Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 19 - Bài 4 - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Giữa các nghĩa có mối quan hệ nhất định có thể tìm ra một cơ sở ngữ nghĩa chung

Về mặt từ loại: chúng cùng từ loại

Những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa của chúng không có mối quan hệ nào, tức là các nghĩa không thể tìm ra cơ sở chung nào cả

Về mặt từ loại: chúng khác nhau về từ loại

 

ppt17 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 19 - Bài 4 - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 19. Bài 4  Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Những cái chânCái gậy có một chânBiết giúp bà khỏi ngã.Chiếc com- pa bố vẽCó chân đứng chân quay.Cái kiềng đun hằng ngàyBa chân xòe trong lửa.Chẳng bao giờ đi cảLà chiếc bàn bốn chânRiêng cái võng Trường SơnKhông chân đi khắp nước. (Vũ Quần Phương) Ví dụ 1. SGK/ tr55 Ví dụ 1. SGK/ tr55 Chân gậy Chân Com -pa Chân kiềng Chân bàn Những cái chânCái gậy có bốn chânBiết giúp bà khỏi ngã. Chiếc com- pa bố vẽCó chân đứng chân quay.Cái kiềng đun hằng ngàyBa chân xòe trong lửa.Chẳng bao giờ đi cảLà chiếc bàn bốn chânRiêng cái võng Trường SơnKhông chân đi khắp nước. (Vũ Quần Phương) Riêng cái võng Trường SơnKhông chân đi khắp nước Chân võng (hiểu là chân của các chiến sĩ) - Tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc… ( Thánh Gióng) Bộ phận của một số đồ vật , tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền Từ Chân có một số nghĩa sau: Chân 1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật , dùng để đi, đứng: đau chân, nhắm mắt đưa chân. Chân 2: Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật , có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: Chân giường, chân kiềng, chân đèn. . Chân 3: Bộ phận của một số đồ vật , tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: Chân tường, chân núi, chân răng. Chân 4: Đường cắt ngang mặt trời và mặt đất: Chân trời… Quả na bắt đầu mở mắt Bé Lam mở đôi mắt tròn xoe nhìn mẹ Cây bàng già có những cái mắt to hơn gáo dừa Mắt: Chỗ lồi lõm hình tròn hoặc hình thoi. Mắt Mắt na Mắt bé Mắt mía… Từ nhiều nghĩa Nghĩa của Từ chân Chân đau, đưa chân Chân kiềng, chân bàn Chân tường, chân núi Chân trời Từ nhiều nghĩa Com- pa. In-tơ -nét. Toán học Từ một nghĩa Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa Bà già đi chợ cầu Đông Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng Thày bói gieo quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn. ( Ca dao) lợi lợi Lợi Hiện tượng đồng âm.(âm thanh phát ra giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau) Chơi chữ Thảo luận (3 phút) Phân biệt sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Từ nhiều nghĩa Giữa các nghĩa có mối quan hệ nhất định có thể tìm ra một cơ sở ngữ nghĩa chung Từ đồng âm Những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa của chúng không có mối quan hệ nào, tức là các nghĩa không thể tìm ra cơ sở chung nào cả - Về mặt từ loại: chúng cùng từ loại - Về mặt từ loại: chúng khác nhau về từ loại Từ nhiều nghĩa Từ đồng âm Ví dụ: Ví dụ: Từ cụt Thiếu một đoạn ở một đầu làm cho trở thành không trọn vẹn về chiều dài: cành cụt Thiếu một đoạn thông với cái khác, làm cho lối đi đến đó bị tắc: Ngõ cụt, phố cụt Bị mất một phần quan trọng, không còn nguyên vẹn: Cụt vốn Lợi 2 (trong răng lợi)  Phần thịt bao xung quanh chân răng Danh từ Lợi 1( trong hám lợi)  Cái có ích mà con người thu được nhiều hơn những gì con người phải bỏ ra.  Tính từ Lợi - Về từ loại: chúng cùng từ loại - Về từ loại: chúng khác nhau về từ loại (1). Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật , dùng để đi, đứng (2). Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật , có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (3).Bộ phận của một số đồ vật , tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: (4). Đường cắt ngang mặt trời và mặt đất Nghĩa ban đầu Nghĩa phát sinh Hiện tượng chuyển nghĩa của từ Ghi nhớ (SGK/ tr56) Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có: Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu , làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thànhtrên cơ sở nghĩa gốc. *Thông thường, trong câu , từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp , từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. Bài tập 1/ Tr 56. Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể con người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng. Ví dụ: Chân: chân bàn , chân giường , chân núi , chân đê, chân trời…. Ba từ chỉ bộ phận con người có sự chuyển nghĩa: Đầu: đau đầu, nhức đầu… Đầu sông, đầu nhà,đầu đường Đầu mối , đầu têu mũi Mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi Mũi kim, mũi dao, mũi thuyền Mũi tiêm Cánh quân chia thành ba mũi Mũi Cà Mau Tay Đau tay, cánh tay Tay ghế, tay vịn cầu thang Tay anh chị, tay súng… Bài 2 SGK / 56 Trong tiếng Việt , có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể con người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó. Một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể con người: Lá Lá lách, lá phổi Quả Quả tim, quả thận Bài 3/ SGK/ Tr 57 Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh họa: Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động : cái cưa  Cưa gỗ Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị : Gánh củi đi  Một gánh củi Đáp án: - Chỉ sự vật chuyển thành từ chỉ hành động: + Hộp sơn  sơn cửa + Cái bào  bào gỗ + Cân muối  muối dưa - Những từ chỉ hành động chuyển thành từ chỉ đơn vị: + Đang bó lúa  gánh 3 bó lúa. + Cuộn bức tranh  ba cuộn giấy + Gánh củi đi  một gánh củi Dặn dò: Về học bài Hoàn thiện bài tập Soạn bài: Lời văn, đoạn văn tự sự Tiết học của chúng ta đến đây là hết Xin cảm ơn các thầy cô và các em! 

File đính kèm:

  • ppttiet 19Tu nhieu nghia va hien tuong chuyen nghia cua tu.ppt