Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tiết học 45: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

• Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác( ẩn dụ bổ sung): Là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác.

VD: . vui như thấy “ Nắng giòn tan” sau kì mưa dầm.

- “ Nắng giòn tan” gợi ra cảm giác nắng to, nắng rực rỡ, khô ráo.

- Có được cảm giác này nhờ sự chuyển đổi cảm giác từ “ thị giác” sang “thính giác”.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tiết học 45: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trường thpt thuận châuĐỗ Thị Thu Hà Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụTiết 45A.ẩn dụI. Lý thuyếtKhái niệm: ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Có 4 kiểu ẩn dụ:*ẩn dụ hình thức: Là ẩn dụ dựa vào vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.Ví dụ: “ Về thăm nhà Bác làng Sen	Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”	( Nguyễn Đức Mậu)“ Lửa hồng” là ẩn dụ chỉ “ màu đỏ” của hoa râm bụt.“ Lửa hồng” và “ màu đỏ” giống nhau( tương đồng) về hình thức( màu sắc).ẩn dụ cách thức: Là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động.VD: ( vẫn câu thơ lục bát trên)- “ Thắp” là ẩn dụ chỉ hành động ( quá trình) “ nở” của hoa râm bụt.“ Thắp” và “nở” giống nhau( tương đồng) về cách thức.ẩn dụ phẩm chất: Là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng.VD: “ Người Cha mái tóc bạc	Đốt lửa cho anh nằm”	( Minh Huệ)“ Người Cha” là ẩn dụ chỉ Bác Hồ.- “ Người cha” và Bác Hồ giống nhau về phẩm chất.ẩn dụ chuyển đổi cảm giác( ẩn dụ bổ sung): Là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác.VD: ... vui như thấy “ Nắng giòn tan” sau kì mưa dầm...“ Nắng giòn tan” gợi ra cảm giác nắng to, nắng rực rỡ, khô ráo...- Có được cảm giác này nhờ sự chuyển đổi cảm giác từ “ thị giác” sang “thính giác”.Phân biệt ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuậtẩn dụ ngôn ngữẩn dụ nghệ thuậtLà hình thức chuyển đổi tên gọi cho sự vật, hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm: trong đó có các sự vật, hiện tượng giống nhau về vị trí, hình thức, chức năng, cảm giácLà phép tu từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ( không chỉ gọi tên lại mà quan trọng hơn, gợi ra những hiện tượng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của con người).II. Thực hànhBài tập1:“ Thuyền ơi có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”a/ “Thuyền”:Đặc điểm: luôn cơ động, ngược xuôi( so sánh: anh như thuyền đi, em như bến đậu)- So sánh ngầm với người con trai trong xã hội cũ có quyền lấy năm thê bảy thiếp, cũng như chiếc thuyền đi hết bến này đến bến khác.b/ “ Bến”:Đặc điểm: cố định, thụ động chờ đợi ...So sánh ngầm với người con gái: chỉ tấm lòng chung thuỷ son sắt của người con gái.( 2) “ Trăm năm đành lỗi hẹn hòCây đa bến cũ, con đò khác đưa.”“ cây đa bến cũ”: nơi hai người gặp nhau thề thốt, hẹn hò; ẩn dụ cho một kỉ niệm đẹp, chỉ những người có quan hệ gắn bó nhưng phải xa nhau- “ Con đò khác đưa”: ẩn dụ về việc cô gái lấy một người con trai khác làm chồng 2. Bài tập 2:“ Lửa lựa lập loè”: ẩn dụ chỉ mùa hè sinh động, cảnh vật hiện lên như có hồn và sống động trước mắt người đọc.(2) “ Thứ văn nghệ ngòn ngọt”, “ tình cảm gầy gò” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ thứ văn chương thoát li đời sống, vô bổ và thứ tình cảm cá nhân nhỏ bé, ích kỉ.(3) _ “ Con chim chiền chiện” là ẩn dụ cho cuộc sống mới.- “hót” là ẩn dụ cho tiếng reo vui của con người. “Giọt” là ẩn dụ cho những thành quả của cách mạng và của công cuộc xây dựng đất nước.“ Hứng” là ẩn dụ cho sự thừa hưởng một cách trân trọng những thành quả cách mạng.(4) – “ Thác” là ẩn dụ chỉ những khó khăn, gian khổ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.“ Thuyền” là ẩn dụ chỉ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta.(5)- “ Phù du” là ẩn dụ chỉ kiếp sống nhỏ bé, quẩn quanh, vô nghĩa.“ Phù sa”: là ẩn dụ chỉ cuộc sống mới màu mỡ, tươi đẹp.B.Hoán dụLý thuyếtHoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.2. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:Lấy một bộ phận để gọi toàn thểVD: “ Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơm”	( Hoàng Trung Thông)+ “ Bàn tay ta” là hoán dụ chỉ con người lao động và sức mạnh lao động cải tạo thiên nhiên, xã hội của con người.-Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng -Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vậtLấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng *Phân biệt hoán dụ ngôn ngữ với hoán dụ nghệ thuậtHoán dụ ngôn ngữHoán dụ nghệ thuậtLà phương thức chuyển đổi tên gọi trên cơ sở của mối quan hệ đi đôi giữa bộ phận và toàn thể, giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật, giữa cái cụ thể với cái trừu tượngLà phương thức chuyển đổi tên gọi theo quan hệ liên tưởng đi đôi giữa bộ phận- toàn thể, vật chứa đựng- vật bị chứađựng...; đồng thời là việc xây dựng hình tượng thẩm mĩ về đối tượng đã được nhận thức.ii. Thực hànhBài tập 1:“ Đầu xanh đã tội tình gìMá hồng đến quá nửa thì chưa thôi”	( Nguyễn Du)a/ Mối quan hệ đi đôi:“ Đầu xanh” nghĩ đến “ tuổi trẻ”, “ đầu bạc” nghĩ đến “ tuổi già”.- “ Má hồng” nghĩ đến “ người con gái trẻ, đẹp”, ở đây nàng Kiều là “ cô gái lầu xanh còn trẻ, đẹp”b/ Đây là phép hoán dụ lấy “ bộ phận” chỉ “ toàn thể’(2) “áo nâu liền với áo xanhNông thôn liền với thị thành đứng lên”	( Tố Hữu)“ áo nâu- áo xanh” là hoán dụ lấy dấu hiệu hoặc đặc đểm của sự vật để chỉ sự vật( người nông dân- công nhân)“ Nông thôn- thị thành” là hoán dụ lấy vật chứa chỉ vật bị chứa.- Có hai cặp thường đi đôi với nhau: áo nâu- nông thôn, áo xanh- thị thành.2. Bài 2: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn ĐôngCau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”	( Nguyễn Bính)“ Thôn Đoài- thôn Đông” là hoán dụ lấy vật chứa chỉ vật bị chứa( chỉ hai người trong cuộc tình).- “ Cau thôn Đoài- trầu không thôn nào” là ẩn dụ chỉ lứa đôi đã phải lòng nhau( cách nói lấp lửng của tình yêu lứa đôi: Em nhớ ai).3.Bài 3:Quan sát một sự vật, nhân vật quen thuộc và thử đổi tên gọi của chúng theo phép ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết một đoạn văn về sự vật, nhân vật đó?Tiêu chí phân biệt ẩn dụ và hoán dụẩn dụHoán dụDựa trên sự liên tưởng giống nhau ( liên tưởng tương đồng) của hai đối tượng bằng so sánh ngầm.(2)Thường có sự chuyển trường nghĩaDựa trên sự liên tưởng gần gũi ( liên tưởng kế cận) của hai đối tượng mà không so sánh.(2) Không chuyển trường mà cùng trong một trường nghĩa.chúc các em học tốt!

File đính kèm:

  • pptthuc_hanh_phep_tu_tu_an_du_va_hoan_du.ppt