng hình, ẩn dụ hoán dụ hay lời nói ví von bóng bẩy -> nhưng người đọc vẫn thấy hiện lên một thằng say, một thằng khùng, một gã mất trí. - Tiếng chửi gợi ra bao nhiêu điều: Một làng Vũ Đại đông đúc nhưng câm lặng, một Chí Phéo hoàn toàn cô độc, khổ sở, đầy phẫn uất. Lời văn chứa chan tình nhân đạo.c/ Kết luận :- Ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm là ngôn ngữ có khả năng gợi ra trong đầu óc, trong tâm tư người tiếp nhận những hình ảnh, những tình cảm nào đó hay nói cách khác dùng ngôn ngữ để vẽ lên trong đầu óc con ngừơi. c/ Kết luận :+ Hình ảnh : người, cảnh vật, âm thanh, đường nét, màu sắc ...+Tình cảm : yêu, ghét,vui,buồn...=>Đặc điểm thuộc về cái biểu đạtc/ Kết luận :- Các phương tiện tạo hình, biểu cảm rất phong phú đa dạng: âm thanh, tiếng, từ đơn, từ láy, từ ghép, khẩu ngữ, thành ngữ, từ thuần Việt, biện pháp tu từ.- Có thể dùng một hoặc phối hợp nhiều phương tiện để tạo hình biểu cảm.Bài tập thực hành : Phát hiện các phương tiện tạo hình, biểu cảm và làm rõ qua các trường hợp sau : 1/ " Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”	 ("Truyện Kiều " - Nguyễn Du )2/ " Aùo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay " ( " Việt Bắc " - Tố Hữu )BÀI TẬP 1:" Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” ("Truyện Kiều " - Nguyễn Du )ĐÁP ÁN BÀI TẬP 1:- Phương tiện tạo hình biểu cảm : " Tót " - Động từ chỉ hành động - Tạo hình : hành động ngồi sỗ sàng lên ghế .- Biểu cảm : cái nhìn không mấy thiện cảm, vẽ lên bản chất bỉ ổi vô liêm sỉ của một con người.BÀI TẬP 2: “Aùo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” ( " Việt Bắc " - Tố Hữu )ĐÁP ÁN BÀI TẬP 2:- Phương tiện tạo hình biểu cảm : “Aùo chàm”- Hình ảnh hoán dụ - Tạo hình : Người dân ở chiến khu Việt Bắc đang chia tay với bộ đội miền xuôi- Biểu cảm : Tình cảm gắn bó tha thiết giữa bộ đội miền xuôi với đồng bào miền núi ở chiến khu Việt Bắc.

File đính kèm:

  • pptT55NGON_NGU_VAN_CHUONG.ppt