Bài giảng Môn Toán lớp 6 - Bội và ước của số nguyên

a/ Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a cũng chia hết cho c

b/ Nếu a chia hết cho b thì bội của a cũng chia hết cho b

c/ Nếu cả hai số a và b chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c

 

ppt12 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 3925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Toán lớp 6 - Bội và ước của số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Kiểm tra miệng Câu 1 ( 8 đ ): Hãy nêu các tính chất của phép nhân Áp dụng tính: ( - 2 ) . [ 3 + ( - 5 ) ] = ? Câu 2 ( 2 đ ): Tìm tất cả các ước của tích vừa tìm được ở câu 1 Đáp án: Câu 1 : Các tính chất của phép nhân 1/ Tính chất giao hoán. 	 a . b = b . a 2/ Tính chất kết hợp. 	 (a.b) . c = a . (b.c) 3/ Nhân với 1. 	 	 a . 1 = 1 . a 4/ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 	 a . (b+c) = a . b + a . c Áp dụng tính: (-2).[3+(-5)] = (-2).3 +(-2).(-5) 	 = - 6 + 10 	 = 4 Câu 2: Ư ( 4 ) = { 1; 2; 4 ) ?1: Viết các số 6, -6 thành tích của hai số nguyên. 	6 = 2.3 	 	 	6 = (-2).(-3) 	 	6 = 1.6 	 6 = (-1).(-6) 	 	 	 1/ Bội và ước của một số nguyên Đáp án: 	 	-6 =(-2).3 ; 	 	 	 -6 = 2 .(-3) ; 	 -6 = (-1).6 ; 	-6 = 1.(-6) 	 	 ?2: Cho hai số tự nhiên a, b với b 0. Khi nào thì ta nói a chia hết cho b (a b) ? Đáp án: Cho a, b N và b  0 . Nếu có số tự nhiên q sao cho a = b.q thì ta nói a chia hết cho b 	Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a ?3: Tìm hai bội và hai ước của 6 Chú ý: *Nếu a = bq (b  0 ) thì ta còn nói a chia cho b được q và viết a : b = q. * Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0. *Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào. *Các số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên. * Nếu c vừa là ước của a vừa là ước của b thì c được gọi là ước chung của a và b. 2/ Tính chất a/ Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a cũng chia hết cho c a b và b c a c b/ Nếu a chia hết cho b thì bội của a cũng chia hết cho b a b am c c/ Nếu cả hai số a và b chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c a c và b c (a + b) c và (a - b) c Lưu ý 	Muốn tìm B(a), Ư(a) với a  Z, ta có thể tìm B(|a|), Ư(|a|) rồi bổ sung thêm các số đối của B(|a|), Ư(|a|)). Bài tập 101 (SGK / 97)  Tìm năm bội của: 3 ; -3 Bài 102 (SGK / 97)Tìm tất cả các ước của: -3; 6; 11; -1 Đáp án: *Các ước của -3 là: 1 , -1 , 3 , -3 * Các ước của -6 là: 1, -1 , 2, -2 , 3 , -3 , 6 , -6 * Các ước của 11 là: : 1, -1 , 11 , -11 . * Các ước của -1 là: 1 , -1. Bài 104 (SGK / 97) Tìm số nguyên x, biết: a/ 15x = -75 b/ 3 x  = 18. Giải: b) 3 x  = 18 x  = 18:3 x  = 6 	 x = 6 hoặc x = -6 a/ 15x = -75 x = -75 : 15 x = -5 Bài 105 ( SGK / 97 ): Điền số thích hợp vào ô trống cho đúng -14 -25 -2 -2 0 -9 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ Đối với bài học ở tiết này: + Học thuộc Bội và Ước của một số nguyên + Học thuộc các tính chất và chú ý + Xem kĩ các bài tập đã giải Đối với bài học tiếp theo: + Soạn và trả lời các câu hỏi ôn tập lí thuyết trong SGK ( câu 1 đến câu 5 ) + Làm các bài tập: 111; 114; 115 và 116 SGK / 99 + Tiết sau ôn tập chương II 

File đính kèm:

  • pptBoi va uoc cua so nguyen.ppt