Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết số 29 + 30: Đọc văn ca dao hài hước
§ *Đáp lại lời dẫn cưới của chàng trai, cô gái đã thách cưới như thế nào ? Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của cô gái qua lời thách cưới?
§ b/ Cô gái thách cưới :
§ - Lễ vật được thách cưới : “một nhà khoailang”->
§ Một thứ lễ vật rất đời thường và dân giã.
§ - Mục đích thách cưới : mời làng- mời họ hàng -
§ Cho con trẻ - cho con lợn, con gà vừa ra mắt mọi người, vừa tận dụng trong chăn nuôi một cách tằn tiện.
§ * Lời thách cưới thật vô tư, thể hiện một tâm hồn bình dị cùng với sự cảm thông chân thành của cô gái với hòan cảnh của chàng trai.
Tiết 29 + 30 – Đọc văn CA DAO HÀI HƯỚCđọc thêm : Lời tiễn dặn(Trích “Tiễn dặn người yêu” )*Theo em, các câu ca dao sau đây thuộc thể loại ca dao trũ tình hay ca dao hài hước? 1. Làm trai cho đáng nên traiMột trăm đám cỗ chẳng sai đám nào. 2. Ở đâu mà chẳng biết taTa con ông Sấm cháu bà Thiên LôiXưa kia ta ở trên trờiĐứt dây rớt xuống làm người trần gian.3. Nói thì đâm năm chém mườiĐến bữa tối trời chẳng dám ra sân.4. Anh hùng là anh hùng rơmTa cho mồi lửa hết cơn anh hùng. I/Tìm hiểu chung về ca dao hài hước : 1/ Về nội dung :Ca dao hài hước là tiếng cười lạc quan, yêu đời và cũng là tiếng cười chiêm biếm, phê phán thói hư – tật xấu trong xã hội của người bình dân. 2/ Về nghệ thuật : Ca dao hài hước là những bức tranh hài hước thể hiện qua nghệ thuật hư cấu dựng cảnh tài tình, cường điệu phóng đại, ngôn ngữ đời thường, hóm hỉnh hài hước . II/Đọc hiểu : 1/ Đọc – tìm nghĩa từ khó . -Bài 1 đọc giọng vui tươi, dí dỏm,đùa cợt. - Bài 2, 3, 4 : đọc với giọng hài hước pha ý chế diễu, châm biếm.2/ Tìm hiểu và cảm nhận các bài ca dao : a/ Bài 1 :* Lời đối đáp trong bài ca dao là của ai nói với ai? Nội dung đề cập đến vấn đề gì?* Cách dẫn cưới của chàng trai có gì khác thường?Trong lời dẫn cưới của chàng trai, chi nào bất ngờ và gây cười nhất? - Bài ca dao là lời đối thoại của chàng trai và cô gái nói về việc dẫn cưới và thách cưới. a/ Chàng trai dự định dẫn cưới bằng lối nói ngoa dụ: dẫn voi dẫn trâu dẫn bò dẫn chuột để làm lễ vật cưới xin.=>- Những vật dẫn cưới trong tưởng tượng thật đặc biệt và khác thường. - Đằng sau lời dẫn cưới, là cảnh ngộ nghèo khó của chàng trai. Nhưng dù nghèo, anh vẫn lạc quan, vui đùa và tự tin vào chính tình cảm của mình với người yêu. *Đáp lại lời dẫn cưới của chàng trai, cô gái đã thách cưới như thế nào ? Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của cô gái qua lời thách cưới? b/ Cô gái thách cưới : - Lễ vật được thách cưới : “một nhà khoailang”-> Một thứ lễ vật rất đời thường và dân giã. - Mục đích thách cưới : mời làng- mời họ hàng -Cho con trẻ - cho con lợn, con gà vừa ra mắt mọi người, vừa tận dụng trong chăn nuôi một cách tằn tiện. * Lời thách cưới thật vô tư, thể hiện một tâm hồn bình dị cùng với sự cảm thông chân thành của cô gái với hòan cảnh của chàng trai. *Nhận xét về nghệ thuật gây cười của bài ca dao?- Cách dùng nghệ thuật khoa trương, phóng đại-Lối nói tiệm thoái ( lối nói giảm dần ).- Nghệ thuật đối lập – gây cười .- Gịong thơ hài hước, dí dỏmTóm lại, qua lời đối đáp, chàng trai và cô gái tự cười về cái nghèo của mình. Đó cũng chính là sự thể hiện triết lý sống an phận với cái nghèo, tìm vui trong cái nghèo của người bình dân. b/ Bài 2,3 :+ Bài 1: bằng nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập : “Sức trai> với nghệ thuật phóng đại cường điệu, kết cấu song hành bài ca dao không chỉ phê phán thói xấu của người phụ nữ mà còn nhằm mục đích giáo dục phụ nữ phải đằm thắm, ý tứ, sạch sẽ, dịu dàng trong cuộc sống .III/ Ghi nhớ :Bằng nghệ thụât trào lộng thông minh, hóm hỉnh ca dao hài hước ( tự trào và châm biếm ) thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lý nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân. II/ Đọc thêm “Lời tiễn dặn”: 1/ Tìm hiểu chung : a/ Về thể loại truyện thơ và truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái: @/ Về thể loại truyện thơ (sgk). @/ Về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”: - Về kết cấu và cốt truyện của tác phẩm: Gồm 3 phần : -Tình yêu tan vỡ của chàng trai và cô gái Thái. - Lời tiễn dặn của chàng trai với người yêu. - Cuối cùng chàng trai và cô gái xum họp –hạnh phúc @/ Chủ đề của tác phẩm: -Khát vọng tự do yêu đương và khát vọng hạnh phúc lứa đôi của nam nữ thanh niên người dân tộc.b/ Vị trí- nội dung- bố cục của đọan trích : - Về vị trí : đọan trích ở phần 2 của tác phẩm. - Nội dung : kể lại diễn biến tâm trạng và hành động của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng. - Bố cục :2 phần+Phần 1 : Tâm trạng đau xót nhớ thương người yêu của chàng trai trên đường tiễn dăn người yêu. +Phần 2: Cử chỉ, tâm trạng của chàng trai khi chứng kiến người yêu bị chồng cô đánh đập. 2/ Đọc hiểu :- Đọc diễn cảm thể hiện được tâm trạng – nỗi niềm thương yêu, đau xót của chàng trai với người yêu.- Cảm nhận vẻ đẹp nhân văn của văn bản qua các câu hỏi tự học :* Tâm trạng của chàng trai và cô gái được ghi lại như thế nào trong phần 1 của đọan trích? Tìm những chi tiết, từ ngữ, hình ảnh để minh họa?*Khi chứng kiến người yêu bị chồng chị đánh đập, chàng trai đã có cử chỉ và tâm trạng như thế nào? Hãy phân tích.*Nêu những nhận xét chung về nghệ thuật của tác phẩm thể hiện qua đọan trích ?* Nêu chủ đề của đọan trích “Lời tiễn dặên”a.Tâm trạng của chàng trai và cô gái trên đường tiễn dặn - Tâm trạng của chàng trai : + Vừa đau đớn chấp nhận sự thực người yêu đã có chồng lại vừa như muốn níu kéo tình yêu, kéo dài giây phút âu yếm bên nhau. +Quyết tâm giữ trọn tình yêu đối với chị.-Tâm trạng của cô gái : + Cũng như anh, chị muốn kéo dài ra những phút giây cuối cùng được ở bên anh (chân bước đi mà đầu còn ngỏanh lại; mắt còn trông theo anh; mỗi cánh rừng đi qua chị đều coi là cái cớ để dừng lại chờ anh, lòng đầy khắc khoải)=> Hai người cùng cảnh ngộ, cùng tâm trạng :yêu thương trong day dứt, dùng dằng, dằn vặt, đau đớn.b.Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai khi chứng kiến cảnh người yêu bị chồng chị đánh đập tàn nhẫn : -Cử chỉ, hành động của Anh với Chị : + Nâng chị dậy. + Phủi áo, chải tóc cho chị. + Lam thuốc cho chị Xót xa, thương cảm với nỗi đau của Chị.- Tâm trạng của Anh : +Quyết tâm đưa chị về để cùng nhau đòan tụ và trọn đời yêu thương chị, sẵn sàng cùng sống chết với chị. => Vẻ đẹp tình yêu và khát vọng hạnh phúc của chàng trai dù duyên tình trắc trở.3/ Tóm lại, - Đọan trích “Lời tiễn dặn” ( trích “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái - là một đọan trích mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc : bởi nó thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của một tình yêu son sắt của đôi lứa yêu nhau dù trong hòan cảnh nào. - Vẻ đẹp nghệ thuật của đọan trích được thể hiện ở cách dùng điệp từ, điệp ngữ cùng với các biện pháp tu từ đặc sắc; âm điệu – giọng điệu của đọan trích giàu chất nhạc, chất thơ.*Hướng dẫn học và sọan bài : - Học bài : +Nắm vững khái niệm và những đặc điểm của ca dao hài hước và truyện thơ . + Biết cách cảm nhận và phân tích những vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của các câu ca dao và đọan trích đã học. +Sưu tầm thêm những câu ca dao hài hước ( theo yêu cầu của bài tập 2 ) – làm bài tập 1.- Sọan bài : Luyện tập viết đọan văn tự sự ( theo hệ thống câu hỏi về bài học và bài tập trong sách giáo khoa)
File đính kèm:
- tiet_2930.ppt