Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tiết học: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt

Về ngữ âm và chữ viết:

Khi nói, cần phát âm đúng theo âm thanh chuẩn của tiếng việt.

- Khi viết, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.

 

 

ppt21 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tiết học: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTI, Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng việt 1.Về ngữ âm và chữ viết 2. Về từ ngữ 3. Về ngữ pháp 4. Về phong cách ngôn ngữII, Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp caoIII, Luyện tậpI, Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng việt1.Về ngữ âm và chữ viết a, Hãy phát hiện lỗi về chữ (do ảnh hưởng của phát âm ko đúng chuẩn mực) và chữa lại cho đúng: Mà ông, ông không thích nghỉ ngợi như thế một tí nào. (Kim Lân, Làng)Không giặc quần áo ở đây.Trời ơi! Sao mà tôi lại khỗ thế này.Nghe anh Sáu gọi, bé Thu dật mình, tròn mắt nhìn ngơ ngác (Chiếc lược ngà,Nguyễn Quang Sáng)Sửa lỗi Mà ông, ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào. Không giặt quần áo ở đây. Trời ơi! Sao mà tôi khổ thế này. Nghe anh Sáu gọi, bé Thu giật mình, tròn mắt nhìn ngơ ngácb, Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân:Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?Àchuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ chẳng qua cũng là do cái duyên, cái số Gì thế, cháu?Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời (). Nhưng mà bác nói là dưng mờ. Bảo bác nói là bẩu.Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu(Ma Văn Kháng, Heo may gió lộng)Nhận xét: Trong lời bà bác có nhiều từ ngữ nói theo âm địa phương,khác với âm trong ngôn ngữ chung.Cần tiến tới thống nhất về phát âm và chữ viết theo chuẩn ngôn ngữ chung,khắc phục những lối phát âm địa phương,khác với âm trong ngôn ngữ chung,những lỗi trong phát âm địa phương: dưng mờ (nhưng mà), mờ (mà), bẩu (bảo). Kết luận:Về ngữ âm và chữ viết:Khi nói, cần phát âm đúng theo âm thanh chuẩn của tiếng việt.- Khi viết, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.2. Về từ ngữa, Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau:- Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.- Về khuya, đường phố rất im lặng.- Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.Sửa lỗi- Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.- Về khuya, đường phố rất yên tĩnh.- Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất xúc độngb, Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các câu sau:Việt Nam chúng ta có nhiều thắng cảnh.  ĐúngĐề bạt là trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên.  (đề bạt  đề xuất)Anh ấy có một yếu điểm: Không quyết đoán trong công việc. (yếu điểm  điểm yếu)- Tiếng việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất sinh động, phong phú.  Đúng Kết luận:* Về từ ngữ:Khi nói, nhất là khi viết, việc dùng từ ngữ phải đảm bảo các yêu cầu sau:Đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ trong tiếng việt.Đúng ý nghĩa của từ. Ý nghĩa của từ phải thể hiện chính xác nội dung, tư tưởng, nhận thức, tình cảm định thể hiện.- Đúng các đặc điểm ngữ pháp của từ: kết hợp các từ theo đúng các quy tắc ngữ pháp của tiếng việt3,Về ngữ phápa, Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau:- Qua tác phẩm “Tắt đèn” đã cho ta thấy hình dáng của người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.Lòng tin tưởng sâu sắc của thế hệ cha anh vào lưc lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.Sửa lỗi:-Câu không phân định rõ các thành phần chủ ngữ và trạng ngữ. Có các cách sửa sau: + Tác phẩm “Tắt đèn” đã cho ta thấy hình dáng của người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. + Qua tác phẩm “Tắt đèn” ,ta thấy hình dáng của người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.-Cả câu mới chỉ là một cụm danh từ, chưa đủ các thành phần chính. Có các cách sửa sau: + Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích,những lớp người sẽ tiếp bước họ. + Lòng tin tưởng sâu sắc của thế hệ cha anh vào lưc lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ, đã được biểu hiện trong tác phẩmb, Lựa chọn các câu văn đúng trong các câu sau(1) Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.(2) Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn. (3) Có được ngôi nhà,bà đã sống hạnh phúc hơn.(4) Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà.Câu đúng : (2), (3), (4).c,Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng,nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất,chặt chẽ.Hãy phân tích lỗi và chữa lại: Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hoà thuận hạnh phúc với cha mẹ. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp của kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thuỳ mị. Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thuý Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.Phân tích :Các câu lộn xộn, thiếu liên kết lôgic.cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đọan mạch lạc và phát triển theo trình tự hợp lí:Sửa lại: Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, sống hoà thuận hạnh phúc với cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn.Vẻ đẹp của nàng khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thuỳ mị. Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thuý Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. Kết luận:Về ngữ pháp:- Câu văn phải cấu tạo theo đúng các quy tắc ngữ pháp Tiếng việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp.- Các câu trong đoạn văn và trong văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất. 4.Về phong cách ngôn ngữa, Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:-Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h30, tại Km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông-Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. Sửa lại:-Từ “Hoàng hôn” không thể dùng trong văn bản hành chính.Cần thay bằng từ “Buổi chiều”.-Cụm từ hết sức không thể dùng trong văn bản nghị luận,cần thay thế bằng từ “rất” hoặc “vô cùng” Kết luận:Về phong cách ngôn ngữ:Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. GHI NHỚKhi sử dụng tiếng việt trong giao tiếp cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng việt, cần viết đúng theo các nguyên tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng việt.Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa, các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên 1 văn bản mạch lạc, thống nhất.Về phong cách ngôn ngữ cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. II, Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao1. Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu sau: Chúng ta luôn nằm trong chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hoà khí hậu của chúng ta.(Nguyễn Bá Cát- Lã Vinh Quyên, Sức khoẻ thanh niên)Phân tích: Các cụm từ chiếc nôi xanh,cái máy điều hoà khí hậu điều biểu thị cây cối, nhưng mang tính hình tượng và biểu cảm hơn.Chiếc nôi và máy điều hoà đều là những vật thể mang lại những ích lợi cho con người. Dùng chúng để biểu hiện cây cối vừa có tính cụ thể, vừa tạo được xúc cảm thẩm mỹ2.Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,Hồ Chí Minh viết: Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm,không có gươm thì dùng cuốc, thuổng,gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước(Hồ Chí Minh toàn tập,tập 4)  Hãy phân tích giá trị nghệ thuật của phép điệp, phép đối, của nhịp điệu trong câu văn trên? Phân tích: Đoạn văn dùng phép đối và phép điệp(Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm), đồng thời nhịp điệu dứt khoát, khoẻ khoắn tạo cho lời kêu gọi âm hưởng hùng hồn, vang dội, tác động mạnh mẽ đến người nghe người đọcGHI NHỚ: Khi nói và khi viết, chẳng những cần sử dụng Tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó, mà còn sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.III.Luyện tập1.Lựa chọn những từ ngữ viết đúng: Bàn hoàng/bàng hoàng;chất phác/chất phát;bàng quan/bàn quan;lãng mạn/lãng mạng;hiu trí/hưu trí;uống rượu/uống riệu;trau chuốt/chau chuốt;lồng làn/nồng nàn; đẹp đẻ/đẹp đẽ;chặt chẽ/chặc chẻ.Những từ đúng:bàng hoàng chất phácbàng quan lãng mạnhưu trí uống rượutrau chuốt nồng nànđẹp đẽ chặt chẽ2.Phân tích chính xác và tính biểu cảm của từ lớp(thay cho từ hạng)và của từ sẽ(thay cho từ phải) trong bảng thảo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh(lúc đầu Bác dùng các từ hạng, phải,sau đó gạch bỏ):- Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là (hạng) lớp người “xưa nay hiếm”Vì vậy tôi đã sẵn mấy lời này phòng khi tôi(phải) sẽ đi gặp cụ Các Mác,cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác,thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi khỏi cảm thấy đột ngột. Phân tích:-Từ lớp:phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu, cho nên nó phù hợp với câu văn này.Còn từ hạng phân biệt người theo phẩm chất tốt xấu,mang nét nghĩa xấu nên không phù hợp với câu văn-Từ phải mang nét nghĩa bắt buộc không phù hợp với sắc thái nghĩa nhẹ nhàng của viêc đi gặp các vị cách mạng đàn anh.Còn từ sẽ có nét nghĩa nhẹ nhàng, phù hợp hơn.3.Phân tích chỗ đúng, chỗ sai của các đoạn văn sau: Trong ca dao Việt Nam những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.những lỗi sai:-ý của câu đầu và những câu sau không nhất quán.-quan hệ thay thế của đại từ họ ở câu 2 và câu 3 không rõ. Một số từ diễn đạt chưa rõ ràng. Sửa lại: Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưng còn có nhiều bài thể hiện những tình cảm khác. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.

File đính kèm:

  • pptNhung_yeu_cau_ve_su_dung_tieng_viet.ppt