Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Tiết dạy: Những đứa con trong gia đình

1. Tác giả

Cuộc đời

Nguyễn Thi (1928- 1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca.

Quê quán: Hải Hậu, Nam Định

- Sinh ra ở miền Bắc nhưng đã gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam.

Ông hi sinh ở mặt trận Sài Gòn năm 1968

 

 

ppt19 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Tiết dạy: Những đứa con trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chào mừng thầy cô và các em học sinhKiểm tra bài cũ : Em hãy nêu những nét khái quát về hình ảnh bàn tay Tnú ?- Hình ảnh bàn tay Tnú gợi ra nhiều đau thương, mất mát, của anh cũng như dân làng Xô- man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ- Hình ảnh bàn tay Tnú là một hình tượng có ý nghĩa nghệ thuật to lớn, góp phần thể hienj những phẩm chất cao đẹp của nhân vật.+ Đó là bàn tay của sự gan góc, thể hiện sự bộc trực khi học chữ..+ Bàn tay thể hiện tấm lòng yêu thương, trái tim nhân hậu.+ Bàn tay thể hiện tấm lòng trung thành tuyệt đối với Cách mạng.+ Thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh vượt lên đau thương.Những đứa con trong gia đìnhNguyễn ThiI. Tìm hiểu chung1. Tác giảa. Cuộc đời Nguyễn Thi (1928- 1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca.- Quê quán: Hải Hậu, Nam Định- Sinh ra ở miền Bắc nhưng đã gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam.- Ông hi sinh ở mặt trận Sài Gòn năm 1968b. Sự nghiệp- Sáng tác nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. - Tác phẩm chính : Đôi bạn, Người mẹ cầm súng, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình- Năm 2000 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.Nhà văn Nguyễn ThiMột số tác phẩm của Nguyễn Thi2. Tác phẩma. Xuất xứ- Được sáng tác tháng 2- 1996, in lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.- Sau in trong tập “ Truyện và kí” (1978).b. Tóm tắt tác phẩm -Câu chuyện kể về hai chị em tên Việt và Chiến, họ sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. -Ba và má đều mất trong chiến tranh, hai chị em đã tiếp nối truyền thống của gia đình đó là vào bộ đội cùng một ngày để trả thù cho ba mẹ. -Nhân vật Việt trong một trận đánh lớn ở rừng cao su anh bị thương nặng và ngất đi, bị lạc đơn vị mất ba ngày. Trong thời gia đó anh đã suy nghĩ rất nhiều, tâm trí hết mê rồi tỉnh, Việt nhớ lại những kỉ niệm khi còn ở nhà và nhiều những chuyện khác. -Sau đó đồng đội tìm được anh trong tư thế vẫn chắc tay súng và đưa về chữa trị. Khi vết thương gần lành Việt viết thư cho chị Chiến.c. Nhan đề và tình huống truyện.+ “ Những đứa con trong gia đình” chính là những con người tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình.+ Những con người được sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành trong cái nôi của gia đình Cách mạng.+ Khẳng định, ngợi ca mối liên kết bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình.- Nhan đề- Tình huống truyện Nhân vật trong tác phẩm rơi vào một tình huống đặc biệt: Trong một trận đánh, Việt bị thương nặng, phải nằm lại chiến trường, nhiều lần ngất đi và tỉnh lại. Câu chuyện được kể lại theo dòng nội tâm của nhân vật.Tình huống truyện đã đem đến cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà tự nhiên. Tạo điều kiện để nhà văn thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1. Nhân vật má và chú Năma. Má của Việt và Chiến- Tính cách: gan góc khi dẫn con đi đòi đầu chồng, hiên ngang dũng cảm để đương đầu với những đe dọa, hạch sách của giặc.- Là người đảm đang tháo vát nhưng cuộc đời chồng chất đau thương: chồng bị giặc giết chết, phải vất vả nuôi con, cuối cùng cũng chết vì bom đạn.- Người mẹ đã ngã xuống nhưng bà vẫn sống mãi trong lòng các con: “ Cả chị cả em đều cùng nhớ đến má. Hình như má cũng đã về đâu đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà”. Má chính là hiện thân của truyền thống. Mang vẻ đẹp của người phụ nữ Nam bộ.b. Nhân vật chú Năm- Người thân lớn nhất còn lại trong gia đình, là người đã cưu mang, chăm sóc các cháu khi ba mẹ mất.- Một người chất phác, giàu tình cảm, có tấm hồn nghệ sĩ : “ Còn một mình trên nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò”..- Người ghi chép và lưu giữ cuốn sổ truyền thống của gia đình: “ Chú cười, đưa mấy ngón tay cứng còng chùi mắt. Đây rồi tao giao cuốn sổ cho chị em bây. Gọi là giao vậy chớ đưa cho bây rồi bây lội đùng đùng qua sông là hư hết. Gọi vậy chớ tao vẫn giữ, tao sẽ ghi cho hai đứa bây từng ngày.” Chú Năm là thượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ những nét truyền thống. Chú Năm là hiện thân cho hình ảnh của người nông dân Nam bộ, hiền lành, chất phác, có tinh thần yêu nước..Bài tập về nhà: - Tìm hiểu về hai nhân vật Việt và Chiến ?- Chi tiết hai chị em khiêng bàn thờ sang gửi chú Năm?

File đính kèm:

  • pptNhung_dua_conn_trong_gia_dinh.ppt