Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết dạy: Tỏ lòng

Câu 3: Phạm Ngũ lão thấy mình chưa trả được nợ công danh

Công danh: Công: là lập công (để lại sự nghiệp)

 Danh: là lập danh (để lại tiếng thơm)

Công danh nam tử: người con trai sinh ra trên đời phải lập được công danh. Quan niệm này còn có tên gọi khác

ppt7 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết dạy: Tỏ lòng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Kiểm tra bài cũ:Câu 1: Kể tên những tác phẩm văn học thời Trần mà em đã học? Câu 2: Cảm hứng chung của những tác phẩm đó?Phạm Ngũ Lão (1255-1320)Quê: Ân Thi- Hưng YênCon người:+ Ông là danh tướng đời Trần + Ông là người yêu thích thơ vănPhiên âm: Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.Dịch nghĩa : Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu, Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu. Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh, Thì luống thẹn thùng khi nghe chuyện Vũ HầuDịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử con vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. Câu 1: Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần:- Ý chí:Tự tin vào sức mạnh của mìnhTư thế:Con người được đặt trong bối cảnh không gian, thời gian kì vĩ: không gian mở theo chiều rộng của núi sông, thời gian là mấy năm =>không chỉ sánh ngang tầm vũ trụ mà còn át cả vũ trụ bao la; luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Câu 2: Hình ảnh ba quân:Sức mạnh: như hổ báo - Khí thế: nuốt trôi trâuKhí thế của cả dân tộc Đại Việt xông lên giết gặc ngoại xâm.=> Vẻ đẹp hùng dũng của con người thời Trần. Những con người cao đẹp của thời đại cao đẹpCâu 3: Phạm Ngũ lão thấy mình chưa trả được nợ công danhCông danh: Công: là lập công (để lại sự nghiệp) Danh: là lập danh (để lại tiếng thơm) Công danh nam tử: người con trai sinh ra trên đời phải lập được công danh. Quan niệm này còn có tên gọi khác là “chí làm trai” Khi làm bài thơ này Phạm Ngũ Lão đã lập được nhiều chiến công điều này đủ thấy khát vọng lập công danh của ông lớn lao biết chừng nàoCâu 4:=> Thấy thẹn khi người đời kể chuyện Vũ HầuVũ Hầu: Gia Cát Lượng, người có công lớn trong việc giúp nhà Hán trừ giặc cứu nước.=> Hai câu thơ đã thể hiện được cái chí, cái tâm lớn lao của người anh hùng Thẹn: thấy mình chưa có tài mưu lược như Vũ Hầu để trừ giặc cứu nước => thể hiện ý thức trách nhiệm với dân với nước. Cái thẹn nâng cao nhân cách của con người.Tổng kết:Nội dung: -Vẻ đẹp của người anh hùng có sức mạnh, lí tưởng và nhân cách cao cả.- Khí thế hào hùng của thời đại nhà Trần=> hào khí Đông A.Nghệ thuật:- Thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn với độ súc tích cao, bút pháp hoành tráng mang tính sử thi.Luỵên tập: Câu 2 Theo em vẻ đẹp của người trai thời Trần qua bài thơ “Tỏ lòng” có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và mai sau?chöõ “Ñoâng” + boä A = chöõ “Traàn” => Hào khí nhà Trần: Tư tưởng độc lập, tự cường tự hào dân tộc. Ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược Câu 1: Em hiểu hào khí Đông A là gì?XIN TR¢N TRäNG C¶M ¥N C¸C THÇy Gi¸o, C¤ GI¸O VÀ CÁC EM !

File đính kèm:

  • pptTo long.ppt