Bài giảng Môn Ngữ Văn lớp 6 - Tiết 89, 90 - Buổi học cuối cùng
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.”
- Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ LỚP 6/3 Tiết 89,90 Văn học BUỔI HỌC CUỐI CÙNG An- phông- xơ Đô- đê -Anphông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Truyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát. ĐỌC: “Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng” ... Ôi! Tai họa lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!...”. Dù thế nào, thì Phrăng tội nghiệp của thầy ạ, con vẫn chưa phải là người đáng tội nhất! Mà tất cả chúng ta ai cũng có phần đáng tự chê trách. ...Thế rồi từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: Phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù... Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ... Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế. - Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi...tôi... Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “ NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi : “ Kết thúc rồi... Đi đi thôi!”. Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù... Ý nghĩa tư tưởng của truyện: Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do. Nhà thơ Xuân Diệu nói về Tiếng Việt: “ Học quốc văn, nói rộng ra là học văn học Việt Nam, viết bằng Tiếng Việt trong sáng, giàu đẹp. Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta thêm dạt dào sức sống, sức cảm xúc...Văn học là tâm hồn của một dân tộc” Nhà thơ R. Gam- da- tốp nói về tiếng Nga: Mơ hồ thấm từng âm thanh tiếng mẹ Tôi bỗng tỉnh ra. Tới giây phút lạ lùng Tôi chợt hiểu, người chữa tôi khỏi bệnh Chẳng thể là ai, ngoài tiếng mẹ thân thương Những tiếng khác dành cho dân tộc khác Cũng sẽ khiến cho lành bệnh bao người Tôi chỉ biết nếu tiếng tôi biến mất Thì tôi sẵn sàng nhắm mắt buông xuôi Những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ Ghi nhớ: - Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. Tóm tắt chuyện “Buổi học cuối cùng” Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Và sau đó cậu thực sự choáng váng vì biết đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối, ân hận vì lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó, không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học thầy nghẹn ngào không nói thành lời, thầy cố viết thật to lên bảng: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM! MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ VĂN AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ- ĐÊ CHÂN DUNG NHÀ VĂN AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ-ĐÊ CHÂN DUNG NHÀ VĂN AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ - ĐÊ CHÂN DUNG NHÀ VĂN AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ-ĐÊ CHÂN DUNG NHÀ VĂN AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ- ĐÊ CHÂN DUNG NHÀ VĂN AN- PHÔNG- XƠ ĐÔ- ĐÊ BÌA MỘT CUỐN SÁCH CỦA NHÀ VĂN AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ-ĐÊ CÓ ẢNH CỦA ÔNG LỚP HỌC THỜI NIÊN THIẾU CỦA NHÀ VĂN AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ- ĐÊ BÌA MỘT CUỐN SÁCH CỦA AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ- ĐÊ BÌA MỘT CUỐN SÁCH CỦA AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ- ĐÊ TƯỢNG CỦA NHÀ VĂN AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ-ĐÊ MỘ CỦA NHÀ VĂN AN-PHÔNG- XƠ ĐÔ- ĐÊ LỚP 6/3 KÍNH CHÀO CÔ GIÁO
File đính kèm:
- Thanh tra toan dien Tiet 90Buoi hoc cuoi cung.ppt