Bài giảng môn Sinh học - Mạch chi trên

2. Liên quan:

ĐM nách chạy dọc theo bờ trong cơ quạ cánh tay. Cơ ngực bé phủ trước ĐM, chia ĐM ra làm 3 đoạn liên quan.

a. Đoạn trên cơ ngực bé: (giữa xương đòn và cơ ngực bé)

- Đỉnh nách: Có thể ấn ĐM vào xương sườn để cầm máu tạm thời.

+ Trước trong: Quai các dây TK ngực ôm lấy ĐM

+ Sau ngoài: 3 thân nhất của đám rối TK cánh tay đều nằm sau ĐM.

b. Đoạn sau cơ ngực bé:

- Liên quan với các cơ thành trước nách là quan trọng.

- Các thân nhì quây quanh ĐM

 c. Đoạn dưới cơ ngực bé:

- Là đoạn dài nhất so với 2 đoạn trên, dễ vào tìm ĐM nhất, khi dơ tay lên đầu thì tất cả bó mạch thần kinh nằm ngay dưới da

 

ppt17 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Sinh học - Mạch chi trên, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
MẠCH CHI TRÊNMẠCH CHI TRÊN: ĐỘNG MẠCH NÁCH1. Nguyên ủy:Do ĐM dưới đòn đi qua khe sườn 1 điể̉m giữa xương đòn vào vùng nách đổi tên là ĐM nách. Đường chuẩn đích: Từ điểm sau giữa xương đòn tới điểm giữa nếp khuỷu khi tay giang ngang 90 độ.2. Liên quan: ĐM nách chạy dọc theo bờ trong cơ quạ cánh tay. Cơ ngực bé phủ trước ĐM, chia ĐM ra làm 3 đoạn liên quan.a. Đoạn trên cơ ngực bé: (giữa xương đòn và cơ ngực bé)- Đỉnh nách: Có thể ấn ĐM vào xương sườn để cầm máu tạm thời.+ Trước trong: Quai các dây TK ngực ôm lấy ĐM + Sau ngoài: 3 thân nhất của đám rối TK cánh tay đều nằm sau ĐM.b. Đoạn sau cơ ngực bé:- Liên quan với các cơ thành trước nách là quan trọng. - Các thân nhì quây quanh ĐM c. Đoạn dưới cơ ngực bé:- Là đoạn dài nhất so với 2 đoạn trên, dễ vào tìm ĐM nhất, khi dơ tay lên đầu thì tất cả bó mạch thần kinh nằm ngay dưới da3. Phân 5 nhánh bên: a. ĐM ngực trên: Nhỏ, tách ngay ở dưới xương đòn cho 2 cơ ngực to và bé.b. ĐM cùng vai ngực: Tách ở bờ trên cơ ngực bé cấp máu cho cơ ngực và tuyến vú, mỏm cùng vai.c. ĐM vú ngoài (ngực ngoài):Tách ra ở sau cơ ngực bé, cấp máu cho thành trong của nách và tiếp nối với ĐM vú trong, các nhánh liên sườn.d. ĐM vai dưới: Là nhánh bên lớn nhất, tách từ ĐM nách ngay bờ dưới cơ dưới vai. Đi xuống dưới và vào trong qua hõm nách chia 2 nhánh:- Nhánh ngực: Cấp máu cho thành ngực bên.- Nhánh vai: Chui qua tam giác bả vai tam đầu ra sau để tiếp nối với 2 nhánh của ĐM vai sau, vai trên (nhánh của động mạch dưới đòn) tạo thành vòng nối quanh vaie. Thân ĐM mũ cánh tay Cho 2 nhánh:- Nhánh mũ cánh tay sau - Nhánh mũ cánh tay trướcH. Sơ đồ ĐM nách, cánh tay 1. Nhánh ngực trên 2. Nhánh cùng vai ngực3. ĐM vú ngoài4. Nhánh vai5. Nhánh ngực ngoài6. Nhánh bên trong trên7. Nhánh bên trong dưới8. Thõn quặt ngược trụ9. ĐM trụ10. Thân liên cốt11. Nhánh quặt ngược quay sau12. Nhánh quặt ngược quay trước13.ĐM cánh tay sâu14. ĐM cánh tay15. Nhánh vai dưới16. Nhánh mũ trước17. Nhánh mũ sau18. ĐM nách.MẠCH CHI TRÊN: ĐỘNG MẠCH CÁNH TAY1. Nguyên uỷ: ĐM nách tới bờ dưới cơ ngực to, đổi tên thành ĐM cánh tay.2. Đường đi: Từ bờ dưới cơ ngực to, ĐM đi ở khu cánh tay trước, đi trong ống cánh tay, qua rãnh nhị đầu trong xuống dưới nếp khuỷu khoảng 2 khoát ngón tay (3cm), chia 2 nhánh tận.Đường chuẩn đích như ĐM nách.3. Liên quan: Có 2 phần liên quan ở cánh tay và ở nếp gấp khuỷu.a. Ở cánh tay: ĐM nằm trong khu cánh tay trước cùng với 2 TM đi kèm. TK giữa và TK cánh tay bì trong nằm trong ống mạch cánh tay b. Ở khuỷu: ĐM chạy trong rãnh nhị đầu trong cùng với thần kinh giữa và nhánh ĐM bên trụ (trong) dưới.- ĐM chạy sát bờ trong cơ nhị đầu. Phía trước có chẽ cân cơ nhị đầu phủ lên (mốc quan trọng tìm động mạch)- Thần kinh giữa luôn nằm bên trong ĐMMẠCH CHI TRÊN: ĐỘNG MẠCH CÁNH TAY3. Nhánh bên: a. ĐM cánh tay sâu: Là nhánh lớn nhất bảo đảm tái lập tuần hoàn khi ĐM cánh tay bị thắt. ĐM chia 2 nhánh tận.- Nhánh trước cùng với thần kinh quay chọc qua vách liên cơ ngoài ra trước, tới rãnh nhị đầu ngoài tiếp nối với ĐM quặt ngược quay trước.- Nhánh sau đi sau vách liên cơ ngoài xuống rãnh khuỷu, lồi cầu tiếp nối với nhánh quặt ngược quay sau.b. ĐM bên trụ (trong) trên: Cùng thần kinh trụ chọc qua vách liên cơ trong ra khu sau và cùng xuống rãnh ròng rọc, khuỷu, tiếp nối nhánh quặt ngược trụ sau của thân ĐM quặt ngược trụ.c. ĐM bên trụ (trong) dưới: Chạy trong rãnh nhị đầu trong, tiếp nối với nhánh quặt ngược trụ trước của thân quặt ngược trụ ̣.4. Nhánh tận: Tới dưới nếp khuỷu khoảng 3cm, ĐM cánh tay chia 2 nhánh tận: quay và trụ nuôi dưỡng cẳng tay.H. ĐM quay và trụ 1. Cơ cánh tay 2. ĐM cánh tay3. T hân ĐM trụ4. ĐM trụ5. Cơ sấp tròn6. Cung cơ gấp chung nông7. ĐM trụ8. ĐM liên cốt trước9. Cơ gấp cổ tay trụ10. Cơ gấp chung sâu ngón tay11. ĐM trụ12. Nhánh trụ gan tay13. Cung ĐM gan tay sâu14. Cơ khép ngón cái15. Cơ đối chiếu ngón cái16. Cơ ngắn gấp ngón cái17. Cơ cánh tay quay18. ĐM quay19. Cơ gấp dài ngón cái20. ĐM quay21. Thân liên cốt22. Nhánh quặt ngược quay trước23. Cơ cỏnh tay quay24. Cơ nhị đầuĐỘNG MẠCH CẲNG TAY: ĐM QUAY 1. Nguyên ủy:Là nhánh tận phía ngoài của ĐM cánh tay tách ra ở dưới nếp khuỷu 3cm Đường chuẩn đích: Vạch từ điểm giữa nếp gấp khuỷu tới rãnh mạch cổ tay.ĐM đi chếch xuống dưới và ra ngoài dọc theo mào chéo xương quay đến bờ ngoài cẳng tay thì chạy thẳng xuống rãnh mạch cổ tayĐM QUAY: Liên quanĐM nằm nông trong vách liên cơ phân cách 2 khu cẳng tay: Trước trong và trước ngoài.LQ Ngoài: Cơ ngửa dài là cơ tuỳ hành của ĐM, chạy kèm theo ĐM suốt cẳng tay, nhánh nông của thần kinh quay đi kèm theo ĐM đến 1/3 dưới cẳng tay thì bỏ ĐM luồn dưới gân cơ cánh tay quay ra khu sau tới mu tay.ĐỘNG MẠCH CẲNG TAY: ĐM QUAYLQ Trong: ĐM đè lên các cơ ngửa ngắn rồi bắt chéo trước cơ sấp tròn và cơ gấp chung nông. Đến 1/3 giữa thì ĐM chạy trong khe giữa 2 cơ ngửa dài và gan tay lớn (tìm ĐM ở khe này dễ). Đến 1/3 dưới ĐM nằm nông (vì các cơ thành gân) trong rãnh mạch cổ tay giữa gân cơ ngửa dài và gan tay lớn trên cơ sấp vuông (qua da và cân đến ĐM), đây là chỗ bắt mạch.Ở cổ tay: ĐM vòng sau mỏm trâm quay qua hõm lào giải phẫu, chọc qua khoang liên cốt I chui giữa cơ khép ngón cái để xuống gan tay, nối với nhánh trụ gan tay tạo thành cung mạch gan tay sâu.ĐM quay: Nhánh bênNhiều nhánh nuôi cơ và xương.Nhánh quặt ngược quay trước.Nhánh ngang trước cổ tay: Nhánh quay gan tay: xuống gan tay nối với nhánh tận của ĐM trụ tạo thành cung ĐM gan tay nông.Nhánh mu cổ tay: Quay nối với mu cổ tay trụ tạo thành cung ĐM mu tay.Nhánh mu ngón cái: ĐM khoang liên cốt I: Nhánh tận ĐM quay: Nối với trụ gan tay tạo cung gan tay sâu.ĐỘNG MẠCH CẲNG TAY: ĐM TRỤ1. Nguyên ủy: Nhánh tận phía trong của ĐM cánh tay, tách ra ở dưới nếp khuỷu khoảng 3cm.2. Đường đi: Đi từ lồi củ nhị đầu chếch xuống và vào trong đến bờ trong cẳng tay gặp thần kinh trụ và cơ trụ trước (thần kinh, cơ tuỳ hành ĐM) Đường chuẩn đích vạch từ mỏm trên ròng rọc đến bờ ngoài xương đậu.ĐM TRỤ: Liên quanThay đổi trong quá trình ĐM quay đi từ trên xuống dưới.a. 1/3 trên: ĐM nằm rất sâu, chui dưới cơ sấp tròn và cung cơ gấp chung nông, giữa cơ gấp chung nông và gấp chung sâu. Thần kinh giữa và nhiều nhánh của thần kinh này bắt chéo trước ĐM. Vùng ngã 3 ĐM cánh tay trụ và quay là vùng rất phức tạp khó tìm thấy ĐM, vết thương ĐM vào ngã 3 này dễ gây hoại tử cẳng tay.ĐM TRỤ: Liên quanb. 1/3 giữa: ĐM trụ đi giữa cơ gấp chung nông và cơ gấp chung sâu, ĐM nằm trong bao cơ gấp chung sâu. Thần kinh trụ nằm bên trong ĐM.c. 1/3 dưới: ĐM tương đối nông, chạy giữa gân cơ trụ trước và gấp chung nông, trên cơ sấp vuông, nên chỉ cần rạch da và cân là tới ĐM.d. Ở cổ tay: ĐM và thần kinh trụ chạy trước dây chằng vòng cổ tay, sát bờ ngoài xương đậu để xuống gan tay.Nhánh bên:Một số nhánh nuôi xương, cơThân ĐM quặt ngược trụ Thân ĐM liên cốt ĐM ngang trước cổ tay trụ: Tiếp nối với nhánh ngang trước cổ tay quay.ĐM mu cổ tay trụ: Tiếp nối với nhánh cùng tên của ĐM quay tạo nên cung ĐM mu tay.ĐM trụ gan tay: Tách ở giữa ô gan tay giữa vào mô út xuống tiếp nối với nhánh tận ĐM quay tạo nên cung ĐM gan tay sâu.ĐỘNG MẠCH BÀN TAY:Có 3 cung ĐM nuôi dưỡng bàn tay 1. Cung ĐM mu tay: Do các nhánh quay và trụ mu tay hợp với nhau tạo thành.2. Cung ĐM gan tay nông:Do ĐM trụ (là chủ yếu) tiếp nối với nhánh quay gan tay.3. Cung ĐM gan tay sâu Do nhánh tận ĐM quay (là chủ yếu) tiếp nối với nhánh trụ gan tay tạo thành.

File đính kèm:

  • pptMach_chi_tren.ppt