Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết: Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

- Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả

GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn cho biết những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão?

HS dựa vào phần tiểu dẫn để trả lời câu hỏi.

GV sử dụng máy chiếu: Vi deo Phạm Ngũ Lão

GV kể cho HS câu chuyện Phạm Ngũ Lão đan sọt giữa đường, mải nghĩ cách đánh giặc mà không hề biết Trần Quốc Tuấn đi qua, cho quân lính đâm vào đùi mà không hề nhúc nhích.

 

doc6 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết: Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn
Lớp
10b4
10b5
10b6
/11/2014
Ngày dạy
/11/2014
/11/2014
/11/2014
Đọc văn, tiết 36
TỎ LÒNG
 Phạm Ngũ Lão
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu: Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng.
- Biết: Hình ảnh kì vĩ ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một bài thơ Đường luật.
- Kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo.
3. Thái độ:
 Bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lí tưởng. Biết rèn ý chí, biết ước mơ và nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ đó để hoàn thiện bản thân.
4. Phát triển năng lực:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
+ Năng lực đọc hiểu thơ trung đại theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
II. Trọng tâm:
- Cảm nhận được “hào khí Đông A” thể hiện qua vẻ đẹp của con người và thời đại.
- Nhận thức được bút pháp thơ trung đại thể hiện trong bài thơ. 
III. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu,
- HS: Học bài, soạn bài trước ở nhà,
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ:
- Văn học Trung đại Việt Nam chia làm mấy giai đoạn? Đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của từng giai đoạn? Kể tên 2 tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỗi giai đoạn đó?
- Những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Trung đại? Thế nào là tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm?
- Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX? 
3. Bài mới:
 Một trong những đề tài nổi bật của văn chương Trung đại là đề tài nói chí “thi dĩ ngôn chí”. Và bài thơ của Phạm Ngũ Lão cũng nằm trong số đó? Vậy cái chí đó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả
GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn cho biết những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão?
HS dựa vào phần tiểu dẫn để trả lời câu hỏi.
GV sử dụng máy chiếu: Vi deo Phạm Ngũ Lão
GV kể cho HS câu chuyện Phạm Ngũ Lão đan sọt giữa đường, mải nghĩ cách đánh giặc mà không hề biết Trần Quốc Tuấn đi qua, cho quân lính đâm vào đùi mà không hề nhúc nhích...
GV sử dụng máy chiếu:
Đền thờ; lễ hội làng Ủng 11-14/1 âm lịch
- Thao tác 2: Tìm hiểu sáng tác .
Em hãy cho biết những sáng sách của Phạm Ngũ Lão?
HS phát biểu.
GV nhận xét, bổ sung: - Bài thơ này nằm trong hệ thống những bài thơ: Cảm Hoài, Ngôn Hoài thể hiện chí làm trai của người quân tử. Trong quan niệm của xã hội phong kiến: kẻ làm trai phải làm lên sự nghiệp lớn, để lại tên tuổi và tiếng thơm trong sử sách.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
Tìm hiểu nội dung.
 Thao tác 1: Cho HS đọc Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ
GV kết hợp sử dụng máy chiếu: Nguyên tác, Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ
GV: Bài thơ này được viết theo thể thơ gì?
GV: Bài thơ có bố cục như thê nào?
 Thao tác 1: Tìm hiểu hình tượng người anh hùng vệ quốc và hình tượng quân đội thời Trần.
GV: So sánh sự khác nhau giữa nguyên văn chữ Hán với bản dịch thơ trong câu 1 để thấy vẻ đẹp hình tượng người anh hùng thời đại?
GV kết hợp sử dụng máy chiếu: 
H/ả cắp ngang ngọn giáo, múa giáo
GV: Con người được đạt trong không gian, thời gian như thế nào?
GV: Trong không gian thời gian ấy con người ở đây mang tư thế, vóc dáng ntn?
GV So sánh bản dịch nghĩa, dịch thơ
GV: Thế nào là ba quân?
GV: Bản dịch thơ có chỗ nào chưa sát?
 Đây là hình ảnh ước lệ quen thuộc 
thường gặp trong thơ cổ nhưng đặt trong hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ,hình ảnh này lại gợi lên những cảm xúc chân thực vì phản ảnh hào khí của thời đại.
GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nhằm tô đậm và diễn tả sức mạnh đội quân nhà Trần?
HS: phân tích, suy luận trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung: Hai câu thơ đầu đã khắc hoạ bức tranh chân dung hoành tráng về người lính đánh quân Mông - Nguyên thời Trần. Bức tranh có sự kết hợp của cá nhân và dân tộc, hình ảnh của con người và hào khí Đông A.
GV kết hợp sử dụng máy chiếu: 
Hình ảnh Một số chiến thắng
- Thao tác 2: Chí làm trai và nỗi lòng của tác giả
GV: Câu thơ thứ ba muốn đề cập tới vấn đề gì trong xã hội xưa?
HS suy luận, trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung.
GV liên hệ thêm: Phan Bội Châu “Làm trai phải lạ ở trên đời/ Chớ để càn khôn tự chuyển dời”; Nguyễn Công Trứ “Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái” (cái công danh là cái nợ nần của kẻ nam nhi).
GV giải thích: Công danh ........
Em có đánh giá, suy nghĩ gì về quan điểm sống của Phạm Ngũ Lão?
HS: trả lời.
GV: Gợi ý - §ã lµ lÝ t­ëng sèng tÝch cùc, tiÕn bé; cæ vò con ngêi tõ bá lèi sèng tÇm th­êng, Ých kØ, s½n sµng chiÕn ®Êu hi sinh cho sù nghiÖp cøu n­íc
GV: Câu thơ cuối có nhắc thới Vũ Hầu. Vũ Hầu là ai mà Phạm Ngũ Lão thấy then khi nghe chuyện về người này?
GV kết hợp sử dụng máy chiếu: 
Ảnh Vũ hầu
GV: Vì sao t/g lại thẹn? 
GV: Qua cái “thẹn” cho em biết điều gì về nhân cách của Phạm Ngũ Lão ?
Gv gợi ý: Con người tưng lập nhiều chiến công....
GV: Canh cánh bên lòng quyết tâm trả món nợ công danh, thực hiện lí tưởng chí làm trai cao đẹp như vậy, tại sao vị tướng văn võ toàn tài, con rể của bậc đại thần (Trần Quốc Tuấn) ....
HS suy luận, trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3
GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời nhanh. 
GV nhận xét, chốt ý.
GV: Qua bài thơ, tác giả muốn nói lên điều gì?
HS trả lời nhanh. 
GV nhận xét, chốt ý.
GV: Cảm nhận của em về ý nghĩa tích cực của bài thơ đối với thế hệ thanh niên ngày nay?
GV kết hợp sử dụng máy chiếu: 
HS suy nghĩ, trả lời cá nhân.
GV bổ sung: Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay:
- Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao.
- Nỗ lực hết mình và không ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân.
- Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân.
- Từ bỏ những thói hư tật xấu...
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù ủng, huyện Đường Hào (Ân Thi - Hưng Yên).
- Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
- Là người văn võ toàn tài.
- Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ triều 5 ngày tỏ lòng thương nhớ (nghi lễ quốc gia).
2 Sáng tác
- Thuật Hoài
- Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu thể thơ, bố cục
 a,Thể thơ :
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (Thể : Thất ngôn tứ tuyệt ; Loại: Trữ tình).
b. Bố cục: 2 phần.
 + Hai câu đầu: Hình tượng người anh hùng vệ quốc và hình tượng quân đội thời Trần.
+ Hai câu sau: Chí làm trai, nỗi lòng của tác giả
2. Tìm hiểu:
1. Hai câu đầu: 
* Hình tượng người anh hùng vệ quốc 
- Tư thế: 
+ Múa giáo - Mang tính biểu diễn
+ Cầm ngang ngon giáo - tư thế chủ động, hiên ngang, oai hùng, dũng mãnh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, lập nên chiến công huy hoàng.
- Thời gian: Kháp kỉ thu: “trải mấy thu” – Thời gian kéo dài.
- Không gian: non sông – Rộng lớn, kì vĩ .
=> Hình ảnh tráng sĩ hiện lên qua tư thế “cầm ngang ngọn giáo” trấn giữ non sông trải mấy thu. Đó là tư thế hiên ngang, lớn lao, kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ, mang vóc dáng thời đại anh hùng. 
* Hình tượng quân đội thời Trần.
- Tam quân: Ba đạo quân (tiền - trung - hậu quân). Hình ảnh ba quân chính là hình ảnh của quân và dân đời Trần.
- Bản dịch thơ: Bỏ cụm từ “ tì hổ” - báo hổ
- “Tam quân tì hổ”: so sánh ba quân như hổ báo- dũng mãnh của đội quân nhà Trần.
- “Khí thôn Ngưu”: - Nuốt trôi trâu; CĐ
 - Khí thế át cả sao Ngưu . 
" Với biện pháp so sánh, phóng đại để tô đậm và diễn tả sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần.
-TK: Với giọng thơ mạnh mẽ, hào hùng, bút pháp tượng trưng, hai câu thơ đã khắc họa được hình ảnh tráng sĩ và đội quân nhà Trần vừa anh dũng, kiên cường, hiên ngang vừa lớn lao kỳ vĩ, mang đậm tính sử thi. Hai câu thơ bộc lộ niềm tự hòa của tác giả về đội quân nhà Trần, về con người và thời đại của mình.
2. Hai câu sau: Chí làm trai và nỗi lòng của tác giả
Công danh + Công lao
 + Danh tiếng
 - Công danh biểu hiện chí làm trai của nam nhi thời phong kiến: Phải làm nên sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người ngợi ca, tôn vinh
+ C«ng danh lµ mãn nî ph¶i tr¶ cña kÎ lµm trai. Tr¶ xong nî c«ng danh lµ hoµn thµnh nghÜa vô ®èi víi ®êi, víi d©n, víi n­íc. T/g thÊy m×nh cßn nî c«ng danh nghÜa lµ ch­a hoµn thµnh tr¸ch nhiÖm víi d©n víi n­íc " Kh¸t vßng ®­îc cèng hiÕn, hi sinh cho d©n téc của tác giả. 
 - §ã lµ lÝ t­ëng sèng tÝch cùc, tiÕn bé" Con ng­êi s¨n sµng chiÕn ®Êu, hi sinh cho sù nghiÖp chèng giÆc ngo¹i x©m cøu d©n, cøu n­íc. Lîi Ých c¸ nh©n thèng nhÊt víi lîi Ých cña céng ®ång. Sù nghiÖp c«ng danh cña c¸ nh©n thèng nhÊt víi sù nghiÖp chung cña ®Êt n­íc.
- ChÝ lµm trai cña Ph¹m Ngò L·o cã t¸c dông cæ vò con ngêi tõ bá lèi sèng tÇm th­êng, Ých kØ, s½n sµng chiÕn ®Êu hi sinh cho sù nghiÖp cøu n­íc, cøu d©n ®Ó “cïng trêi ®Êt mu«n ®êi bÊt hñ”.
- Vũ Hầu - Gia Cát Lượng là người có tài mưu lược, góp công lớn trong việc tạo lập và củng cố nhà Hán. Là tấm gương trung nghĩa điển hình.
- Thẹn – thấy mình có gì đó không nên, không phải, hoặc không xứng đáng.
 à Phạm Ngũ Lão thẹn vì:
 + Chưa có tài mưu lược, chưa lập được công lớn như Vũ Hầu. 
+ Vì chưa trả xong nợ nước, chưa xứng đáng là đấng là nam nhi, quân tử.
 à Nỗi thẹn đầy khiêm tốn, cao cả thể hiện nhân cách cao cả; Khát vọng phụng sự nhà Trần cho đến hết đời. Vẻ đẹp tâm hồn , nhân cách , lí tưởng , khát vọng của tác giả . 
TK: Hai câu thơ mang vẻ đẹp của khát vọng lập công danh để thoả “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc”- thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
II. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
2. Nội dung:
 Bài thơ thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Cảm nhận chung của em về bài thơ? (Bài thơ xây dựng thành công hình tượng trang nam nhi đời Trần mang chí lớn lập công danh, tự thấy “thẹn” khi chưa thực hiện được hoài bão, chưa giúp đời, giúp nước. Bài thơ là một biểu hiện của hào khí Đông A. Đó chính là tinh thần yêu nước).
- Hình tượng người anh hùng bảo vệ đất nước cùng hình ảnh của quân dân nhà Trần. Hình tượng trang nam nhi đời Trần với khát vọng lập công, giúp nước. Đó chính là tinh thần và khí phách của “Hào khí Đông A”.
 - Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? (thơ tỏ chí hàm súc, đầy sức gợi, xây dựng hình tượng nhân vật lớn lao, hoành tráng, mang tầm vóc sử thi).
 - Ý nghĩa nhân sinh tích cực trong quan niệm về nợ công danh.
5. Hướng dẫn HS tự học:
 - Tiết này:
+ Khí phách của người anh hùng vệ quốc, quân đội thời Trần và cái chí, cái tâm của tác giả.
+ Tự đánh giá về quan niệm “chí làm trai” của Phạm Ngũ Lão.
- Tiết sau chuẩn bị bài Cảnh ngày hè theo câu hỏi gợi ý ở SGK.
6. RÚT KINH NGHIỆM :
 - Nội dung:...........................................................
 - Phương pháp:................................................
 - Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:...................................
-----------------------

File đính kèm:

  • docTuan 13 To long Thuat hoai - Copy.doc
  • pptTỏ lòng chuân.ppt