Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết số 69: Làm văn: Phương pháp thuyết minh

1.Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh.

*Hãy trình bày khái niệm thế nào là“thuyết minh”?

-Khái niệm “Thuyết minh”

 Thuyết minh là trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội

 

 

ppt22 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết số 69: Làm văn: Phương pháp thuyết minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Giáo án Ngữ Văn 10 Ban cơ bản.-Tên người soạn : Đồng Nguyễn Trâm Anh GV Trường THPT DL. Nguyễn Chí Thanh. -Tiết PPCT : tiết 69A.Kết quả cần đạt : - Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.B.Phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học : I.Phương pháp:- Sử dụng phương pháp vấn đáp - Thảo luận II.Phương tiện hỗ trợ giảng dạy: Sử dụng giáo án điện tử. III.Nội dung bài giảng : Tiết 69 -LÀM VĂNPHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINHI.Phương pháp thuyết minh1.Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh.*Hãy trình bày khái niệm thế nào là“thuyết minh”? -Khái niệm “Thuyết minh” Thuyết minh là trình bày, giới thiệu, giải thíchnhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội Ví dụ: Xét đoạn văn trích trong “Đại Việt sử ký toàn thư”*Hãy cho biết người viết trong đoạn văn trên muốn thuyết minh về điều gì ? - Công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn.* Cách thuyết minh đó có tác dụng như thế nào ? - Đảm bảo tính chính xác và tính thuyết phục* Từ ví dụ trên em rút ra kết luận gì về vai trò của phương pháp thuyết minh trong việc làm bài văn thuyết minh? Vậy để làm tốt một bài văn thuyết minh thì điều quan trọng nhất là phải hiểu biết rõ ràng, chính xác đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh và phải thực lòng mong muốn truyền đạt những tri thức ấy cho người đọc (người nghe).*Vậy phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh có mối quan hệ như thế nào ?Tiểu kết Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm được phương pháp thuyết minh.2.Một số phương pháp thuyết minh thường gặp * Ở bậc THCS em đã biết sử dụng các phương pháp thuyết minh nào? Hãy nêu đặc trưng của từng phương pháp thuyết minh đó ? Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích Ví dụ :Xét các đoạn trích * Cho biết tác giả mỗi đoạn trích dưới đâyđã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?* Phân tích tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động, hấp dẫn ?* Hướng dẫn cho học sinh chia nhóm để thảo luận, đại diện từng nhóm trình bày phần tìm hiểu của mình. Sau đó giáo viên tổng kết những ý cơ bản cần nắm qua bài tập ?*Đoạn 2(sgk) + Mục đích thuyết minh: lý do (nguyên nhân) thay đổi bút danh của Ba-sô.+ Phương pháp thuyết minh: Phân tích, giải thích.+ Tác dụng: Cung cấp những hiểu biết mới bất ngờ thú vị.Đoạn 3(sgk)+ Mục đích: giúp người đọc hiểu về cấu tạo của tế bào.+ Phương pháp thuyết minh: Nêu số liệu, so sánh.+ Tác dụng: Hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh.Đoạn 4(sgk)+ Mục đích thuyết minh: giúp người đọc hiểu về một loại hình nghệ thuật dân gian.+ Phương pháp thuyết minh: phân tích, giải thích.+ Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới bất ngờ thú vị. Phương pháp thuyết minh giúp làm cho các sự vật hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, hấp dẫn. Ngoài ra trong thực tế các phương pháp thuyết minh còn đa dạng, phong phú hơn nhiều.*Thuyết minh bằng cách chú thích Ví dụ: “Ba-sô là bút danh”*Em hiểu câu văn trên muốn đề cập đến nội dung gì? Có thể hiểu : - Ba-sô là tên hiệu - Ba-sô là tên chữ Tác giả đoạn văn đã chú thích cho danh xưng “Ba-sô”. *Vậy thế nào là thuyết minh bằng chú thích ?Giáo viên thuyết giảng về khái niệm phương pháp này . * Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả. Ví dụ: Xét đoạn văn trong sgk/50*Đoạn văn được viết để nói về: (1) niềm say mê cây chuối của Ba-sô ;(2) lai lịch của bút danh Ba-sô.Theo anh chị trong hai mục đích ấy, mục đích nào là chủ yếu ? Vì sao ?+ Mục đích 1(niềm say mê cây chuối của Ba-sô) là chủ yếu vì đấy mới chính là bức “chân dung tâm hồn” của thi sĩ Ba-sô.* Các ý có quan hệ nhân –quả với nhau không? Nếu có thì đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả ?+ Các ý có mối quan hệ nhân- quả vì từ niềm “say mê” cây chuối (nguyên nhân) dẫn đến kết quả bút danh “Ba-sô”.+ Các ý được trình bày hợp lý, sinh động và rất bất ngờ, thú vị, hấp dẫn.3.Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.*Từ những dẫn chứng trong bài học, em nhận thấy người làm văn căn cứ vào đâu để quyết định nên chọn phương pháp thuyết minh nào trong bài nói hoặc bài viết của mình?*Theo em việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp thuyết minh cần đảm bảo những yêu cầu gì? Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật và hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.II.Luyện tậpBài tập 1/51*Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau ?(Đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ? Chỉ rõ tác dụng của chúng).Phương pháp chú thíchHoa lan đã được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả”.Còn người phương Tây thì Lan là “Nữ Hoàng của các loài hoa”b.Phương pháp phân tích, giải thích : “Hoa Lan thường được chia làm 2 nhóm”.c.Phương pháp nêu số liệu : “Chỉ riêng 10 loài hoa của chi Lan Hài Vệ nữ” Ngoài ra còn sử dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn : “Môi cong  lượn”. *Theo em để viết được đoạn văn sinh động như thế cần phải có những điều kiện gì ? Để viết được như thế cần phải có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam. Tuy nhiên hiệu quả không cao vì chưa khéo chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh khác.Bài tập 2/51*Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, em muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của đất nước mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm...).Hãy viết lời giới thiệu của mình thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.Em dự định sẽ chuẩn bị những gì và sẽ trình bày như thế nào ?ø Công tác chuẩn bị + Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống mình sẽ trình bày.+ Nắm vững nội dung, đối tượng thuyết minh để từ đó phối hợp phương pháp thuyết minh thích hợp.+ Tìm hiểu cách thức trình bày, giới thiệu và vận dụng phương pháp thuyết minh.Lập dàn ýTrình bày bài thuyết minh (Khoảng 50 chữ).

File đính kèm:

  • ppttiet_69.ppt