Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Tiết dạy: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Hoàng Phủ

Ngọc Tường

 

Một trí thức yêu nước, vốn văn hoá sâu rộng

Thơ tâm linh, nỗi buồn ,nhà thơ của “cõi âm”

Đặc sắc về bút kí: kết hợp nhuần nhuyễn giữa:

 

ppt68 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Tiết dạy: Ai đã đặt tên cho dòng sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời,với đất, một câu thật bâng khuâng: - Ai đã đặt tên cho dòng sông?Ai đã đặt tên cho dòng sôngHoàng phủ ngọc tườngA. Đôi nét về sông Hương xứ Huế Nếu một mai tỉnh dậy, sông Hương biến mất, liệu Huế có còn thơ mộng nữa chăng. (Trịnh Công Sơn) Lăng Thiệu Trị Sông Hương trầm mặc Hoa đăng trên sông Hương Diều Huế trên sông HươngĐêm sông Hương Giai điệu hoàng cung Đêm hoàng cung Bài thơ xứ HuếNữ sinh Đồng Khánh Cầu Tràng Tiền bắc giữa giấc mơ tôi. Chiều sông Hương Phố cổ Bao Vinh Phá Tam Giang Bạch Mã Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya Có người nói: Ai chạm vào sông Hương là chạm vào chính hồn vía, thể xác Huế“Sông Hương, núi Ngự còn thì chúng ta còn” ( Phạm Quỳnh)B. Vài nét về Hoàng Phủ Ngọc Tường Vẽ tôi một nét môi cườiMột dòng nước mắt, một đời phù duMột trí thức yêu nước, vốn văn hoá sâu rộngThơ tâm linh, nỗi buồn ,nhà thơ của “cõi âm”Đặc sắc về bút kí: kết hợp nhuần nhuyễn giữa:Hoàng Phủ Ngọc TườngTrí tuệ và trữ tình Nghị luận sắc bén và suy tư đa chiềuTriết học, văn hoá, lịch sử, địa lí Hành văn hướng nội , súc tích, mê đắm, tài hoa. Phong cách ông là sự kết hợp giữa: Để đạt tớiC. Ai đã đặt tên cho dòng sông? Tiêu đề Thể loại Đề tài Nội dung Giàu chất thơ, gợi từ huyền thoại Tuỳ bút Sông Hương và Huế Vẻ đẹp sông Hương từ nhiều góc độI. Tìm hiểu chungTừ điển Bách khoa Liên Xô (trước đây) định nghĩa về Tuỳ bút: “ Tuỳ bút là những tác phẩm mà nổi lên bình diện thứ nhất: những phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả, giọng điệu độc đáo của riêng mình, những người thích tự biểu hiện” Người làng Thành Trung có nghề trồng rau thơm. ở đây có một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loại hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.Theo nhà nghiờn cứu Phan Thuận An, "Xưa nay, người ta thường gọi tờn một con sụng bằng tờn của vựng đất mà nú chảy qua. Vào cỏc thời kỳ lịch sử núi trờn, khi vựng đất ấy cũn mang tờn là huyện Kim Trà thỡ con sụng chỳng ta đang núi đến được gọi là sụng Kim Trà. Sau đú, khi tờn huyện đổi thành Hương Trà thỡ tờn sụng cũng đổi theo: sụng Hương Trà. "Từ sụng Hương Trà đến sụng Hương chỉ cũn một bước, vỡ trong ngụn ngữ, bất cứ ngụn ngữ nước nào, dõn gian thường hay  rỳt gọn. Vả chăng, hai chữ sụng Hương đẹp quỏ, giới văn chương, trớ thức cũng khụng muốn gỡ hơn"(Theo cuốn Ôn tập để học tốt ngữ văn 12, Lê Văn Khải, NXB GD 2008) Bố cục: Có thể chia ba phầnPhần đầu: từ đầu đến “dưới chân núi KimPhụng”: Phần hai: tiếp theo đến “quê hương xứ sở”, Phần kết: còn lạiSông Hương trong vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá, lịch sử và cái tôi nghệ sĩ đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường Cảm nhận chung: Cảm xúc, suy tư, hình ảnh , ngôn ngữ, đặc biệt là nghệ thuật trần thuật. Chất tự sự và trữ tình lắng sâuII. Hình tượng sông Hương Sông Hương , một bản trường ca của rừng già,khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừngSông Hương tựa cô gái Di gan phóng khoáng và man dại, bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sánga. Vẻ đẹp từ cội nguồn hoang dại . 1) Hành trình từ miền hoang dại về với cố đô. Sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại đầy cá tính. Nếu không tìm hiểu từ cội nguồn, khó thấy hết vẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sôngTại sao tác giả chú ý tìm hiểu sông Hương từ cội nguồn?b) Vẻ đẹp của thiên tính nữ dịu dàng khi trở về thành phố Hãy tìm những câu văn, đoạn văn miêu tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố? Nét tài hoa, lịch lãm trong lối hành văn của tác giả ở đây là gì? Gợi ý: Đọc phát hiện , thảo luận câu hỏi trên. Tìm trong đoạn từ: “phải nhiều thế kỉ” đến : “quê hương xứ sở” Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại, sông Hương là cô gái đẹp ngủ mơ màng Nhưng sau khi ra khỏi vùng núi, như nàng tiên thức giấc, sông Hương chuyển dòng liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột, vẽ một vòng cung thật tròn, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, rồi vượt qua, trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quáchĐó là: Sông Hương có lúc mềm như tấm lụa khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo, có khi ánh lên “ những phản quang nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng , chiều tím”, Mang vẻ đẹp trầm mặc khi qua bao lăng tẩm, đền đài mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong những rừng thông u tịch.Cho đến lúc bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gàSử dụng loạt động từ diễn tả dòng chảy sống động qua những địa danh xứ Huế. Các so sánh nhân hoá đầy ảo mộng. Kết hợp hài hoà bút pháp kể và tả làm cho người đọc khó cưỡng một sức hấp dẫn , quyến rũ bởi sự phối cảnh kì thú giữa dòng Hương giang với thiên nhiên xứ Huế thơ mộng , trữ tình.Bình luận :( Sau khi đã thảo luận) Sông Hương như tìm thấy chính mình khi về với cố đô: vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam- đông bắc, rồi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến” khiến “dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét gì khác biệt? Phát hiện độc đáo này cho thấy điều gì trong tình cảm của tác giả với dòng sông? Tấm lòng gắn bó chân thành với xứ Huế, tình yêu sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương .Một cái tôi tài hoa, tài tử, đa tình.Bình luận Đoạn sông Hương sắp uốn lượn sang Cồn Hến Với cách nhìn say đắm của một trái tim đa tình, sông Hương như một người tình dịu dàng và chung thuỷ với thành phố thân yêu. Đây là phát hiện say đắm và tài hoa nhất của bài viết về dòng sông mang thiên tính nữ. Hãy chỉ ra phát hiện thú vị đó của tác giả? Sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở thị trấn Bao Vinh xưa cổĐó chính là đoạn diễn tả:Bao Vinh xưa cổKhúc quanh thật bất ngờ đó, tựa như một nỗi vương vấn và dường như còn có cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêuPhát hiện của anh chị về văn phong và đặc biệt là nghệ thuật trần thuật của tác giả? Nhân vật Tôi, người trần thuật , là chủ thể trữ tình trong tác phẩm, không chỉ mang đến hiểu biết về dòng sông mà còn trực tiếp bộc lộ cảm xúc cá nhân qua những liên tưởng tượng vô cùng phong phú và bất ngờ. Vẻ đẹp dòng sông trữ tình mà đời thường, thiên tính nữ mang tính cuộc đời giản dị, gần gũi chứ không vời xa, khó gần như cố nhân sông Đà của Nguyễn Tuân. Về giọng điệu trần thuật: mượt mà, giàu nhịp điệu, giàu chất thơ, nghiêng về cảm hứng ngợi ca, thương yêu, trạng thái xúc cảm tột cùng say đắm.2. Vẻ đẹp của dòng chảy văn hoá Vẻ đẹp văn hoá của sông Hương được tác giả diễn tả như thế nào?Thuộc về một thành phố từng là chốn đế đô, sông Hương tự bản thân nó đã mang những phẩm chất văn hoá độc đáo: Nó gắn với nhạc cổ điển và những đêm ca Huế trên sông, gắn với Nguyễn Du và khúc nhạc :” tứ đại cảnh”, nó là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca Cảm nhận về cái hay, vẻ đẹp khi đọc những câu văn sau đây: “Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”Đúng là như vậy không? Hãy điểm qua dòng thi ca bất tận và sáng tạo này? Sông Hương hoá rượu ta đến uống Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say ( Nguyễn Trọng Tạo) Con sông đám cưới Huyền Trân Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn Hèn chi thơm thảo nỗi buồn Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ Con sông nửa thực nửa mơ Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên. ( Nguyễn Trọng Tạo)+ Cộng ấm Hương giang thuỷ / Vô nhân thức thuỷ hương ( Đào Tấn) ( Cùng uống nước sông Hương, không có (mấy) người cảm được cái mùi thơm của nước) + Con sông dùng dằng con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu ( Thu Bồn)	 Giọng điệu tuỳ bút bao giờ cũng xuất hiện trực tiếp nhân vật trữ tình người trần thuật. ở đây, nhân vật tôi khéo léo, tự tin nhưng không áp đặt, không tạo cảm giác khiên cưỡng mà trái lại rất thuyết phục người đọc Bình luận về câu văn3. Vẻ đẹp từ góc nhìn lịch sử sông Hương Lịch sử của sông Hương gắn với bản Trường ca lịch sử của xứ Huế, của đất nước Đã sống những thế kỷ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử của nó từ thửơ còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua hùng Đã sống cùng lịch sử bi tráng hào hùng của quê hương đất nước qua nhiều thời kỳ, nhiều năm tháng chiến tranh và hoà bình. Cho biết cảm nhận của tác giả về sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử? Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi nó biết cách tự hiến đời mình là một chiến công để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, là một người con gái dịu dàng của đất nước. Lời bình: Sông Hương đã được nhìn nhận từ nhiều góc độ. Trong trí tưởng tượng sáng tạo tài ba của tác giả, sông Hương vừa rất thực, vừa rất ảo. Cũng như bao con sông khác sông Hương vẫn lặng lẽ trôi theo quy luật của nó và hơn thế nó mang trong mình biết bao giá trị văn hoá tinh thần. Vẻ đẹp của sông Hương chính là vẻ đẹp của xứ Huế, của con người Huế. Tóm lại, Từ vẻ đẹp sông Hương trong trí tưởng tượng sáng tạo đầy tài hoa của tác giả, anh chị tâm đắc nhất , ấn tượng nhất bởi vấn đề nào?Trong trí tưởng tượng của nhà văn, sông Hương như một sinh thể có hồn, như một cô gái Huế, từng có lúc là một cô gái di-gan phóng khoáng và man dại, nhưng nói chung là một thiếu nữ tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình và kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức mà không loè loẹt, phô phang, giống như những cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áo diều lục “đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông...” Ai đã đặt tên cho dòng sông ? Câu hỏi này đâu phải dành cho riêng ai...III. Nghệ thuật trần thuật. Những yếu tố nào trong phương thức trần thuật làm nên đặc sắc của bài tuỳ bút này?* Nhân vật tôi – người trần thuật, chủ thể trữ tình trong tác phẩm vừa trình bày những hiểu biết, những suy nghĩ của mình về đối tượng vừa trực tiếp bộc lộ cảm xúc cá nhân qua những liên tưởng tưởng tượng vô cùng phong phú bất ngờ.* Điểm nhìn trần thuật: Nhiều điểm nhìn khác nhau để thể hiện đầy đủ nhất tri thức về đối tượng và cảm xúc của bản thân. Điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi linh hoạt theoKhông gianThời gianBên ngoài và bên trongVừa miêu tả vừa suy tưởng nhờ đó sông Hương hiện lên vừa lung linh sống động lại vừa huyền ảo mơ màng.Giọng điệu trần thuật mượt mà giàu nhịp điệu, giàu chất thơ, phần nhiều nghiêng về cảm hứng ngợi ca thương yêu, thể hiện nhiều trạng thái cảm xúc.+ Vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả bằng một giọng điệu trữ tình giàu chất suy tưởng và triết luận. Trong khi trần thuật tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật với những hình ảnh đặc sắc, giàu chất hoạ, giàu chất nhạc và chất thơ: “Giữa lòng Trường Sơn... Trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”+ Những câu văn dài giàu hình ảnh với những liên tưởng độc đáo đã thể hiện được vẻ đẹp của con sông nơi đầu nguồn, đó là vẻ đẹp chứa đầy bí ẩn, dòng sông như có tâm hồn gắn bó với kinh thành Huế bằng một tình cảm thiêng liêng.Hình thức nhân hoá, lối so sánh ví von sắc nét làm cho sông Hương có tính cách và tâm hồn tạo ra một thế giới sinh động nhiều sắc thái và một vẻ đẹp rất duyên dáng của sông Hương – xứ Huế Câu hỏi So sánh giữa văn phong tùy bút và cái tôi nghệ sĩ của Nguyễn Tuân và HPNT qua hai bài ở NV12?Thể tuỳ bút và cái tôi tài tử đã bộc lộ qua Nguyễn Tuân. Nhưng hai người này khác nhau: Nguyễn Tuân - tạng nóng, Hoàng Phủ - tạng lạnh, Nguyễn Tuân tài hoa kiêu bạc, Hoàng Phủ tài hoa lắng sâu, Nguyễn Tuân là con sông Đà “chúng thuỷ giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu”, thì Hoàng Phủ là “con sông dùng dằng con sông không chảy, sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”Tổng Kết+ Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương : sông Hương huyền thoại và sông Hương cuộc đời.+ Nghệ thuật trần thuật của tuỳ bút: Sự kết hợp hài hoà giữa nội dung tự sự và chất trữ tình, giữa tri thức và cảm xúc. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn tài năng có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước, một người nghệ sĩ tài hoa tri thức uyên thâm với một tâm hồn Huế, tính cách Huế nhạy cảm sâu lắng, tâm linh và hướng nội, tinh tế Mặc dù đang theo đuổi đề tài: Cảm thụ văn học với sự hỗ trợ của máy tính, và đã được vinh dự trình bày giáo án điện tử ở các cấp... nhưng tôi vẫn thấy mình chưa một lần thành công. Và chưa dám khẳng định điều nhỏ gì trước một lĩnh vực khoa học lớn lao . Mời các thầy, cô, các anh chị đồng nghiệp – mà có rất nhiều người có kinh nghiệm về giáo án điện tử, hãy trao đổi, góp ý để giúp tôi thực hiện điều này .Xin chân thành cảm ơn trước. Địa chỉ liên lạc: - PTHH Đào Duy Từ, TPTH hoặc Lớp Cao học Ngữ văn 2007 trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG, Hà Nội. Levankhai69@yahoo.com.vn

File đính kèm:

  • pptNguyen_Thi_Hoan.ppt