Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Văn bản văn học - Trường THPTBC Lê Quý Đôn
I.Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:
* Ví dụ: Bài thơ “Bánh trôi nước”
- Hồ Xuân Hương-
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
VĂN BẢN VĂN HỌCNgười soạn: Bùi Thu HươngTrường THPTBC Lê Quý Đôn1Câu hỏi 1: Em hãy kể tên một số tác phẩm văn học mà em đã học?Câu hỏi 2: Theo em “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn có phải là những văn bản văn học không? Vì sao? Các nhóm đọc câu hỏi và thảo luận nhanh sau đó rút ra tiêu chí của văn bản văn học.2 Ranh giới giữa văn bản văn học và văn bản phi văn học không phải lúc nào cũng rõ ràng cố định. Có nhiều văn bản vốn là những văn kiện quan trọng có ý nghĩa lịch sử xã hội như “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn cũng được xem là những văn bản quan trọng của nước nhà.3 Tiêu chí phân định văn bản văn học là vấn đề phức tạp, tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.4NỘI DUNGI.Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học: Ví dụ: Bài thơ “Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương- Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.5 Câu hỏi 3: Thông qua hình ảnh bánh trôi nước, bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đề cập đến nội dung gì? Hãy nhận xét về ngôn từ được sử dụng bài thơ? Thể thơ?6Thể thơ: Tứ tuyệt. Thông qua hình ảnh bánh trôi nước, bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đề cập đến thân phận người phụ nữ phải sống phụ thuộc, không có quyền quyết định số phận của mình. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày, có tính hình tượng và có nhiều tầng nghĩa.7 Một văn bản được coi là văn bản văn học khi: Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Ngôn ngữ có nhiều tìm tòi sáng tạo, có tính hình tượng, có hàm nghĩa sâu sắc, phong phú. Được viết theo một thể loại nhất định với những qui ước thẩm mĩ riêng: Truyện, thơ, kịch.8II.Cấu trúc của văn bản văn học:1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa: Ví dụ1: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Những từ láy liên tiếp cùng với âm thanh của nó , nhịp thơ ngắn gợi một cái gì nhanh nhẹn, tinh nghịch, tươi trẻ. 9 Ví dụ2: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Đoạn văn sử dụng rất nhiều thanh bằng, giọng văn chậm rãi, gợi nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác 10 Trong văn bản văn học, cùng với ngữ nghĩa phải chú ý đến ngữ âm. Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản.112. Tầng hình tượng: Ví dụ1: Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Câu hỏi 4: Hình tượng trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là gì? Tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh gì để thể hiện hình tượng của bài thơ? (Các nhóm thảo luận)122. Tầng hình tượng: Ví dụ 1: Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, màu sắc (Thân em: Trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, kẻ nặn, tấm lòng son) để xây dựng nên hình tượng của tác phẩm, thông qua đó gửi gắm tình ý của mình. Từ hình tượng bánh trôi nước, người đọc có thể suy ra hàm nghĩa của bài thơ.133. Tầng hàm nghĩa: Ví dụ1: Bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen không chỉ nói về hoa sen. Từ hình tượng hoa sen đẹp và thơm giữa bùn lầy, người nghệ sĩ dân gian ca ngợi chí khí trong sạch vững vàng của con người trong mọi hoàn cảnh.14Câu hỏi 5: Hãy tìm hiểu hàm nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước. Từ đó rút ra hàm nghĩa của văn bản văn học? Vai trò của tầng hàm nghĩa?15Ví dụ 2: Bài thơ Bánh trôi nước không chỉ nói về bánh trôi nước. Từ hình tượng bánh trôi nước (trắng, tròn, chìm, nổi, rắn, nát) Hồ Xuân Hương muốn biểu đạt một nội dung hàm nghĩa: thân phận, phẩm giá của người phụ nữ trong XHPK phải sống phụ thuộc, không có quyền quyết định hạnh phúc của mình, đồng thời thể hiện cảm xúc, tư tưởng của tác giả về số phận và giá trị của con người, ca ngợi tấm lòng son sắt, thuỷ chung của họ.16 Như vậy: Từ tầng ngôn từ đến tầng hình tượng, dần dần ta tìm ra tầng hàm nghĩa (Ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng) của văn bản. Vai trò của tầng hàm nghĩa: Giúp người đọc hiểu được những điều nhà văn muốn tâm sự, những thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm về đạo đức xã hội, những hoài bão... Đó là tấc lòng mà nhà văn muốn kí thác cho đời.17III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học: Câu hỏi 6: Theo em một văn bản văn học không hề được công chúng đọc, liệu văn bản văn học đó có trở thành một phẩm văn học không? 18III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học: Khi chưa có sự tiếp nhận của độc giả, văn bản văn học chỉ là một tập giấy có chữ, chưa có sự tác động đối với xã hội. Nhưng khi được người đọc tiếp nhận, hệ thống ngôn từ mới hiện lên trong tâm trí người đọc những sự việc, hình tượng nhân vật, những suy nghĩ buồn vui của con người, cuộc đời. Lúc này văn bản mới đích thực là một tác phẩm văn học.19IV. Luyện tập:Bài tập 1: Bài Nơi dựa của Nguyễn Đình Thi:a. Bài có hai đoạn gần như đối xứng nhau , đều có cấu trúc câu, hình tượng tương tự nhau.( Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc cú pháp giống nhau. Các nhân vật được trình bày nhằm nổi bật tính tương phản).20b. Những hình tượng trong bài ( người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già ) gợi lên suy nghĩ về Nơi dựa về mặt tinh thần: Nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. Con người với tình yêu, với niềm hi vọng về tương lai, lòng biết ơn với quá khứ.21 Bài tập về nhà: Hãy phân tích cấu trúc của văn bản “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.22 Dặn dò: - Nắm vững lý thuyết. - Áp dụng vào làm bài tập thực hành23
File đính kèm:
- tiet_91_Van_Ban_Van_Hoc.ppt