Bài giảng Ngữ văn 10 - Ca dao trào phúng hài hước

- Chàng dẫn thế em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là.

Người ta thách lợn, thách gà

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi

Bao nhiêu củ mẻ chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rím, củ hà

Để cho con lợn, con gà nó ăn.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Ca dao trào phúng hài hước, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I. Tìm hiểu chung1. Ca dao tự trào - hài hước - Ca dao tự trào + Là những bài ca dao trong đó vang lên tiếng cười tự bản thân. + Tiếng cười trong ca dao tự trào là tiếng cười lạc quan, yêu đời của người lao động nghèo. + Là cách người lao động vượt qua cuộc sống, “thi vị hóa” cuộc sống - Ca dao hài hước + Là những bài ca dao mà tiếng cười bên cạnh ý nghĩa mua vui giải trí là ý nghĩa phê phán, chế giễu những thói hư, tật xấu còn tồn tại ở một số con người trong xã hội, giáo dục mọi người cố gắng tu dưỡng, hoàn thiện bản thân. 2. Nghệ thuật + Ca dao tự trào, hài hước thường dùng cách nói cường điệu, phóng đại; chi tiết hình ảnh đặc sắc, hài hước, ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.- Cưới nàng, anh toan dẫn voi,Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.Dẫn trâu, sợ họ máu hànDẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.Miễn là có thú bốn chânDẫn con chuột béo, mời dân, mời làng- Chàng dẫn thế em lấy làm sang,Nỡ nào em lại phá ngang như là....Người ta thách lợn, thách gàNhà em thách cưới một nhà khoai lang:Củ to thì để mời làngCòn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơiBao nhiêu củ mẻ chàng ơi!Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;Bao nhiêu củ rím, củ hàĐể cho con lợn, con gà nó ăn.....II. Đọc hiểu văn bản 1. Ca dao tự trào (Bài 1) a. Lời dẫn cưới của chàng trai: - Lễ vật dẫn cưới: + Dự định: + Dẫn voi + Dẫn trâu + Dẫn bò Lối nói khoa trương, phóng đại Đám cưới linh đình, ầm ĩII. Đọc hiểu văn bản 1. Ca dao tự trào (Bài 1) a. Lời dẫn cưới của chàng trai: - Việc làm: - Dẫn con chuột béo Lập luận: Dẫn voi / Sợ quốc cấm Dẫn trâu / Sợ họ máu hàn Dẫn bò / Sợ họ nhà nàng co gânCách nói đối lập giữa dự định và việc làmLối nói giảm dần: Voi Trâu Bò Chuột Chàng trai dân gian thông minh, hài hước, bản lĩnhII. Đọc hiểu văn bản 1. Ca dao tự trào (Bài 1) a. Lời dẫn cưới của chàng trai: b. Lời thách cưới của cô gái:- Chàng dẫn thế em lấy làm sang,Nỡ nào em lại phá ngang như là....Người ta thách cưới lợn, gàNhà em thách cưới một nhà khoai lang:II. Đọc hiểu văn bản 1. Ca dao tự trào (Bài 1) a. Lời dẫn cưới của chàng trai: b. Lời thách cưới của cô gái: - Thách cưới: - Một nhà khoai lang + Củ to + Củ nhỏ + Củ mẻ + Củ rím, hà - Mời làng - Họ hàng ăn chơi - Trẻ con ăn chơi giữ nhà - Con lợn, con gà nó ănCách nói đối lập lợn gà >< khoai langLối nói giảm dần: Củ to Củ nhỏ Củ mẻ Củ rím, củ hà Cô gái nhân hậu, cảm thông cảnh nghèo của chàng trai - Tiểu kết: + Mượn hình thức lời đối đáp giữa nam và nữ trong dân ca khiến cho lời thách cưới trở nên dí dỏm, đáng yêu và cao đẹp. + Tám câu ca dao cuối gợi lên một không khí đầm ấm trong cảnh nghèo đơn sơ, cảm động, chứa đựng triết lí nhân sinh lành mạnh, khỏe khoắn của người lao động trong cuộc sống xưa: đặt tình nghĩa lên trên của cải. + Tiếng cười được bật lên từ cảnh nghèo khó, để thể hiện lòng yêu đời, ham sống, tinh thần lạc quan của người lao động. Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Qua đó anh (chị) thấy tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào? Bài tập thảo luận

File đính kèm:

  • pptngu_van.ppt