Bài giảng môn Sinh học - Chương 5: Trao đổi chất và năng lượng (phần 7)

 4.1. Thân nhiệt (tt)

 +Thân nhiệt biến đổi trong phạm vi sinh lý phụ thuộc vào những nhân tố: tuổi, giống, tính biệt, nghỉ ngơi hay hoạt động, trạng thái sinh lý, thời gian trong ngày

 +Thân nhiệt gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành vì trao đổi chất và Q cao hơn.

 +Thân nhiệt của con đực cao hơn con cái vì tính cường cơ (cơ thường co nhẹ)

 

ppt18 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Sinh học - Chương 5: Trao đổi chất và năng lượng (phần 7), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chương 5 TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (P7)(Physiology in metabolism and energetics )Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University IV/ THÂN NHIỆT VÀ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT 	4.1. Thân nhiệt 	Thân nhiệt của gia súc (động vật máu nóng) tương đối ổn định, chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp. Thân nhiệt của các loài vật nuôi như sau (đo ở trực tràng). LoàiThân nhiệtLoàiThân nhiệt Ngựa37,5- 38,5Chó37,5- 39,0Bò37,5- 39,5Mèo38,5- 39,5Trâu37,5- 39Thỏ37,5- 39,5Dê38,5- 40,5Ngỗng40,0- 41,0Cừu38,5- 40,0Gà 40,5- 42,0Lợn38,0- 40,5Vịt41,0- 43,0	4.1. Thân nhiệt (tt) 	+Thân nhiệt biến đổi trong phạm vi sinh lý phụ thuộc vào những nhân tố: tuổi, giống, tính biệt, nghỉ ngơi hay hoạt động, trạng thái sinh lý, thời gian trong ngày	+Thân nhiệt gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành vì trao đổi chất và Q cao hơn. 	+Thân nhiệt của con đực cao hơn con cái vì tính cường cơ (cơ thường co nhẹ) Thân nhiệt (tt) +Thân nhiệt gia súc cao sản thấp hơn gia súc thấp sản.+Lúc hoạt động thân nhiệt cao hơn lúc nghỉ 2-30C+Khi ăn thân nhiệt cao hơn lúc bình thường 0,2-10C.	4.1. Thân nhiệt (tt) 	+Khi giận dữ và và trong thời gian động dục thân nhiệt tăng cao	+Thân nhiệt biến đổi theo chu kỳ ngày đêm: Buổi chiều (2-3 giờ) thân nhiệt cao nhất, sau đó giảm dần, ban đêm xuống mức thấp nhất, từ sáng sớm đến chiều thân nhiệt tăng lên. 	+Khi thân nhiệt vượt quá giới hạn sinh lý thì cơ thể sẽ lâm bệnh. Khi thân nhiệt cao, trao đổi chất và năng lượng tăng từ 50-100%. Đặc biệt sự phân hủy protit tăng lên 14% để tạo ra 30% tổng số nhiệt của cơ thể, trao đổi gluxit và lipit cũng tăng. 	+Thân nhiệt giảm nhiều gây cảm giác rét run, trao đổi chất giảm, cảm giác sốt, vỏ não bị ức chế, tế cóng các bộ phận ngoại biên  cơ thể nhiệt nhược và đi đến chết.	4.1. Thân nhiệt (tt) 	Sở dĩ nhiệt độ cơ thể gia súc luôn ổn định là nhờ quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt	4.1.1. Quá trình sinh nhiệt	 +Sinh nhiệt là do các phản ứng oxy hóa trong cơ thể. Khi quá trình oxy hóa tăng sẽ làm tăng sinh nhiệt	+Các mô và cơ quan có quá trính sinh nhiệt khác nhau: Mô cơ sinh nhiệt nhiều nhất, chiếm 70% tổng lượng nhiệt cơ thể; khi cơ hoạt động tích cực có thể tạo ra nhiệt lượng gấp 4-5 lần bình thường. Gan, thân và các tuyên cũng sinh nhiệt (6,5%), các mô xương sụn và mô liên kết sinh nhiệt thấp nhất.	+Sự sinh nhiệt phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và điều kiện sinh lý. Ví dụ khi trời lạnh sinh nhiệt để chống lạnh, khi trời nóng giảm sinh nhiệt	4.1.2. Quá trình tỏa nhiệt nhiệt	+Tỏa nhiệt là quá trình xảy ra thường xuyên kèm với sinh nhiệt. Tỏa nhiệt giúp cơ thể thải bớt nhiệt lượng để cơ thể khỏi bị nóng lên. 	+Da là cơ quan tỏa nhiệt nhiều nhất (75-85%), hô hấp (9-10%), nhiệt làm ấm thức ăn và không khí hít vào khoảng 8%; nhiệt thải theo phân và nước tiểu rất ít. Sự tỏa nhiệt qua da xảy ra theo 3 phương thức: truyền nhiệt, bức xạ và bốc hơi.	+Truyền nhiệt (Conduction):	 Là sự tỏa nhiệt từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp. 	-Các mô và cơ quan là vật dẫn nhiệt, chúng đem nhiệt sinh ra bên trong cơ thể ra bề mặt da, rồi tỏa nhiệt ra môi trường, nhờ dòng đối lưu của không khí đưa nhiệt đi. 	-Không khí ẩm ướt quá trình truyền nhiệt nhanh. 	-Khi mạch máu ngoài da giãn thì sự truyền nhiệt cũng tăng lên. 	+Bức xạ nhiệt (Radiation):	Truyền năng lượng dạng sóng điện từ từ bề mặt nóng hơn sang bề mặt lạnh hơn. Bức xạ đi qua lớp không khí và cả chân không	+Bốc hơi nước :	-Khi nước bốc hơi từ bề mặt da sẽ làm da mất nhiệt rất nhanh. Cứ 1g nước bốc hơi từ mặt da làm mất 0,58 calo nhiệt lượng. Sự bốc hơi thực hiện qua sự tiết mồ hôi hoặc thở ra.	- Gia súc có tuyến mồ hôi phát triển như ngựa, cừu thì tỏa nhiệt qua mồ hôi. +Bốc hơi nước (tt)	-Gia súc có tuyến mồ hôi kém phát triển như chó, trâu thì tỏa nhiệt qua hô hấp. Trâu còn dầm mình trong nước để giảm nhiệt 	-Không khí khô nước bốc hơi nhanh và ngược lại  IV/ THÂN NHIỆT VÀ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT (tt) 4.2. Điều hòa thân nhiệt. Nhiệt độ của môi trường thường xuyên thay đổi nhưng thân nhiệt của gia súc tương đối ổn định, chỉ thay đổi trong phạm vi nhỏ. Đó là nhờ cơ chế điều hòa nhiệt độ.	+Khi nhiệt độ môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể xuống thấp, tác nhân lạnh này đã tác động lên các thụ quan nhiệt độ trên bề mặt da và trong thành mạch máu, xung động thần kinh được truyền vào trung khu điều hòa nhiệt ở vùng dưới đồi, làm hưng phấn trung khu sinh nhiệt và ức chế trung khu tỏa nhiệt. Từ trung khu này các xung thần kinh truyền đến gan, cơ làm tăng cường quá trình oxy hóa sinh học  tăng sản sinh nhiệt.	+Quá trình này có sự tham gia của hormon adrenalin của tủy thượng thận và tyroxin của tuyến giáp	+Mặt khác, trung khu tỏa nhiệt bị ức chế máu, luồng xung động thần kinh được truyền đến các mạch máu ngoài da gây co mạch để dồn máu vào trong giữ ấm cơ thể. Quá trình này có sự tham gia của hormon noradrenalin của tủy thượng thận . NoradrenalinAdrenalin	+Từ trung khu điều hòa nhiệt ở vùng dưới đồi, có đường liên hệ lên và và chịu sự chỉ huy của vỏ não. Những phản ứng chống rét của người và gia súc như chạy vào nhà, chui vào ổ rơm (gia súc)đó là những biểu hiện của vỏ não.	+Khi quá rét, cơ thể có những phản ứng như rét run, các cơ bắp run lẩy bẩy, nổi da gà, lông dựng đứngđây là những phản ứng giúp sinh nhiệt và giữ nhiệt cho cơ thể	+Khả năng chống rét của gia súc có giới hạn, do đó quá rét con vật sẽ chết  biện pháp chống rét cho gia súc là cần thiết (đốt lửa, che chắn, lót ổ).	+Khi môi trường nóng, nhiệt độ cao tác động lên bề mặt da hay thành mạch, luồng thần kinh truyền vào vùng dưới đồi, làm hưng phấn trung khu tỏa nhiệt và ức chế trung khu sinh nhiệt. Kết quả làm giảm quá trình oxy hóa sinh học trong tế bào, mạch máu ngoài da giãn ra, tuyến mồ hôi hoạt động để bốc hơi nước giúp thoát nhiệt 	+Khi gặp nhiệt độ cao thì nhiệt tỏa ra do bốc hơi nước tăng rất nhanh. Tuy nhiên, khi mất mồ hôi kèm theo mất muối, do đó nên bổ sung muối vào mùa hè	+Khả năng chống nóng của gia súc có giới hạn, do đó quá nóng con vật sẽ chết  biện pháp chống nóng cho gia súc là cần thiết (chuồng thoáng, tắm ) end

File đính kèm:

  • pptTRAO_DOI_CHAT_VA_NANG_LUONG_P7.ppt