Bài giảng mônNgữ văn khối lớp 12 - Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời khi như mặt trăng

 

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

 

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

 

ppt44 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng mônNgữ văn khối lớp 12 - Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾUTỔ BA – LỚP 12 TOÁNBài Soạn Có Thể Tải Về Từ:my.opera.com/youraisemeup/blogĐẤT NƯỚC(Nguyễn Khoa Điềm)NGUYỄN KHOA ĐIỀMNGUYỄN KHOA ĐIỀM(15/04/1943 – ) Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15/04/1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – HuếQuê gốc là làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố HuếLà con của nhà cách mạng Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (Nguyễn Khoa Hải Triều)Ông nội là quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương (Hải Dương cũ), bà nội là nữ sỹ Đạm PhươngLên mười một tuổi, mồ côi bốTốt nghiệp Đại học Sư Phạm Hà Nội năm 1964, cùng lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm trở về hoạt động ở Thừa Thiên HuếNhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng: Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam; Thứ trưởng rồi Bộ Trưởng Bộ Văn hoá Thông tin; Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương. Sau khi nghỉ hưu, ông sinh sống tại thành phố HuếCHẶNG ĐƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬTCÁC TÁC PHẨM CHÍNH Trong một trận càn, Nguyễn Khoa Điềm bị địch bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ cho đến Mậu Thân 1968. Chính thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ. Bài Đất ngoại ô mở ra một hướng đi riêng, một cách nói riêng, một giọng điệu riêng trong dòng thơ chống Mĩ. Đến trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm vẫn tiếp tục mạch suy ngẫm về nhân dân, đất nước bằng lối thể hiện tự nhiên, bình dị, phóng khoáng, hiện đại vốn có của mình. Thanh niên trí thức yêu nước ở các đô thị miền Nam lúc bấy giờ rất tâm đắc với bản trường ca này, vì họ tìm được ở đó những tâm tư sâu kín của mình. Tác phẩm chính: Cửa thép (ký, 1972); Đất ngoại ô (thơ, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990). Cõi lặng (thơ, NXB Văn học - 2007).GIẢI THƯỞNG VĂN HỌCGiải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2001 cho các tác phẩm: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm.GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM THƠ NỔI TIẾNG CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM•Đất ngoại ô • Mẹ và quả • Bếp lửa rừngCảm ơn mẹ sinh con trên thành phố.Ngàn ngày nắng và mưa, mười lăm năm bỡ ngỡNay con lại chào Người dưới một vùng đạn lửaNgười đẹp vô cùng với khẩu súng trong tayCon lại về thăm ảnh cha xưangười chiến sĩ đánh TâyMười lăm năm, mới có mặt trên bàn thờBạn con đến thắp nén nhang thơm ngátMắt cha vui phấp phới bóng trăm cờNgoại ô bừng bừng tiếng hátNgực căng phồng Người trấn cửa Thuận An.(04/1968 – 04/1969)ĐẤT NGOẠI ÔNhững mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.MẸ VÀ QUẢBẾP LỬA RỪNGVà chúng ta với sức trẻ tràn bờ Chân bay tới những nẻo đường có giặc Chia điếu thuốc ngắm chấm lòe quen thuộc Lòng bập bùng những bếp lửa xa xôi Mai ta đi. Súng vác, đạn gùi Ta về giáp ranh, ta tràn xuống biển Trăm bếp lửa, rải đường, ra trận tuyến Có bếp nào không bóng bạn và tôi ?Ta vẫn nghe tim bạn đập bồi hồi Trong ánh cuối một ngày kháng chiến Ơi ta yêu phút này đây: khói, cây, những tiếng Cùng bạn mình, như ánh lửa, kề bên Vẫn như xưa mà như buổi đầu tiên Ta thấy bạn và mình đều có lớn Bạn đã đến những ngày ta sẽ sống Ta cùng về thăm bạn nẻo ưu tưTRẮC NGHIỆM1Nguyễn Khoa Điềm sinh năm:1933194019431950TRẮC NGHIỆM2Ông sinh tại:Hà NộiHải PhòngHải DươngThừa Thiên – Huế TRẮC NGHIỆM3Chức vụ mà ông chưa trải qua là:Tổng thư ký Hội Nhà văn VNThủ tướngỦy viên Bộ Chính trịBộ trưởngTRẮC NGHIỆM4Sau khi nghỉ hưu, ông sống tại:HuếHà NộiThành phố Hồ Chí MinhĐồng ThápTRẮC NGHIỆM5Tập thơ không phải của ông là:Đất ngoại ôMây đầu ôCõi lặngNgôi nhà có ngọn lửa ấmTRẮC NGHIỆM6Ông được nhận Giải thưởng HNV VN cho:Cõi lặngĐất ngoại ôTrường ca Mặt đường khát vọngNgôi nhà có ngọn lửa ấmMẶT ĐƯỜNGKHÁT VỌNGMẶT ĐƯỜNGKHÁT VỌNGMẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNGTrường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974Trường ca gồm chín chương: Lời chào, Báo động, Giặc Mỹ, Tuổi trẻ không yên, Đất nước, Áo trắng và mặt đường, Xuống đường, Khoảng lớn âm vang, Báo bãoTa đã đi qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến Bèo lục bình mênh mang màu mực tím Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông ... Ta lớn lên bối rối một sắc hồng Phượng cứ nở hoài hoài như đếm tuổi Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội Ta nhận ra mình đang lớn khôn ...LỜI CHÀO"Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi!". Quét sạch nó đi! Thưa Bác Chúng con thề Chúng con nghe lời Bác dặn Trong trận đánh này Chúng con nguyện làm người lao công chân thành cần mẫn Luôn có mặt mỗi mặt đường khát vọng Rất tự hào Quét sạch nó đi!(Tháng 12/1971)ĐẤT NƯỚC(Trích chương VTrường ca Mặt Đường Khát Vọng)Bài “Đất nước” trong Sách giáo khoa Ngữ văn 12 là đoạn trích 89 câu thơ đầu tiên trong số 110 câu thơ tự do của chương V “Đất nước”, trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm)Chủ đề: Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm nói về cội nguồn đất nước theo chiều dài lịch sử đằng đẵng và không gian địa lý mênh mông. Hình tượng núi sông gắn liền với tâm hồn và chí khí của nhân dân, những con người làm ra Đất nước. Đất nước trường tồn hứa hẹn một ngày mai đẹp tươi và hát ca.ĐẤT NƯỚCKhi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcĐẤT NƯỚC(Nguyễn Khoa Điềm)Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụĐất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứngNhững ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sauHằng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ TổTrong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn, to lớnMai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộngNhững người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nướcnhững núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng VươngVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi Bài thơ chia làm nhiều đoạn, mỗi đoạn trả lời cho một câu hỏi:Đất nước có từ bao giờ ?Đất nước lớn lên như thế nào ?Đất nước của ai ?Đất nước được cảm nhận qua ba khía cạnh:Không gian địa lýThời gian lịch sửTruyền thống văn hóaTừ đó, tác giả kết luận: Đất Nước này là Đất Nước của nhân dânBỐ CỤCPhần Một: Đất Nước - cội nguồn dân tộc Từ đầu đến “Đất Nước có từ ngày đó”: Nhà thơ đã nhìn đất nước trong mối quan hệ ruột rà thân thuộc. Nhắc đến Đất Nước là nhắc đến bà, đến mẹ, đến ta. Những mảnh ghép giản đơn đến không ngờ đã tạo nên Đất Nước. Đất Nước có ngay trong bản thân đời sống nhân dân.Tiếp theo đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”: Trên chiều rộng không gian địa lý, chiều dài thời gian lịch sử, Đất Nước được thể hiện ở các bình diện văn hóa, phong tục truyền thống, tinh thần dân tộc, trong những bước thăng trầm của lịch sử, trong cuộc sống cộng đồng và mỗi cá nhân. Đất Nước không phải ở đâu xa mà chính là những con người đang sống trên đó, dẫn đến suy ngẫm và trách nhiệm đối với đất nước.→ 42 câu thơ đầu tiên nói về nguồn gốc của Đất Nước và sự gắn bó, san sẻ đối với Đất Nước. Ý tưởng sâu sắc ấy được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ đậm đà màu sắc dân gian, một giọng điệu thủ thỉ tâm tình vô cùng thấm thía, xúc động. Chất trữ tình hòa quyện với tính chính luận.Phần Hai: Đất Nước của Nhân dân Đất nước của ca dao thần thoạiKhông gian đất nước được mở rộng theo phép liệt kê. Muôn vàn vẻ đẹp đều gắn với con người, là kết tinh biết bao công sức và khát vọng, là cuộc sống vật chất và tinh thần và cũng là kết tinh của văn hóa và lối sống, cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của ông cha. Đoạn thơ cũng ca ngợi những phẩm chất của nhân dân.Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước nhưng đến giai đoạn này, cảm nhận về đất nước, về nhân dân mới thật thấu đáo. Đây là cảm nhận của thế hệ trẻ Việt Nam đã qua sự trải nghiệm của chính mình và thực sự đi vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Đất nước cũng không chung chung, có hình hài và vóc dáng của con người.Kết Luận: Bài thơ trữ tình chính luận lấp lánh trí tuệ, cách lập luận theo hướng quy nạp. Bài thơ có hai kiểu tư duy: trữ tình và chính luận; giọng thơ lúc hùng hồn, lúc tha thiết thủ thỉ tâm tình, những ký ức về bà, về mẹ, về anh về em cùng chất liệu văn hóa dân gian được vận dụng một cách nhuần nhị đã trở thành thi liệu độc đáo. Ý tưởng đẹp, cảm xúc và hình tượng hài hòa hội tụ nên những vần thơ mỹ lệ. Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện sâu sắc với tất cả niềm tự hào và lòng yêu nước.TỔNG KẾTĐoạn trích thể hiện sự mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện : lịch sử, địa lý, văn hóa Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng “ Đất nước của Nhân dân” bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình – chính trị sâu lắng, thiết tha.Các chất liệu của văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích.CẢM ƠN CÁC BẠNĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !Nguyễn Thế Đức TâmHoàng Vĩnh NguyênTống Việt Thế HuyNguyễn Vũ Hoàng MinhTrịnh Ngọc ThuyênTrần Đức ToànNguyễn Minh TríLê Minh TuấnTrần Gia VinhDANH SÁCH TỔ BA – LỚP 12 TOÁN

File đính kèm:

  • pptDat_Nuoc_Trich_truong_ca_Mat_duong_Khat_vongNguyen_Khoa_Diem.ppt
Bài giảng liên quan