Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (tt)

 - Là những sáng tác trữ tình diễn tả đời sống nội tâm của nhân dân lao động trong các mối quan hệ: Gia đình, lứa đôi, quê hương, đất nước và các mối quan hệ xã hội khác.

Đó là tiếng hát than thân, và tiếng hát tình nghĩa của người dân sau luỹ tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình Bên cạnh đó còn có những bài ca dao hài hước nói lên tâm hồn lạc quan của người lao động.

 

ppt23 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (tt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
“ Học – học nữa – học mãi ” V. I – Lê nin10Kính chào các thầy cô giáo đến dự giờ thao giảng tại lớp 10A2!Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa1. Khái niệm.Ca dao là những “lời thơ trữ tình dân gian,thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người”.I/ Tìm hiểu chung2.Đặc điểm của ca daoa. Nội dung - Là những sáng tác trữ tình diễn tả đời sống nội tâm của nhân dân lao động trong các mối quan hệ: Gia đình, lứa đôi, quê hương, đất nước và các mối quan hệ xã hội khác. - Đó là tiếng hát than thân, và tiếng hát tình nghĩa của người dân sau luỹ tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đìnhBên cạnh đó còn có những bài ca dao hài hước nói lên tâm hồn lạc quan của người lao động.b. Nghệ thuậtPhần lớn ca dao được đặt theo thể lục bát.Ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.Giàu hình ảnh biểu tượng, so sánh, ẩn dụ.Lối diễn đạt theo một số công thức.3. Nội dung các bài ca dao trong SGK(ngữ văn 10 tập I)Bài ca dao số 1 và 2 thuộc chùm ca dao than thân.Bài ca dao số 3,4,5 là ca dao yêu thương.-Bài ca dao số 6 thuộc chùm ca dao tình nghĩaII/ Phân tích1. Bài ca dao số 1 và số 2a. Nét chung của 2 bài ca dao.Nhân vật trữ tình: Người phụ nữ sống trong xã hội cũ.Mở đầu theo mô típ: “Thân em như => Lời than thở, tâm sự của cô gái.Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng.b. Nét riêng của 2 bài ca daob1. Bài ca dao số 1. Thân em như - Tấm lụa đào->Quý, đẹp, duyên dáng, mềm mại, nữ tính.=> So sánh, ẩn dụ, tượng trưng về vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ tự ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình.- Phất phơ giữa chợ (Từ láy kết hợp với biện pháp ẩn dụ)=> Người phụ nữ là một món hàng đem ra để trao đổi, mua bán, số phận bấp bênh.. - Biết vào tay ai(Câu hỏi tu từ) => Lo lắng cho thân phận bị phụ thuộc của mình.-Nghệ thuật đối: (Câu 1 và 2) “Tấm lụa đào”> Xã hội không coi trọng giá trị của người phụ nữ. * => Nỗi xót xa của người phụ nữ tự ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân của mình nhưng cuộc đời lại bị phụ thuộc vào người khác. b2:Bài ca dao số 2. - Thân em như- củ ấu gai : Xấu xí, méo mó, đen đủi, nhỏ bé, bình dị, tầm thường. - Nghệ thuật tương phản, đối lập: ( Ngoài đen >Khẳng định: đối lập với vẻ bề ngoài là tâm hồn trong trắng, đẹp đẽ. */ 2 câu đầu(Hình thức so sánh, ẩn dụ) =>Xót xa, tủi thân vì hình thức xấu xí, thân phận nghèo hèn.*/2 câu cuối:- Ai ơi nếm thử mà xem: lời mời mọc da diết, tội nghiệp. - Cách xưng hô “em”: nhỏ bé, khiêm nhường, gần gũi.- em ngọt bùi: ẩn dụ về tâm hồn đằm thắm, mộc mạc, dịu dàng, hiền hậu. => Trong sự khẳng định và tự hào về giá trị của mình có cả nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận của người con gái trong xã hội cũ vì giá trị thật của họ không được ai biết đến.Tiểu kết Bài ca dao là tiếng nói xót xa, ngậm ngùi cho thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ, là tiếng nói ngầm tố cáo xã hội bất công, đồng thời khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.2/Bài ca dao số 3.a. Chủ đề:Tình duyên lỡ làng, dang dởb. Nhân vật trữ tình:Chàng trai đang yêuc. Giá trị của bài. */ Hai câu đầu:- Mở đầu theo mô típ: “Trèo lên” => Mở lối cho lời tâm sự (Thường là nỗi chua xót vì lỡ duyên)( Câu hỏi tu từ)- Hỏi khế: Ai làm chua xót lòng khế: => Thực chất là tự hỏi lòng mình: ai làm lòng mình chua xót.=>Nỗi lòng xót xa, đau đớn của kẻ bị lỡ duyên - Nghệ thuật chơi chữ: Chỉ người ngăn cách lứa đôi (có thể là hoàn cảnh khách quan, là xã hội, là người trong cuộc tự chia xa) - Đại từ phiếm chỉ “ai”: => gợi ra sự trách móc, oán giận, nghe day dứt. Lòng khế chua chính là lòng người đang chua xót (vì tình yêu không thành)*/ 2 câu tiếp theo: Mặt trăng sánh với mặt trời,Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.- Sử dụng cặp so sánh, ẩn dụ:+/ Mặt trăng - mặt trời.+/ Sao Hôm - sao Mai=>Biểu tượng sự xa cách, chia lìa - Hình ảnh ẩn dụ lấy từ thiên nhiên vũ trụ: Biểu tượng cho sự vĩnh cửu trong tình yêu. - Điệp từ “sánh với” kết hợp với tính từ “chằng chằng”: Sự gắn bó, thuỷ chung. => Dù lỡ duyên, nhưng tình nghĩa con người vẫn bền vững, thuỷ chung như vũ trụ vĩnh hằng.*/ 2 câu cuối: Mình ơi! Có nhớ ta chăng Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.- Đại từ nhân xưng: Mình- ta=>- Câu hỏi tu từ: Có nhớ ta chăng? Bộc lộ lòng mình - Hình ảnh sao Vượt chờ trăng: thân thiết, gẫn gũi, yêu thươngTình yêu son sắt và sự đợi chờ mòn mỏi, cô đơn, vô vọng.Tiểu kếtBằng việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ quen thuộc trong ca dao, tác giả dân gian đã làm hiện lên vẻ đẹp tình nghĩa của người lao động bình dân xưa: dù duyên kiếp không thành nhưng tình nghĩa vẫn vẹn tròn mãi mãi.Một số bài ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa.1/ Thân em đi lấy chồng chungKhác nào như cái bung xung chịu đòn!2/ Thân em chẳng đáng mấy tiềnMà mình em nặng mấy nghìn cũng mua.3/ Thân em như thể trái dừa Đãi người xa xứ, cặn thừa đãi anh.4/ Thân em như cái chổi đầu hèPhòng khi mưa gió đi về chùi chân. 5/Thân em như giếng giữa đàng.Người khôn rửa mặt, kẻ quàng rửa chân. 6/ Thân em như giếng nước trongĐể cho bèo tấm, bèo ong lọt vào. 7/ Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.8/ Thân em như hạt mưa rào.Hạt vào đài các, hạt vào vườn hoaXin cám ơn các Thầy Cô và các em!

File đính kèm:

  • pptNguyen_thi_Hoan.ppt