Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết số 1: Tổng quan văn học Việt Nam

1. Văn học dân gian:
- Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động, được truyền từ đời này sang đời khác
- Các thể loại: Thần thoại, Sử thi, Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, ca dao, vè, truyện thơ.
- Đặc trưng tiêu biểu:
 .Tính truyền miệng
 . Tính tập thể
 . Gắn bó với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.

ppt30 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết số 1: Tổng quan văn học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tiết 1:TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAMNGƯỜI SỌAN: 	G.V HOÀNG THỊ THANH TÙNG	GV. NGÔ THỊ TRIỀU CHÂUI. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam Tổng quan văn học Việt Nam là cách nhìn nhận đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của văn học Việt NamGồm 2 bộ phận: 	- Văn học dân gian	- Văn học viết*Em hiểu thế nào là tổng quan văn hoc Việt Nam?*Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận?1. Văn học dân gian:- Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động, được truyền từ đời này sang đời khác- Các thể loại: Thần thoại, Sử thi, Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, ca dao, vè, truyện thơ...- Đặc trưng tiêu biểu: 	.Tính truyền miệng	. Tính tập thể	. Gắn bó với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.* Trình bày những nét chính của Văn học dân gian?Lễ hội đền HùngLễ Khai mạc giỗ tổ Hùng VươngHát Quan Họ2. Văn học viết: - Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết; là sáng tạo của cá nhân mang dấu ấn của tác giả. - Hình thức văn tự: được ghi lại bằng ba loại chữ: Hán, Nôm, Quốc Ngữ.- Hệ thống thể loại: Phát triển theo từng thời kỳ* Trình bày khái quát nội dung văn học viết?a.Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX+ Chữ Hán: 	.Văn xuôi: truyện, ký, tiểu thuyết chương hồi.	. Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật. 	. Văn biền ngẫu: phú, cáo, văn tế + Chữ Nôm: 	. Thơ Nôm Đường luật	. Truyện thơ, ngâm khúc, hát nóiHai câu đối tương truyền của Cao Bá Quát經 世 有 才 皆 百 鍊 讀 書 無 字 不 千 金 十 載 論 交 求 古 劍 一 生 低 首 拜 槑 ( 梅 ) 花 Phiên âm Hán-Việt:	Kinh thế hữu tài giai bách luyện Độc thư vô tự bất thiên kim Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa Sơn Kỳ Thủy TúNhân Kiệt Địa LinhBÀI THƠ CHỮ NÔM CỦA NGUYỄN TRÃIb. Văn học từ thế kỷ XX đến nay:. Các loại hình tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, tuỳ bút, phóng sự.. Các loại hình trữ tình: thơ trữ tình và trường ca.. Kịch: kịch nói, kịch thơ.II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:	Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hoá của đất nước. Nhìn tổng quát văn học viết trải qua:* Ba thời kỳ:- Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX- Văn học từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945- Văn học sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỷ XX*Hai thời đại:- Văn học trung đại- Văn học hiện đạiVăn học trung đại: (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX)	- Đây là nền văn học được hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá của vùng Đông Á, Đông Nam Á, đặc biệt là văn học Trung Quốc	- Chính thức ra đời từ thế kỷ X	- Chữ viết đóng vai trò chủ đạo: Hán và Nôm	- Văn học thời kỳ này ảnh hưởng Phật giáo, Nho giáo, Lão Trang. Vì vậy những quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ chịu ảnh hưởng sâu sắc các học thuyết này (nho giáo ràng buộc con người trong mối quan hệ tam cương, ngũ thường; tam tòng tứ đức...) 	- Từ thế kỷ thứ XV, sự xuất hiện của chữ Nôm gắn liền với sự trưởng thành những nét truyền thống lớn của văn học trung đại, đánh dấu ý thức tự cường của dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo.- Những tác phẩm, tác giả tiêu biểu:	+ Chữ Hán:	. Văn xuôi: Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông); Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ); Thượng kinh ký sự (Hải thượng Lãn Ông); Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia Văn phái)...	. Thơ: Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi); Bạch Vân thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm); Bắc hành tạp Lục (Nguyễn Du)... 	+ Chữ Nôm: chủ yếu là thơ: 	Quốc Âm thi tập (Nguyễn Trãi); Bạch Vân Quốc ngữ thi (Nguyễn Bỉnh Khiêm); Hồng Đức Quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông); Truyện Kiều (Nguyễn Du). Bên cạnh đó xuất hiện nhiều tên tuổi nổi bật như: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát...2.Văn học hiện đại: (từ đầu thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX)- Văn học thời kỳ này được phát triển trong thời đại văn học Việt Nam bước vào quỹ đạo của văn hoá hiện đại. Mặc khác, những luồng tư tưởng tiến bộ như những luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm, cách nói của người Việt Nam khi tiếp xúc với nền văn hoá Phương Tâya. Một số đặc điểm đổi mới của văn học hiện đại so với văn học trung đại:		+ Chữ viết: chủ yếu là chữ quốc ngữ	+ Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn...	+ Đời sống văn học: nhờ báo chí và kỹ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn; mối quan hệ giữa tác giả và độc giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi năng động hơn.	+ Thể loại: Xuất hiện thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói, xuất hiện nhiều tên tuổi như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...; Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên +Thi pháp: đổi mới hoàn toàn từ lối viết ước lệ tượng trưng, sùng cổ, phi ngã chuyển sang lối viết hiện thực, đề cao sáng tạo, đề cao cái “tôi” , sự xuất hiện hai thể thơ: lục bát và song thất lục bát đã phá vỡ tính quy phạm của văn học Trung đại. 	Thể loại và thi pháp thời kỳ văn học hiện đại có gì đáng chú ý?b. Từ sau 1975 - đặc biệt với công cuộc đổi mới từ 1986 - văn học hiện đại Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới:	Từ năm 1975 đến nay, văn học Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới như thế nào?	- Các nhà văn phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những vấn đề mới mẻ trong thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế.	- Nhiều tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.	- Hai mảng đề tài chủ đạo văn học thời kỳ này:	+ Văn học yêu nước: Gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc là hiện thực lịch sử đem đến những đề tài, cảm hứng mới	+ Lịch sử và cuộc sống con người trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền văn học Việt Nam đạt đươc những thành tựu lớn về nội dung và nghệ thuật. Nhiều tác giả được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh

File đính kèm:

  • pptTongquanvanhoc.ppt