Bài giảng môn Sinh học - Chương 5: Trao đổi chất và năng lương (phần 2)

 2.5. Trao đổi nước

 2.5.2.Hấp thu và bài tiết nước

 +Nước trong cơ thể được cung cấp bởi 2 nguồn:

 - Nguồn thức ăn và nước uống (chủ yếu)

 - Do oxy hóa các chất trong cơ thể (nội sinh)

 +Nước phân bố trong cơ thể dưới hai dạng:

 -Nước cấu tạo: Cấu tạo các chất, tế bào

 -Nước trao đổi: Nằm trong các dịch thể như máu, bạch huyết, dịch gian bào, dịch não tủy

 +Nước được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân và khí thở ra.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Sinh học - Chương 5: Trao đổi chất và năng lương (phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Chương 5 TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯƠNG (P2)(Physiology in metabolism and energetics )Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University	II/ TRAO ĐỔI CHẤT (tt) 	2.5. Trao đổi nước	2.5.1.Chức năng sinh lý của nước	+Nước là dung môi hòa tan tất cả các chất. Hấp thu,vận chuyển và thải các chất đều nhờ nước 	+Nước là môi trường xảy ra tất cả các phản ứng trong cơ thể. 	+Nước tham gia điều hòa nhiệt độ cơ thể .	+Nước còn tham gia cấu tạo cơ thể. 	Do đó, vật nuôi nhịn khát 2-3 ngày có thể bị rối loạn cơ thể. Cung cấp đầy đủ nước rất quan trọng trong chăn nuôi. ướcLiên kết hydro	2.5. Trao đổi nước	2.5.2.Hấp thu và bài tiết nước	+Nước trong cơ thể được cung cấp bởi 2 nguồn: 	- Nguồn thức ăn và nước uống (chủ yếu)	- Do oxy hóa các chất trong cơ thể (nội sinh)	+Nước phân bố trong cơ thể dưới hai dạng:	-Nước cấu tạo: Cấu tạo các chất, tế bào	-Nước trao đổi: Nằm trong các dịch thể như máu, bạch huyết, dịch gian bào, dịch não tủy	+Nước được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân và khí thở ra. 	2.5.2.Hấp thu và bài tiết nước (tt)	+Trong cơ thể động vật, nước chiếm 65% khối lượng. Trong các mô lượng nước không giống nhau: Nhiều nhất là mô xám của vỏ não (86%), ít nhất là mô xương (22%), trong cơ là 76%, Sụn 55%, trong men răng chỉ có 3%, ...	+Chỉ có nước trong huyết tương là tương đối ổn định, còn trong các mô thì thay đổi theo cường độ trao đổi chất giữa từng mô.	+Nước ở cơ thể non nhiều hơn ở cơ thể già và trưởng thành. Ví dụ: Nước ở bê là 72%; ở bò 1,5 tuổi là 61%; ở bò đực trưởng thành là 52%.	2.5.3.Điều hòa trao đổi nước	+Điều hòa thần kinh: Khi cơ thể thiếu nước, tuyến nước bọt tiết ít gây cảm giác khô miệng, luồng thần kinh truyền vào não gây phản xạ uống nước cho đến khi đủ nước trong cơ thể, hết khát 	+Điều hòa thể dịch:	-Tự điều hòa bằng sự thay đổi dịch thể 	-Điều hòa bằng hormon: ADH có tác dụng tăng quá trình tái hấp thu ở ống thận nhỏ. 	+Khi thiếu Na+, vỏ thượng thận tiết mineralcocticoit, hormon này kích thích tái hấp thu Na+ ở ống thận nhỏ kéo theo hấp thu thụ động nước. 	II/ TRAO ĐỔI CHẤT (tt) 	2.6. Trao đổi muối khoáng	+Muối khoáng tham gia cấu tạo tế bào; hòa tan trong các dịch cơ thể đảm bảo đảm cân bằng nội môi. Thành phần cấu tạo nhiều enzym, vitamin và tham gia xúc tác sinh học 	+Muối khoáng gồm 2 loại: các nguyên tố đại lượng và vi lượng:	-Các nguyên tố đại lượng gồm: Natri, Clo, Canxi, Photpho, Lưu huỳnh, Magie	-Các nguyên tố vi lượng gồm: Fe, Cu, Co, Iot, Mn, Zn, Flo, Br 	2.6. Trao đổi muối khoáng (tt)	2.6.1. Các nguyên tố đại lượng	+Natri (Na), Kali (K) và Clo (Cl)	-Đây là những kim loại kiềm có hàm lượng nhiều và quan trọng đối với cơ thể. Chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: Clorua, bicacbonat, photphat và kết hợp với axit hữu cơ, protit	-Kali có nhiều trong tế bào, Na ở ngoài tế bào như trong gian bào, máu và bạch huyết.	-Muối kali thường có nhiều trong thức ăn thự vật, muối natri có nhiều ở thức ăn động vật. Do đó cần phải bổ sung muối ăn cho động vật nhai lại	+Natri, Kali và Clo (tt)	-Hàm lượng kali cao nhất trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương. Hàm lượng natri cao nhất trong huyết tương máu	-Clo là thành phần trong HCl ở dịch vị, lượng clo trong cơ thể rất ít thay đổi. 	-Các muối của Kali và natri tạo nên áp suất thẩm thấu của máu. 	-Muối Natri và Kali tham gia các hệ đệm của máu va hồng cầu	-Ion Natri, Kali và Clo ở hai phía của màng đã tạo ra điện thế của tế bào, giúp cho tế bào thần kinh dẫn truyền hưng phấn đi khắp cơ thể. 	+Natri, Kali và Clo (tt)	-Tỷ lệ ion K+ và Na+ trên Ca++ thích hợp đảm bảo cho hoạt động của tim. K+ làm giảm nhịp đập và co bóp của tim, Ca++ thì ngược lại.	-Hoạt động của tim còn phụ thuộc tỷ lệ ion K+ ở trong và ngoài tế bào. Nếu K+ bên ngoài cao hơn thì tim cũng ngừng đập 	-Nếu ăn muối NaCl nhiều nó sẽ tích trữ dưới da. Nếu ăn nhiều sẽ gây chứng sốt do muối vì muối thừa đã thúc đẩy trao đổi chất và sinh nhiệt. Cứ ăn khoảng 9g muối NaCl sẽ làm tăng trao đổi chất 20% (dân biển uống nước mắm trước khi lặn?)		2.6.1. Các nguyên tố đại lượng (tt)	+Canxi (Ca) và photpho (P)	-Canxi tồn tại trong cơ thể dưới dạng photphat và cacbonat, một phần nhỏ kết hợp với protein.	-Photpho nằm chủ yếu ở xương trong hợp chất canxiphotphat [Ca3(PO4)2], ngoài ra còn kết hợp với lipit, protit và gluxit	-Ca và P chiếm 65-70% toàn bộ chất khoáng trong cơ thể vật nuôi và chiếm 2% khối lượng	-Ca và P có nhiều trong thức ăn động vật, nhất là bột xương, thức ăn thô chứa nhiều Ca ít P.  và photpho	+Chức năng sinh lý của Ca và P	-Ca và P là thành phần kiến tạo nên xương.	-Ca tham gia điều hòa tính thấm của màng, do đó tiêm CaCl2 có tác dụng chống dị ứng	-Canxi có tác dụng làm giảm tính hưng phấn quá mức của thần kinh cơ. Thiếu Ca  co giật (chứng co giật của lợn mẹ có chửa và khi đẻ là do thiếu canxi) 	-Canxi tham gia quá trình đông máu	-Canxi có tác dụng như các chất kích thích của thần kinh giao cảm, tiêm canxi gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng huyết áp. 	+Chức năng sinh lý của Ca và P (tt)	-P kết hợp với protit, lipit, gluxit tham gia cấu tạo tế bào. Photpholipit là thành phần chính của màng, tạo nên tính thấm của màng	-P tham gia cấu tạo AND và ARN	-P tham gia cấu tạo hợp chất ATP, Creatin-P; đây là những hợp chất giàu năng lượng	- P tham gia vào hệ đệm của máu, góp phần cân bằng axit-kiềm của máu (NaH2PO4/Na2HPO4) 		+Điều hòa trao đổi Canxi và photpho	-Lượng Ca và P được điều hòa bởi 2 hormon: Paratyroxin của tuyến cận giáp và tirocanxitonin của tuyến giáp. Ngoài ra có vai trò của vitamin D3	-Khi nồng độ canxi trong máu giảm kích thích thụ quan hóa học trong thành mạch máu, xung thần kinh được truyền vào vùng dưới đồi, xung truyền ra đến tuyến cận giáp kích thích bài tiết paratyroxin, hormon này theo máu đến xương xúc tiến sự bào mòn canxi từ xương đưa vào máu. 		-Khi nồng độ Canxi trong máu cao, đã kích thích tiết paracanxitonin, hormon này có tác dụng kích thích chuyển canxi từ máu vào xương.	-Vitamin D3 có tác dụng tăng hấp thu Ca từ ruột và điều hòa tỷ lệ Ca/P. 	-Thiếu vitamin D3còi xương	2.6.1. Các nguyên tố đại lượng (tt)	+Lưu huỳnh (S)	-Trong cơ thể vật nuôi, lưu huỳnh vô cơ có hàm lượng thấp và ở dạng sunphat. Ví dụ: Trong sữa bò chỉ có 12mgS/1kg ở dạng sunphat. 	-Phần lớn S nằm trong các axit amin (xystin, xystein, metionin) và các chất hữu cơ (taurin, tiamin, glucation, ergotionin)	-S vào cơ thể được tích lũy ở thận, lách một thời gian khá dài và cơ thể bài tiết ra ngoài dưới dạng sunphat.	-Sự bài tiết S qua đường thận khá nhanh. Trong vòng 4 ngày sau khi ăn, 90% S đã bị bài tiết.ưu huỳnh	2.6.1. Các nguyên tố đại lượng (tt)	+Chức năng sinh lý của lưu huỳnh 	-S tham gia vào thành phần các axit amin, cấu tạo nên lông, da, sừng, móng. Do đó những gia súc lấy lông như cừu, thỏ rất cần S. 	-Ở động vật nhai lại, do vi sinh vật có khả năng sử dụng nhiều S để tạo ra metionin, sau đó chuyển hóa thành systin và systein, nên chúng không thiếu các axit amin này 	-Trong cơ thể một phần S ở dạng sunphat hoạt động sau đó đi vào thành phần các hợp chất chodrotinsunphit và mucopolysacacrit của mô sụn 	-Triệu chứng thiếu S: kém ăn, rụng lông, chảy nước mắt, mắt có dử, thiếu nặng có thể chết.ưu huỳnh2 Xystein – 2[H]  Xystin	2.6.1. Các nguyên tố đại lượng (tt)	+Magie (Mg) 	-Mg có trong tất cả các tế bào, hàm lượng Mg khoảng 0,05% khối lượng sống, trong đó 50% ở trong xương, 40% ở trong mô cơ vân và chỉ 1% nằm trong dịch ngoại bào 	-Trong huyết tương, Mg chiếm 1,5-3,8mg%, phần lớn Mg trong máu ở dạng ion, phần còn lại nằm trong các hợp chất photphat, xitrat, một phần Mg liên kết với globulin và anbumin. Giữa Mg và Ca có sự canh tranh protit vận chuyển. 	-Trong xương, Mg ở dạng ion hoặc dạng MgOH. Ở động vật non, Mg ở dạng trao đổi. Ở động vật già, Mg nằm trong xương. 	+Magie (Mg) (tt)	-Trong tế bào của những mô mềm, lượng Mg tùy loài gia súc và chế độ nuôi dưỡng, Mg chủ yếu tập trung trong nhân tế bào và thường ở dạng kết hợp. 	-Mg có các vai trò sinh lý như sau: Tham gia cấu tạo xương, đặc biệt là men răng; ức chế sự hưng phấn quá mức của thần kinh cơ (như Ca); tham gia thành phần enzym hexokinaza trong trao đổi đường; chuyển glucoz thành glucozo-1-photphat (phophoryl hóa) để vận chuyển qua màng tế bào. 	 end

File đính kèm:

  • pptTRAO_DOI_CHAT_VA_NANG_LUONG_P2.ppt
Bài giảng liên quan