Bài giảng môn Toán 10 - Bài 4: Thể tích khối đa diện

Hoạt động GV Hoạt động HS Trình chiếu

- GV đưa ra hình ảnh thực tế: các khối kim tự tháp Ai - Cập

- GV giới thiệu công thức tính thể tích khối chóp:

 V = S đáy.h

 - HS lắng nghe và ghi nhận kiến thức.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Toán 10 - Bài 4: Thể tích khối đa diện, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 4: THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
( Tiết 9)
I/ MỤC TIÊU: Qua bài học HS cần nắm được:
 1.Về kiến thức:
- Học sinh hiểu và nắm các công thức tính thể tích của một số khối đa diện đơn giản. 
 2.Về kỹ năng: 
- Vận dụng được kiến thức để tính thể tích của các khối đa diện phức tạp hơn và giải một số bài toán hình học 
 3.Về tư duy và thái độ: 
 	- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, tư duy trực quan, biết quy lạ về quen.
 	- Cẩn thận, chính xác.
 	- Tích cực hoạt động
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên:
 	- Giáo án, phiếu học tập.
	- Máy chiếu Projector
 2/ Học sinh: 
 - Kiến thức đã học: khái niệm khối đa diện, khối chóp, khối hộp chữ nhật, khối lập phương
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Gợi mở, vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 
1/ Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi: Nêu công thức tính thể tích của khối hộp chữ nhật
Trả lời: V = a.b.c , trong đó a, b, c là 3 kích thước của khối hộp chữ nhật
2/ Tiến trình bài học:
 * Hoạt động 1 : Thể tích của khối chóp:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Trình chiếu
- GV đưa ra hình ảnh thực tế: các khối kim tự tháp Ai - Cập 
- GV giới thiệu công thức tính thể tích khối chóp: 
 V = S đáy.h
- HS lắng nghe và ghi nhận kiến thức.
* Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Trình chiếu
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
* Nhóm I và III:
Kim tự tháp Kê -Ốp (Ai Cập) là một khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy dài 230m, cạnh bên dài 220m. Hãy tính thể tích của nó?
* Nhóm II và IV:
Hãy tính thể tích của khối bát giác đều cạnh a
Các nhóm nhận nhiêm vụ và thực hiện
* Nhóm I và III:
- Gọi SO là đường cao khối chóp. Do S.ABCD là khối chóp đều nên O là tâm hình vuông ABCD:
* Nhóm II và IV:
Do SABCDS’ là bát giác đều nên 
* Hoạt động 3: Thể tích của khối lăng trụ
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Trình chiếu
- Tách 1 khối lăng trụ tam giác ABC.DEF thành 3 khối tứ diện?
GV dùng hình ảnh trực quan hỗ trợ cho HS
- Nhận xét thể tích của 3 khối tứ diện đó?
- Từ đó hãy nêu công thức tính thể tích của khối lăng trụ?
- HS trả lời:
ABCD, BCDF và BDEF
- V1 = V2 = V3 
V = S đáy.h
* Hoạt động 4 : Ví dụ:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Trình chiếu
GV đưa ví dụ: 
Cho khối lăng trụ ABC.A’B’C’.Gọi M’,N’ lần lượt là trung điểm của hai cạnh AA’ và BB’.Mặt phẳng (MNC) chia khối lăng trụ đã cho thành hai phần.Tính tỉ số thể tích của hai phần đó.
- GV dùng hình ảnh trực quan để gợi ý cho HS.
- GV hướng dẫn HS về nhà giải 
Gọi V là thể tích khối lăng trụ
* Hoạt động 5 : Củng cố:
GV phát phiếu học tập, yêu cầu tất cả học sinh giải và trả lời kết quả
Bài tập về nhà: 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25(trang 28 -28 SGK)

File đính kèm:

  • docthe tich klhoi da dien(t9).doc