Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Bài thơ: Sóng tác giả Xuân Quỳnh
→ Ẩn dụ: sóng không bằng lòng với khuôn khổ nhỏ hẹp mà khao khát vươn ra biển cả
→ khát vọng tự khám phá, tự nhận thức, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu.
- Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế → sự trường tồn của sóng trước thời gian.
- Khát vọng tình yêu - bồi hồn trong ngực trẻ: tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại.
=> Giọng thơ chân thực, tự nhiên đầy suy tưởng, XQ đã biểu đạt một quan niệm mới mẻ và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu.
SÓNGXuân QuỳnhI. Tìm hiểu chung 1. Cuộc đời: SGK2. Thơ ca: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, tươi tắn, chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.- Tác phẩm chính: SGKII. Tìm hiểu văn bản* Xuất xứ: sáng tác 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào.* Đề tài: tình yêu XQ có cách thể hiện riêng.* Âm điệu: được tạo nên bởi:-Thể thơ: 5 chữ cùng với sự linh hoạt khi ngắt nhịp, phối âm, hiệp vần.- Phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh hòa trộn thanh âm, nhịp điệu của sóng với những trăn trở, xúc cảm của người con gái đang yêu.* Bố cục: 3 phần+ 2 khổ đầu: Sóng biển và tình yêu+ 5 khổ giữa: Sóng - suy nghĩ, trăn trở + 2 khổ cuối: Sóng - khát vọng tình yêu, hạnh phúc 1. Sóng biển và tình yêu:- Dữ dôi - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ → mở đầu bằng 4 tính từ. → Miêu tả những trạng thái đối lập, đa dạng của những con sóng.→ Liên tưởng đến tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu.- Sông - không hiểu mình- Sóng - tìm ra bể→ Ẩn dụ: sóng không bằng lòng với khuôn khổ nhỏ hẹp mà khao khát vươn ra biển cả → khát vọng tự khám phá, tự nhận thức, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu..- Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế → sự trường tồn của sóng trước thời gian.- Khát vọng tình yêu - bồi hồn trong ngực trẻ: tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại.=> Giọng thơ chân thực, tự nhiên đầy suy tưởng, XQ đã biểu đạt một quan niệm mới mẻ và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu. 2. Sóng-suy nghĩ, trăn trở:- Điệp từ: em nghĩ: quay về lòng mình, nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá → tình yêu chín chắn đầy suy nghĩ, trăn trở.- Câu hỏi tu từ: Từ nơi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau? → XQ dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải.- Khổ 5: tăng số lượng câu thơ → cảm xúc dạt dào + Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết - Em → nhớ anh đắm say hơn bội phần. Nỗi nhớ choáng ngợp cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức.→ Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt.- Khổ 6 + 7: + dẫu xuôi - phương bắc; dẫu ngược - phương nam→ nỗi nhớ trải rộng cả không gian, thời gian.+ Em hướng về anh một phương → tình yêu hết mình, tuyệt đối, thủy chung, được khẳng định một cách rạch ròi, dứt khoát.+ Sóng tới bờ dù cách trở: Tình yêu là sức mạnh để em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến hạnh phúc.→ Niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. Qua hình tượng thơ song hành: sóng và em, XQ thể hiện một cái tôi sôi nổi, chân thành bộc lộ mình.3. Sóng - khát vọng tình yêu, hạnh phúc:- Cuộc đời - dài thế- Năm tháng - đi qua→ Kiểu câu nhượng bộ: Âu lo, phấp phỏng về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc (cảm giác thường trực trong thơ XQ ở giai đoạn sau ).→ XQ âu lo nhưng không thất vọng mà luôn muốn được sống hết mình cho tình yêu.- Làm sao tan ra → trăm con sóng → ngàn năm còn vỗ: dùng từ chỉ số lượng lớn, phô bày khát khao vĩnh viễn hóa, bất tử hóa tình yêu. III. Kết luận:1. Nghệ thuật:- Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em.- Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt- Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ XQ2. Nội dung:Qua hình tượng sóng, bài thơ thể hiện một tâm hồn phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc, chân thành, nồng hậu, mạnh dạn bày tỏ khát vọng của mình trong tình yêu..
File đính kèm:
- song_Xuan_Quynh.ppt