Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 61: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

A/ Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn

ppt23 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 61: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Thiết kế Giáo án điện tửNăm học 2006-2007 Trường THPTBCChu Văn An Tổ Văn Giáo viên: Nguyễn Thị NgátTiết 61- LÀM VĂNBài: TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINHA/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:- Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. - Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn B/ Phương tiện thực hiện:Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học và máy chiếuC/ Phương phápGiáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏiD/ Tiến trình tổ chức dạy họcI. Ổn định lớp II. Kiểm tra bài cũ: Bản kế hoạch cá nhân thường gồm mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần. III. Dạy bài mới1. Giới thiệu bài mới: Để bổ sung những kiến thức về văn bản thuyết minh, tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chuẩn xác, hấp dẫn của loại văn bản này. 2. Tiến trình dạy bài mới:. Mục đích của văn bản thuyết minh là gì?. Tại sao văn bản thuyết minh phải có tính chuẩn xác?. Thế nào là tính chuẩn xác?Nêu một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh? Học sinh thảo luận và trình bày trước lớp.I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh1. Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh - Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh- Tính chuẩn xác :+ Đúng với chân lí, với chuẩn mực được thừa nhận.+ Đúng với sự vật khách quan: tính chất, đặc điểm....Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh- Tìm hiểu đối tượng thuyết minh một cách thấu đáo.- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo và những tư liệu liên quan đến đối tượng thuyết minh ( cập nhật những thông tin mới).- Đảm bảo tính khách quan khi trình bày vấn đề cần thuyết minh.- Ngôn ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc . Luyện tập Tìm ra những điểm không chuẩn xác trong văn bản a, b, c ( sách giáo khoa trang 24 và 25) Học sinh thảo luận.Câu hỏia.“Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian ( ca dao, tục ngữ, câu đố)”. Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao?b. Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao?c. Nguyễn Bỉnh Khiêm... là Trạng Trình ( xem sách giáo khoa trang 25). Có nên sử dụng văn bản này để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì? a. Không chuẩn xác vì: Chương trình Ngữ văn 10, không phải chỉ có văn học dân gian; phần văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ; không có câu đố. b. Không chuẩn xác vì: “Thiên cổ hùng văn” là “áng hùng văn của nghìn đời” chứ không phải là áng hùng văn viết cách đây một nghìn năm. c. Không nên sử dụng văn bản này để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì nội dung của văn bản không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách nhà thơ.II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 1. Tại sao văn bản thuyết minh cần phải có tính hấp dẫn?2. Thế nào là tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh?1. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh- Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh có vai trò vô cùng quay trọng.- Tính hấp dẫn : sức lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc ( người nghe)Nêu một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Học sinh dựa vào sách giáo khoa, thảo luận theo nhóm và trả lời.2. Một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.- Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng.- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc ( người nghe).- Kết hợp sử dụng các kiểu câu làm cho văn bản thuyết minh biến hóa linh hoạt, không đơn điệu.- Khi cần, nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt. 3. Luyện tập:Học sinh đọc đoạn văn “ Nếu bị tước đi môi trường ... bộ não giàu hơn” (SGK trang 26). Phân tích biện pháp làm cho luận điểm “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.Luận điểm khái quát trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn, vì: . Người viết đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng, ... để làm sáng tỏ luận điểm.. Học sinh đọc văn bản “ Hồ Ba bể ... người xưa” ( SGK trang 26). Hãy phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.. Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời.. Văn bản thuyết minh về hồ Ba Bể tạo được tính hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, vì:. Người viết đã nói đến truyền thuyết về hòn đảo An Mạ giúp người đọc như trở về một thời xa xưa thần tiên, kì ảo. .Học sinh đọc ghi nhớ.- Văn bản thuyết minh cần phải chuẩn xác. Để đảm bảo yêu cầu này, những tri thức trong văn bản phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy. Có như thế mới thực sự có ích cho nguời đọc, người nghe.- Văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe. Muốn thế cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể và câu văn phải biến hóa linh hoạt. Những sự tích, những truyền thuyết thích hợp cũng làm co văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn và sâu sắc. . Học sinh nắm nội dung bài học và tìm đọc, tham khảo một số bài văn thuyết minh. . Học sinh làm bài tập ở nhà – Sách giáo khoa trang 27. Học sinh chuẩn bị bài tiếp theo: Tựa “ Trích diễm thi tập” ( Hoàng Đức Lương)

File đính kèm:

  • pptTiet_61_LAM_VANBai_TINH_CHUAN_XAC_HAP_DAN_CUA_VAN_BAN_THUYET_MINH.ppt