Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Văn bản (tiết 2)

“ (1)Giữa cơ thể với môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. (2)Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. (3)Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. (4)Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. (5)Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai và giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiền nước như ở cây lá bỏng.”

 (Tiếng Việt thực hành)

 

ppt17 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Văn bản (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIÁO ÁN DỰ THIMÔN NGỮ VĂN 10NGƯỜI SOẠN : NGUYỄN THỊ THU PHUỢNGSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂLTRƯỜNG THPT DÂN LẬP NGUYỄN CHÍ THANHVĂN BẢNTIẾNG VIỆT(TIẾT 2)B- PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:- Kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi.- Chuẩn bị: HS đọc kỹ các bài tập và thực hiện theo các yêu cầu của SGK. - Trong tiết học GV phân công mỗi tổ cử đại diện trình bày trước lớp 1 bài tập, sau đó GV nhận xét và hướng dẫn HS phân tích và tạo văn bản.A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:- Giúp HS: củng cố kiến thức về khái niệm văn bản và các đặc điểm của văn bản.- Rèn luyện các kỹ năng phân tích văn bản, liên kết văn bản và tạo lập văn bản.“ (1)Giữa cơ thể với môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. (2)Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. (3)Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. (4)Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. (5)Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai và giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiền nước như ở cây lá bỏng.”	(Tiếng Việt thực hành)BÀI 1: PHÂN TÍCH VĂN BẢNIII. LUYỆN TẬPGV yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của văn bản.HS đọc văn bản bài tập 11. Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn:+Câu 2: vai trò của môi trường đối với cơ thể+Câu 3: lập luận so sánh +Câu 4-5: đưa ra dẫn chứng thực tế về lá cây mọc trong các môi trường khác nhau=> Các câu còn lại tập trung làm rõ ý của câu chủ đề- Em hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn? Đó là câu (1): “Giữa cơ thể với môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.”- Em hãy cho biết ý nghĩa của các câu còn lại trong đoạn văn?1. Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn:- Các câu liên kết với nhau về ý và cùng tập trung thể hiện chủ đề của đoạn văn.- Dựa vào sự phân tích vừa rồi, em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa các câu trong việc phát triển chủ đề của đoạn văn?a - Câu chủ đề nêu ý khái quát (ý chung) của cả đoạn. b - Các câu còn lại triển khai cụ thể ý nghĩa cho câu 	 chủ đề. 2. Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn:3. Đặt tiêu đề cho đoạn văn:- Dựa chủ đề đoạn văn, ta có thể đặt tiêu đề gì cho đoạn văn này ?“Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường”Hoặc “Môi trường và cơ thể” Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Dảng và Chímh phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nướcvà kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Dảng đối với dân tộc. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. “Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỷ niệm sâu nặng trong lòng người.BÀI 2: TẠO LIÊN KẾT VĂN BẢNSắp xếp các câu sau thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc; sau đó đặt một nhan đề phù hợp cho văn bản:Có thể sắùp xếp các câu theo thứ tự như sau:1-3-5-2-4 hoặc 1-3-4-5-2 1. Sắp xếp các câu thành văn bản :- Ý chung của tất cả các câu nói về điều gì?Tất cả các câu đều nói về bài thơ Việt Bắc.- Em hãy cho biết ý nghĩa cụ thể của mỗi câu?+ Câu 1: Nêu lên một sự kiện lịch sử lớn.+ Câu 2: Nội dung của phần sau bài thơ “Việt Bắc”.+ Câu 3: Sự ra đời của bài thơ có liên quan đến sự kiện lịch sử nêu ở câu 1.+ Câu 4: Đánh giá chung về tập thơ .+ Câu 5: Nội dung của phần đầu bài thơ.- Dựa trên mối quan hệ về ý nghĩa giữa các câu hãy sắp xếp chúng lại theo trình tự thích hợp. 	Giới thiệu bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu	Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chímh phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỷ niệm sâu nặng trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc. “Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.Có hai loại đơn thường gặp là:+ Đơn có mẫu in sẵn ( Đơn xin việc, đơn xin nhập hộ khẩu, đơn xin kết hôn). Người viết chỉ cần điền thông tin cần thiết vào chỗ trống.+ Đơn tự viết (Đơn xin nghỉ học, đơn xin chuyển trường, đơn xin gia nhập Đoàn). Khi viết loại đơn này, người viết phải tuân thủ những quy ước của văn bản hành chính.BÀI 3: TẠO LẬP VĂN BẢNViết đơn xin phép nghỉ học.- Yêu cầu 2 HS đọc đơn xin phép nghỉ học của mình, các HS khác nhận xét về nội dung và cách trình bày.- Em hãy cho biết trong thực tế có mấy loại đơn thường gặp? Cách viết các loại đơn đó như thế nào?Nêu rõ họ tên, lý do xin nghỉ học, thời gian nghỉ học, lời hứa thực hiện đầy đủ các việc học tập như chép bài, làm bài a - Đơn gửi cho ai? Người viết ở cương vị nào?- Đơn gửi cho các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô giáo chủ nhiệm. Người viết là học sinh.b - Mục đích viết đơn là gì?Xin phép nghỉ học.c - Nội dung cơ bản của đơn là gì?Quốc hiệu, tiêu ngữTên đơnĐịa điểm, ngày viết đơn Họ tên và địa chỉ người nhậnHọ tên địa chỉ, nơi công tác người viết đơnLý do viết đơnNội dung đơn: yêu cầu, đề nghị, nguyện vọngLời hứa và lời cảm ơnKý tênXác nhận của địa phương hoặc cơ quan nếu cần thiết Kết cấu của đơn:CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do – Hạnh phúc Đăklăk,ngày 01 tháng 12 năm 2006 ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC	Kính gửi: - Ban giám hiệu trường THPT DL Nguyễn Chí Thanh 	 - Thầy giáo chủ nhiệm lớp 10A1	Em tên là Nguyễn Văn Nam, hiện là học sinh lớp 10A1 của trường.	Nay em viết đơn này xin phép Ban giám hiệu và các thầy cô cho em nghỉ một buổi học ngày Thứ Hai (01-12-2006), lý do.	Em xin hứa sẽ chép bài và làm bài tập đầy đủ.	Em xin chân thành cảm ơn. 	Phụ huynh	Người viết đơn 	 Ký tên	 Ký tên Nguyễn Văn Bắc	 Nguyễn Văn Nam BÀI 4: HOÀN THIỆN VĂN BẢNViết tiếp một số câu tiếp theo câu văn dưới đây để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó đặt một nhan đề cho văn bản:“ Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng”-Hai HS trình bày bài viết của mình, các HS khác nhận xét theo các yêu cầu về đặc điểm của văn bản. GV nhận xét chung và gợi ý, hướng dẫn các em tiếp tục hoàn thiện văn bản. Có thể đưa ra văn bản ví dụ cho HS tham khảo. Môi trường sống đang kêu cứu.	“ Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. Rừng đầu nguồn đang bị chặt phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lũ quét và hạn hán kéo dài, các sông suối ngày càng khô cạn. Bên cạnh đó, nạn rác thải và các chất thải từ các khu công nghiệp làm cho các nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Ngoài ra việc sử dụng các loại phân bón hóa học, các loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ một cách bừa bãi không theo quy hoạch và hướng dẫn không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật có ích. Vì sự sống của chính con người, hãy lắng nghe tiếng kêu cứu của môi trường!”

File đính kèm:

  • ppttiet_2_van_ban.ppt