Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Tiết học: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

3. Luyện tập.

Bài 1/ 33

Từ ngữ được Nguyễn Du và Hoài Thanh sử dụng rất chuẩn xác vì miêu tả đúng diện mạo hoặc lột tả được tính cách nhân vật.

+ Kim Trọng: rất mực chung tình.

+ Hoạn Thư: Người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.

+ Sở Khanh: Chải chuốt, dịu dàng,

Bài 2: Cần đặt thêm một số dấu câu.

Bài 3: Cần thay một số từ bằng từ tiếng Việt.

 

- Dặn dò: Chuẩn bị phần II của bài giờ sau học.

 

 

pptx15 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Tiết học: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TiẾNG ViỆT	Lưu Quan g VũTiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim ngườiNhư tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớPhá cũi sổ lồng vời vợi cánh chim bayTiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cayTiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiếtNgười qua đường chung tiếng Việt cùng tôiNhư vị muối chung lòng biển mặnNhư dòng sông thương mến chảy muôn đời.Ai thuở trước nói những lời  thứ nhấtCòn thô sơ như mảnh đá thay rìuĐiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắtAi người sau nói tiếp những lời yêu?Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bểCó gọi thầm tiếng Việt giữa đêm khuya?Ai ở phía bên kia cầm súng khácCùng tôi trong tiếng Việt quay về.Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợQuên nỗi mình quên áo mặc cơm ănTrời xanh quá môi tôi hồi hộp quá        Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...  TiẾT 6, 10 GiỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TiẾNG ViỆTI.Sự trong sáng của tiếng Việt:Xét ví dụ:- So sánh ba câu văn (Tr 30.31 SGK)Câu a không trong sáng vì cấu tạo câu không đúng qui tắc ngữ pháp của tiếng Việt.Câu b,c đạt được sự trong sáng vì cấu tạo câu theo đúng qui tắc ngữ pháp của tiếng Việt.-> Như vậy sự trong sáng thể hiện ở chuẩn mực và việc tuân thủ đúng chuẩn mực của tiếng Việt.Đọc và so sánh 3 câu văn trong SGK, xác định câu nào trong sáng, câu nào không trong sáng, vì sao? Có trường hợp ngôn ngữ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo, có biến đổi so với trạng thái vốn có, lúc đó có đảm bảo sự trong sáng hay không? Hãy phân tích câu thơ của Nguyễn Duy và câu văn của HCM? Phân tích câu thơ của Nguyễn Duy và câu văn của HCM:+ Trong câu thơ của Nguyễn Duy, các từ lưng, áo, con được dùng theo quy tắc ẩn dụ.+ Trong câu văn của Chủ tịch HCM, từ tắm được dùng theo nghĩa chuyển.-> Cả hai trường hợp, việc sử dụng linh hoạt, sáng tạo, vẫn đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt vì vẫn tuân theo quy tắc của tiếng Việt.Trong sáng thì không cho phép pha tạp, vẩn đục. Vậy sự trong sáng của tiếng Việt có cho phép pha tạp yếu tố của ngôn ngữ khác hay không? Ví dụ: Các superstar thích dùng mobile phone loại xịn. + Vay mượn là hiện tượng phổ biến và có thể làm phong phú phương tiện biểu hiện cho các ngôn ngữ nếu vay mượn thích hợp, đúng chỗ, cần thiết.+ Lạm dụng tiếng nước ngoài (dùng tiếng nước ngoài khi tiếng Việt có phương tiện hoàn toàn thỏa đáng) thì chỉ làm vẩn đục tiếng Việt.Sự trong sáng có cho phép nói năng thô tục, bất lịch sự không? - Lời nói thô tục, bất lịch sự không thể coi là trong sáng được. Từ việc phân tích những ví dụ ở trên, em hãy nêu khái niệm về sự trong sáng của tiếng Việt?2. Khái niệm: (Ghi nhớ- SGK tr 33)	Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt. Phẩm chất đó được biểu hiện ở những phương diện:Tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt. Sự không lai căng, pha tạp.Tính lịch sự, văn hóa trong lời nói,3. Luyện tập.Bài 1/ 33Từ ngữ được Nguyễn Du và Hoài Thanh sử dụng rất chuẩn xác vì miêu tả đúng diện mạo hoặc lột tả được tính cách nhân vật.+ Kim Trọng: rất mực chung tình.+ Hoạn Thư: Người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.+ Sở Khanh: Chải chuốt, dịu dàng,Bài 2: Cần đặt thêm một số dấu câu.Bài 3: Cần thay một số từ bằng từ tiếng Việt.- Dặn dò: Chuẩn bị phần II của bài giờ sau học.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:1. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết đòi hỏi phải có tính cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt.Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có thái độ, tính cảm như thế nào đối với tiếng Việt?Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người có cần hiểu biết về tiếng Việt hay không? Và làm thế nào để có những hiểu biết về tiếng Việt?2. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. 	Muốn có hiểu biết, cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách báo hoặc qua việc học tập ở nhà trường.1. Gia đình hai con vợ chồng hạnh phúcCâu này chúng ta có thể hiểu rằng1. Gia đình hai con, vợ chồng hạnh phúc.Gia đình hai con vợ, chồng hạnh phúc.Gia đình hai con vợ chồng, hạnh phúc.2. Khi ăn cơm không được uống thuốcChúng ta có thể hiểu câu này thành:1. Khi ăn cơm, không được uống thuốc2. Khi ăn cơm không, được không thuốc3. Khi ăn cơm không được, uống thuốc	Cuối cùng chúng ta cũng chẳng thể biết được rằng khi nào nên uống thuốc, và khi nào không nên!Về mặt hành động, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần sử dụng tiếng Việt như thế nào?3. Khi sử dụng tiếng Việt mỗi người cần:Sử dụng theo chuẩn mực và quy tắc của tiếng Việt, trong đó có các quy tắc chuyển hóa, biến đổi.Không lạm dụng tiếng nước ngoài làm vẩn đục tiếng Việt.Tránh những lối nói thô tục, thiếu văn hóa.Trách nhiệm của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?4. Ghi nhớ: SGK4. Luyện tập: Tr.43Bài 1: Câu a không trong sáng vì thừa từ đòi hỏi. Câu b, c, d viết đúng chuẩn ngữ pháp nên là những câu trong sáng. Bài 2:Dùng tới 3 từ cho cùng một nội dung: (ngày lễ) Tình nhân thì thiên về việc nói đến con người. Còn từ Valentine là từ vay mượn không thật cần thiết. Từ (ngày) Tình yêu đủ để diễn đạt nội dung và sắc thái tình cảm.	Trong trường hợp này , không nhất thiết phải dùng từ nước ngoài.

File đính kèm:

  • pptxGiu_gin_su_trong_sang_cua_tieng_Viet.pptx