Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 90, 91: Văn bản văn học
Văn bản văn học (VBVH) đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người
Ví dụ:
Đoạn trích “Trao duyên” là tâm trạng đau đớn, xót xa đầy bi kịch của Thúy Kiều khi buộc phải hy sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu, đành trao duyên lại cho em.
Tiết 90 – 91:VĂN BẢN VĂN HỌCTrường THPTKT Lệ ThủyGV: Nguyễn Thị Thu HoàiI. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học 1/ Văn bản văn học có phạm vi phản ánh khác với văn bản khoa học, báo chí, chính trị như thế nào? 2/ Nêu nội dung phản ánh của đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du)? Ví dụ: Đoạn trích “Trao duyên” là tâm trạng đau đớn, xót xa đầy bi kịch của Thúy Kiều khi buộc phải hy sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu, đành trao duyên lại cho em. Văn bản văn học (VBVH) đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người Viết về sự biến đổi của đất trời lúc sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh viết: “Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” (Sang thu) Có nhận xét gì về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nhận xét Ngôn từ trong đoạn thơ là ngôn từ nghệ thuật: có sự chọn lọc, trau chuốt, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, các từ láy được sử dụng dày đặc có tính tạo hình cao Thể hiện vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu và cảm xúc của nhà thơ.2. VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, có tính thẩm mỹ cao do được trau chuốt, được gọt giũa, được chọn lọc; sử dụng nhiều phép tu từ, thường hàm súc, gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng - Gọi tên thể loại cho các tác phẩm sau:1- Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) 2- Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)3- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) 4- Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung) - Giữa các thể loại đó có đặc điểm riêng để phân biệt không? 1- Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi): Cáo 2- Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu): Phú cổ thể 3- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi): Thơ thất ngôn xen lục ngôn 4- Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung): Tiểu thuyết chương hồi3. Mỗi VBVH thuộc về một thể loại nhất định, phải theo những quy ước, cách thức riêng của thể loại đóTiêuchí chủ yếu của văn bảnvăn học - Văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. - Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, thường hàm súc, gợi liên tưởng, tưởng tượng. - Mỗi văn bản đều thuộc về một thể loại nhất định tuân theo những quy ước, cách thức của thể loại đó. ba tiêu chí không thểthiếucủa VBVHII. CẤU TRÚC CỦA VBVHII. CẤU TRÚC CỦA VBVH1. Tầng ngôn từ - Từ ngữ âm đến ngữ nghĩa* Ví dụ : SGKChú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênh. Nhịp thơ nhanh, sử dụng các từ láy liên tiếp gợi sự nhanh nhẹn, tươi trẻ.Để hiểu một tác phẩm văn học, cần hiểu được nghĩa của từ, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩnTầng ngôn từ là bước thứ nhất cần vượt qua để đi vào chiều sâu văn bản Hình tượng nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du xây dựng như thế nào (ngoại hình, tài năng, tâm trạng)? Hình tượng Thúy Kiều được kết dệt nên bởi những hình ảnh về: - Ngoại hình: Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh - Tài năng: Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương - Tâm trạng: Khi tỉnh rượu lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xaNguyễn du đã xây dựng hình tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn nhưng số phận hẩm hiu, nhiều nỗi gian truân2. Tầng hình tượngKhái niệm: Hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, sáng tạo trong những sáng tạo nghệ thuật. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Nhưng nói đến hình tượng nghệ thuật người ta thường nói đến hình tượng con người.Hình tượng được sáng tạo nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng, tùy quy mô văn bản, tùy thể loại mà có sự khác nhau.3. TẦNG HÀM NGHĨATrong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng bông trắng lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùnCho biết đằng sau những thông tin về nơi sinh sống, đặc điểm cấu tạo của loài hoa sen, tác giả dân gian còn muốn gửi gắm điều gì đến người đọc?+ Ngợi ca vẻ đẹp của loài hoa bình dị mà thanh cao.+ Ngợi ca phẩm chất trong sạch của người lao động Việt Nam. Từ ví dụ trên, cho biết thế nào là tầng hàm nghĩa của VBVH? Tầng hàm nghĩa là những ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Đây chính là điều nhà văn, nhà thơ muốn tâm sự, giãi bày, gửi gắm. Ý nghĩa này được suy ra từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng.CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa. Tầng hình tượngTầng hàm nghĩaIII. TỪ VĂN BẢN ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC VBVB và tác phẩm văn học có mối quan hệ như thế nào? Khi nào VBVH trở thành tác phẩm văn học? VBVH là hệ thống ký hiệu do nhà văn sáng tạo ra, nó tồn tại một cách khách quan. Khi VBVH được người đọc tiếp nhận, khám phá các giá trị tiềm ẩn trong tác phẩm, VBVH trở thành tác phẩm văn học sống động, có linh hồn. Người đọc càng trải nghiệm cuộc sống, càng có sự thấu hiểu về nghệ thuật thì càng hiểu những ý nghĩa ẩn tàng trong VBVH.Văn bản VH Độc giả Tác phẩm VHChưa tác động đến xã hội Đọc, đánh giáTác động đến con người, đến cuộc đờiVăn bản VH Độc giả Văn bản VHTừ VBVH đến tác phẩm văn họcLUYỆN TẬPa. Cấu trúc hai đoạn tương tự như nhau: - Câu đầu là câu hỏi của nhà thơ về một hiện tượng nhìn thấy trên đường.- Ba câu tiếp tả kĩ hai nhân vật: nét mặt, đôi mắt, cái miệng, cử chỉ- Câu cuối vừa là câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn, suy nghĩ về nơi dựa.1. BT1/SGK/121,122.Tìm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng tương tự như nhau của bài “Nơi dựa” ?Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già ) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?b. Những hình tượng.- Người mẹ dựa vào đứa bé đang chập chững Anh bộ đội dựa vào bà cụ già đang run rẩy trên đường. Nơi dựa: thuộc về tinh thần và tình cảm: nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. => Tầng hàm nghĩa: sống với hi vọng vào tương lai, nhớ ơn quá khứ làm nên phẩm giá nhân văn của con người, giúp con người vượt qua những trở ngại.BÀI TẬP 2* Gợi ý: Bố cục: 2 phần: - Câu 1 – câu 4: Sức tàn phá của thời gian. Thời gian chảy trôi từ từ, nhẹ nhẹ tưởng như yếu ớt (thời gian qua kẽ tay) làm khô những chiếc lá. Chiếc lá là biểu tượng của sự sống. Theo thời gian, những chiếc lá khô héo, rụng dần sự sống, đời người cũng tàn lụi, kỷ niệm cũng rơi vào quên lãng, vô tăm tích. - Các câu còn lại nói về những điều có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian: những câu thơ, những bài hát (biểu tượng của nghệ thuật), đôi mắt em (tình yêu) nghệ thuật đạt đến độ tuyệt vời sẽ tươi xanh mãi mãi bất chấp thời gian. Kỷ niệm tình yêu sẽ mãi ngọt lành tươi mát.b. Ý nghĩa của bài thơ: Thời gian có thể xóa nhòa tất cả, tàn phá cả cuộc đời của con người. Nhưng nghệ thuật và kỷ niệm tình yêu là có sức sống trường tồn, bất diệt.KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG Thời gian làm bài: 10 phútĐề ra: Phân tích tầng hàm nghĩa của bài thơ sau: Bánh trôi nước Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dù tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son(Hồ Xuân Hương)Chúc các em học tốt!
File đính kèm:
- tiet_9091_van_ban_van_hoc.ppt