Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 51 - Lợn cưới, áo mới
Bài học: - Được người khác góp ý, không nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kĩ.
- Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến,biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
Truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý kiến khác.
Tiết 51: TREO BIỂN Hướng dẫn đọc thêm: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI Tiết 51: Văn bản 1: (Truyện cười) a.Truyện cười: b.Từ khó: tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. - Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (1)Cá ươn: cá không còn tươi, đã có mùi hôi. (2)Bắt bẻ: vặn hỏi, gây khó khăn cho người bị hỏi. Truyện cười có gì khác so với truyện ngụ ngôn? Nội dung tấm biển có mấy yếu tố? Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI Theo em ông chủ hàng cá treo tấm biển này để làm gì? Tấm biển treo ở cửa hàng có nội dung như thế nào ? Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI thông báo địa điểm của cửa hàng. thông báo hoạt động ở cửa hàng là bán . thông báo mặt hàng được bán ở đây là cá thông báo về chất lượng mặt hàng là cá tươi. Theo em, vai trò của từng yếu tố ở đây là gì? Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở hàng bán cá? Ba vị khách đầu tiên, họ muốn góp ý với ông chủ những điều gì? Bỏ chữ “có bán” Bỏ chữ “tươi” Bỏ chữ “ở đây” Sau khi nghe ba vị khách góp ý, ông chủ đã phản ứng như thế nào? - Bỏ ngay - Bỏ ngay - Bỏ ngay Vị khách thứ tư đã góp ý với ông chủ điều gì? Bỏ chữ “cá” - Cất nốt cái biển Nghe vị khách thứ tư góp ý, ông chủ đã làm gì? Em có nhận xét gì về những lời góp ý của 4 vị khách? Đây là những lời góp ý như thế nào? Là những lời nhận xét mang tính cá nhân, chủ quan, thiếu hiểu biết. Thoạt tiên nghe đều có lí. Song không phải. Họ không nghĩ đến chức năng, ý nghĩa của từng yếu tố mà họ cho là thừa và mối quan hệ của nó với các yếu tố khác. Đọc truyện này,chúng ta cười ai? Vì sao lại cười? Chúng ta cười ông chủ hàng cá Tại vì ông chủ hàng cá không có ý kiến của riêng mình. Khi có người góp ý thì ông ta liền làm theo mà không cần suy nghĩ Theo em, khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao? Cái đáng cười bộc lộ rõ nhất là khi ông chủ cất luôn cái biển. Ta cười to vì từng ý góp ý thấy có vẻ có lí nhưng cứ theo đó mà hành động thì kết quả cuối cùng lại thành ra phi lí. Tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để làm cho tiếng cười được bật ra? Nếu được nhờ, em sẽ làm lại một tấm biển ra sao? Và em sẽ làm gì trước lời“góp ý”của bốn người khách? BÁN CÁ TƯƠI Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? Truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý kiến khác. Bài học mà em rút ra cho bản thân mình là gì? Bài học: - Được người khác góp ý, không nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kĩ. - Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến,biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. Ghi nhớ: Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. Qua truyện này, có thể rút ra bài học gì về cách dùng từ? Văn bản 2: Hướng dẫn đọc thêm LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (Truyện cười) Em hiểu như thế nào về tính khoe của ? Gợi ý: Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết là mình giàu. Đây là thói xấu, thường thấy ở người giàu, nhất là ở những người mới giàu, thích học đòi. Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào? Anh đi tìm lợn khoe của trong lúc nhà có việc lớn (làm đám cưới), lợn để làm cỗ cho lễ cưới lại bị sổng mất. Nghĩa là anh ta khoe của ngay cả trong lúc việc nhà đang rất bận và bối rối, khoe của ở một cảnh huống tưởng như không còn tâm trí để khoe. Lẽ ra, anh phải hỏi người ta ra sao? Lẽ ra chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không? Hoặc nói rõ con lợn sổng là lợn gì ( to hay nhỏ, trắng hay đen). Từ cưới ( lợn cưới ) có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết cho người được hỏi không? Từ cưới ( lợn cưới) không phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và không phải là thông tin cần thiết. Người được hỏi không cần biết con lợn được dùng vào việc gì ( lợn cưới hay lợn tang). Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào? May được áo mới không đợi ngày lễ, Tết, hay đi đâu đó mà đem ra mặc ngay. Chưa hết, anh ta còn đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen, nghĩa là nôn nóng muốn được khoe ngay áo mới. Cũng chưa hết, anh ta còn đứng mãi từ sáng tới chiều, kiên nhẫn đợi người để khoe. Khi thấy chả ai hỏi, anh ta tức lắm Mỗi chi tiết ngắn gọn của truyện lại đẩy tính thích khoe của của nhân vật đến mức khác thường, cao hơn Không phù hợp. Người ta hỏi về con lợn, hướng con lợn chạy thì anh ta lại liền giơ ngay vạt áo ra. Câu trả lời của anh ta thừa một vế: Từ khi tôi mặc cái áo mới này,…Là yếu tố thừa nhưng lại là nội dung và mục đích thông báo của anh ta. Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? Em có nhận xét gì về câu trả lời của anh ta? Cười vì hành động, ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của. Của chẳng đáng là bao( chiếc áo, con lợn) mà vẫn thích khoe ( đây cũng là đặc điểm của loại người này).Hành động và ngôn ngữ khoe của của các nhân vật đều quá đáng, lố bịch. Đọc truyện Lợn cưới, áo mới vì sao em lại cười? Tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để tiếng cười được bật ra? Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. Tính xấu ấy đã biến nhân vật thành trò cười cho mọi người. VỀ NHÀ: - Học bài “Treo biển” “Lợn cưới , áo mới” - Nắm được ý nghĩa của truyện, rút ra được bài học cho bản thân. Chuẩn bị bài: “Số từ và lượng từ” CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH
File đính kèm:
- tieta 51 Treo bienLon cuoi ao moi.ppt