Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tuần 13 - Tiết: Tỏ lòng

Thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu:

+ Thẹn vì chưa có được tài năng lớn như Gia Cát Lượng (Khổng Minh là người xuất chúng, siêu phàm về mưu lược, trên thông thiên văn, dưới tường địa lí)

+ Thẹn vì chưa có nhiều công lao lớn như Gia Cát Lượng (Khổng Minh từng làm quân sư cho Lưu Bị, có nhiều công trạng, giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán – một trong ba nước thời Tam quốc)

- Tác giả không so sánh mình với Vũ Hầu mà là soi vào tấm gương đấy để nỗ lực phấn đấu, khát khao có được tài mưu lược giúp nhà Trần trừ giặc, cứu nước.

 

pptx8 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tuần 13 - Tiết: Tỏ lòng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TỎ LÒNGThuật hoàiPHẠM NGŨ LÃOTỎ LÒNGPhạm Ngũ Lão (chữ Hán: 范五老; 1255–1320) là tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam). Ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà ĐinhÔng là vị tướng có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Đây là tác phẩm ông viết trong không khí chiến thắng giặc.I/ Tìm hiểu chung1. Tác giả Phạm Ngũ Lão2. Tác phẩm “Tỏ lòng”Nhan đề : - Thuật : Kể, bày tỏ - Hoài : Nỗi lòngBày tỏ nỗi lòngChủ thể trữ tình: tác giảPHIÊN ÂMHoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.Nam nhi vị liễu công danh trái,Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.Dịch nghĩaCầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.Dịch thơMúa giáo non sông trải mấy thu,Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.Công danh nam tử cò vương nợ,Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.Bùi Văn Nguyên dịchII/ Tìm hiểu văn bảnHoàn cảnh sáng tác : Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần khi giặc Nguyên – Mông sang xâm lược đất nước ta.1. Hai câu đầu*Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần-Hành động : cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc)Thể hiện tư thế rắn rỏi, tự tin, sẵn sàng trấn giữ đất nước.*Bối cảnh xuất hiện+Thời gian: kháp kỉ thu (đã mấy thu)Thời gian đâu phải chốc lát mà là mấy năm rồi, đã qua bao nhiêu mùa thu.Không gian : Con người xuất hiện với một tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ được đo bằng chiều ngang của con sông.Bối cảnh làm nổi bật hình ảnh con người kì vĩ là không gian và thời gian kì vĩ. Không gian mở ra theo chiều rộng của núi sông.*Hình ảnh “ba quân” – quân đội nhà TrầnSức mạnh: tượng trưng cho sức mạnh dân tộc như hổ báo.Thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân, vừa hướng tới sự khái quát hóa sức mạnh tinh thần của quân đội mang hào khí Đông A.Khí thế : nuốt trôi trâuCách nói cường điệu chỉ hùng khí dũng mãnh, mạnh mẽ của cả dân tộc xông lên đánh giặc xâm lăng át cả sao Trời, sao Ngưu, tức là át cả vũ trụ bao la nên không một thế lực nào, một kẻ thù nào có thể ngăn nổi.Hai câu đầu với vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc mang tầm vóc vũ trụ, lịch sử được lồng trong vẻ đẹp của hình tượng dân tộc.2. Hai câu thơ cuốiQuan niêm về nợ công danh : chí trai nhi, chí làm trai đã là một trang nam nhi sống giữa cõi đời thì phải có công danh, phải làm nên sự nghiệp để ghi danh cho muôn đời thúc đẩy mọi người vượt qua thử thách, hiểm nguy để lập nên kì tích.Có thể nói lập công danh chính là lí tưởng sống của nam nhi thời phong kiến. Công danh chính là món nợ phải trả của kẻ làm trai đó chính là nghĩa vụ đối với dân, với nước.Thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu:+ Thẹn vì chưa có được tài năng lớn như Gia Cát Lượng (Khổng Minh là người xuất chúng, siêu phàm về mưu lược, trên thông thiên văn, dưới tường địa lí)+ Thẹn vì chưa có nhiều công lao lớn như Gia Cát Lượng (Khổng Minh từng làm quân sư cho Lưu Bị, có nhiều công trạng, giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán – một trong ba nước thời Tam quốc)- Tác giả không so sánh mình với Vũ Hầu mà là soi vào tấm gương đấy để nỗ lực phấn đấu, khát khao có được tài mưu lược giúp nhà Trần trừ giặc, cứu nước.Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé. Đó là nỗi thẹn cao cả, cái thẹn làm nên nhân cách, đốt lên trong lòng người ngọn lửa của khát vọng vươn tới cái cao cả, lớn lao.III/TỔNG KẾT1. Nghệ thuậtGiọng điệu hào hùng, sảng khoái Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu chất tạo hình, mang tính biểu cảm cao.2. Nôi dungTỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.KHỔNG MINH

File đính kèm:

  • pptxTuan_13_To_long_Thuat_hoai.pptx